I/ Mục tiêu bài học: Giúp Hs:
- Nắm được khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật với các đặc trưng cơ bản của nó.
- Có kĩ năng phân tích và sử dụng ngôn ngữ theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
II/ Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu + Sọan giáo án.
2/ Học sinh: SGK + Sọan bài trước khi lên lớp.
III/ Phương pháp: Vấn đáp, kết hợp trao đổi thảo luận, làm bài tập, trả lời các câu hỏi.
IV/ Tiến trình dạy học:
1/ Ổ n định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: (5) NỖI THƯƠNG MÌNH
3. Bài mới:
3.1/ Vào bài: Ngôn ngữ là một phương tiện giao tiếp quan trọng bậc nhất, là công cụ của tư duy. Bên cạnh đó, ngôn ngữ còn là công cụ xây dựng hình tượng nghệ thuật văn chương, ngôn ngữ mang phong cách là ngôn ngữ nghệ thuật.
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT I/ Mục tiêu bài học: Giúp Hs: - Nắm được khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật với các đặc trưng cơ bản của nó. - Có kĩ năng phân tích và sử dụng ngôn ngữ theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. II/ Chuẩn bị: 1/ Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu + Sọan giáo án. 2/ Học sinh: SGK + Sọan bài trước khi lên lớp. III/ Phương pháp: Vấn đáp, kết hợp trao đổi thảo luận, làm bài tập, trả lời các câu hỏi. IV/ Tiến trình dạy học: 1/ Ổ n định lớp: 2/ Kiểm tra bài cũ: (5’) NỖI THƯƠNG MÌNH 3. Bài mới: 3.1/ Vào bài: Ngôn ngữ là một phương tiện giao tiếp quan trọng bậc nhất, là công cụ của tư duy. Bên cạnh đó, ngôn ngữ còn là công cụ xây dựng hình tượng nghệ thuật văn chương, ngôn ngữ mang phong cách là ngôn ngữ nghệ thuật. 3.2/ Nội dung bài mới: TG HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS NỘI DUNG 7’ HĐ1:HD TÌM HIỂU NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT: Thế nào là ngôn ngữ nghệ thuật. Có mấy loại ngôn ngữ nghệ thuật. Giữa chúng có sự khác nhau ntn. Ngôn ngữ nghệ thuật thực hiện chức năng gì. ÿGV: chốt ý. Học sinh đọc sgk và trả lời: Khái niệm: Là ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm được dùng trong văn bản nghệ thuật. Các loại NN-NT: - NN tự sự: - NN thơ: - NN SK: Chức năng: thông tin,thẩm mĩ Hs ghi nhận. I. NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT: 1. Khái niệm: Là ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm được dùng trong văn bản nghệ thuật. 2. Phân loại: - Ngôn ngữ tự sự (văn xuôi): truyện, tiểu thuyết, bút kí, kí sự, phóng sự,... - Ngôn ngữ thơ (văn vần): ca dao, vè, lục bát, song thất lục bát, hát nói, thơ tự do,... - Ngôn ngữ sân khấu: (văn bản) kịch nói, chèo, tuồng,... 3. Chức năng: - Chức năng thông tin. - Chức năng thẩm mĩ (biểu hiện cái đẹp và khơi gợi, nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ ở người nghe, người đọc) 8’ HĐ2: HD HS TÌM HIỂU PC NN –NT: Gv yêu cầu hs thảo luận, phân tích so sánh các ví dụ: VD1:+ Xuân Diệu tả liễu: Lá liễu dài như một nét mi; Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang. + Liễu (dương liễu): cây nhỡ, cành mềm rủ xuống, lá hình ngọn giáo có răng cưa nhỏ, thường trồng làm cảnh ở ven hồ (theo từ điển). VD2: Đối chiếu đoạn thơ: “Ta lớn lên rồi trong khói lửa/ Chúng nó chẳng còn mong được nữa/ Chặn bàn chân một dân tộc anh hùng/ Những bàn chân từ than bụi, lầy bùn/ Đã bước dưới mặt trời cách mạng” với đoạn văn xuôi: “Dân tộc ta đã trưởng thành trong chiến tranh. Kẻ thù ko còn hi vọng để ngăn cản sự phát triển mạnh mẽ, to lớn của một dân tộc từng bị áp bức nặng nề nay đã được giác ngộ con đường cách mạng”. Thế nào là tính hình tượng? Và tính hình tượng có biểu hiện ntn. ÿ GV: chốt ý. HS thảo luận, trả lời. Khái niệm: là khái niệm chỉ ra cách diễn đạt cụ thể, hàm súc và gợi cảm. HS ghi nhận. II. PC NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT: 1. Tính hình tượng: a. Tìm hiểu ngữ liệu: - VD1: + Cách miêu tả của Xuân Diệu: gợi tả cây liễu như một sinh thể sống, khi mang dáng hình thanh xuân xinh đẹp của người thiếu nữ, khi lại mang dáng u buồn của một thiếu phụ. + Từ điển: gợi tả đặc điểm sinh học đơn thuần của cây liễu. - VD2: + Thơ Tố Hữu: sử dụng hoán dụ “bàn chân” chỉ dân tộc VN, những người công nhân và nông dân. + Đoạn văn: diễn đạt trực tiếp. " Thơ Tố Hữu cụ thể, sinh động và hàm súc hơn, biểu cảm hơn. b. Khái niệm: là khái niệm chỉ ra cách diễn đạt cụ thể, hàm súc và gợi cảm. c. Biểu hiện của tính hình tượng: cách diễn đạt thông qua một hệ thống các hình ảnh, màu sắc, biểu tượng,... để người đọc dùng tri thức, vốn sống của mình liên tưởng, suy nghĩ và rút ra những bài học nhân sinh nhất định. VD: Mùa thu đến với cõi đời như một cô gái xưa đi về nhà chồng; nàng thu bước rất khoan thai, tà áo thướt tha, chân ko có tiếng. Thân hình nàng uốn éo rất thanh quý, mặt ngọc của nàng che sau cánh quạt mở, thỉnh thoảng cánh quạt khẽ chệch, để lộ đôi mắt êm như trời xanh buổi chiều. (Thu- Xuân Diệu) 6’ Thế nào là tính truyền cảm? ChoVD? Phân biệt tính truyền cảm (PCNN-NT) và tính cảm xúc (PCNN-SH)? Gv nhận xét, bổ sung: + Tính cảm xúc (đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt): biểu hiện sắc thái cảm xúc, tình cảm của người nói qua các yếu tố ngôn ngữ (từ, câu, cách nói, giọng điệu,...) + Tính truyền cảm (đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật): thể hiện ở việc người nói (viết) bộc lộ cảm xúc của mình đồng thời làm cho người đọc cũng vui, buồn, tức giận, yêu thương,... như chính người nói (viết). ÿ GV: chốt ý. Khái niệm: Thể hiện ở việc người nói (viết) sử dụng ngôn ngữ ko chỉ để diễn đạt cảm xúc của mình mà còn gây hiệu quả lan truyền cảm xúc tức là làm cho người đọc cũng vui, buồn, tức giận, yêu thương,...như chính người nói (viết). Ví dụ: cảm về thời gian: Ôi những cánh đồng quê chảy máu Dây thép gai đâm nát trời chiều. HS ghi nhận. 2. Tính truyền cảm: - Thể hiện ở việc người nói (viết) sử dụng ngôn ngữ ko chỉ để diễn đạt cảm xúc của mình mà còn gây hiệu quả lan truyền cảm xúc tức là làm cho người đọc cũng vui, buồn, tức giận, yêu thương,...như chính người nói (viết). - VD: Ôi đau đớn! Thời gian ăn cuộc đời. (Bô-đơ-le) Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất... (Xuân Diệu) Cảm thức thời gian. Ôi những cánh đồng quê chảy máu Dây thép gai đâm nát trời chiều. (Nguyễn Đình Thi) " Cảnh quê hương bị chiến tranh tàn phá và nỗi đau xót của tác giả. Người đọc thấu hiểu và nảy sinh xúc cảm tương tự như tác giả. 8’ Thế nào là tính cá thể trong PC NN-NT. Biểu hiện của tính cá thể của NN-NT. Cho VD? Phân biệt với tính cá thể của NNSH. Gv cho thêm ví dụ: + Thơ Xuân Diệu có vốn từ giàu hình ảnh, nhạc điệu, phập phồng hơi thở của sự sống; thơ Chế Lan Viên sử dụng nhiều ngôn từ chỉ sự héo úa, tàn lụi, cõi chết... Gv nhận xét, bổ sung: + Tính cá thể của ngôn ngữ sinh hoạt: mang tính chất tự nhiên, biểu hiện ở đặc điểm riêng về giọng điệu, ngôn ngữ diễn đạt của từng người giúp chúng ta nhận biết được người này với người khác. + Tính cá thể của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: góp phần thể hiện phong cách riêng của mỗi nhà văn, nhà thơ. VD cùng viết về trăng nhưng mỗi tác giả lại có một cách nhìn, cách diễn đạt khác: Trăng sáng, trăng xa, trăng rộng quá/ Hai người nhưng chẳng bớt bơ vơ (Xuân Diệu); Trăng vào cửa sổ đòi thơ/ Việc quân đang bận xin chờ hôm sau (Hồ Chí Minh);... - Trăng trong Truyện Kiều: Vầng trăng vằng vặc giữa trời/ Đinh ninh hai mặt một lời song song; Tuần trăng khuyết, đĩa dầu hao/ Mặt ngơ ngẩn mặt, lòng ngao ngán lòng; Vầng trăng ai xẻ làm đôi/ Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường,... ÿGV: chốt ý. Hs trao đổi, suy nghĩ trả lời. Khái niệm tính cá thể hóa: Tính cá thể hóa như là một tính chất tự nhiên của người nói (đặc điểm cấu âm, giọng nói, từ ngữ, cách nói) để ta có thể nhận biếtngười này với người khác. Ghi nhận. 3. Tính cá thể: - Thể hiện ở khả năng vận dụng các phương tiện diễn đạt chung (ngữ âm, từ vựng, cú pháp, tu từ,...) của cộng đồng vào việc xây dựng hình tượng nghệ thuật của mỗi nhà văn, nhà thơ. - Thể hiện trong vẻ riêng trong lời nói của từng nhân vật trong tác phẩm nghệ thuật. VD: +Ngôn ngữ của Chí Phèo du côn, của Bá Kiến khôn ngoan, cáo già; ngôn ngữ nhún nhường, mềm mỏng của chị Dậu và những lời hách dịch của lí trưởng;... + Ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương cá tính, góc cạnh; ngôn ngữ thơ của Nguyễn Khuyến lại thâm trầm, kín đáo, sâu sắc. - Thể hiện ở nét riêng trong cách diễn đạt từng sự việc, hình ảnh, từng tình huống khác nhau trong tác phẩm. 10’ HĐ3: HD LÀM BÀI TẬP – LUYỆN TẬP: SGK Gv chia nhóm thảo luận, làm bài tập, sau đó hs trình bày kết quả, Gv nhận xét cho điểm, sửa chửa. ÿGV: chốt ý. Hs thảo luận nhóm làm bài tập. Và trình bày kết quả, nhóm khác ý kiến bổ sung. Ghi nhận. III. LUYỆN TẬP: 1. Bài 1: Các biện pháp tu từ tạo tính hình tượng: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, tượng trưng,... đặc biệt là cách nói hàm ẩn trong những ngữ cảnh tu từ. VD: - So sánh: + Sóng như ngàn trưa xanh tan xanh ra thành bể và thôi ko trở lại làm trời. (Chế Lan Viên) + Áo chàng đỏ tựa ráng pha/ Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in. (Chinh phụ ngâm) - Ẩn dụ:+ Con cò ăn bãi rau răm/ Đắng cay chịu vậy đãi đằng cùng ai. (ca dao) + Bàn tay ta làm nên tất cả/ Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. (Hoàng Trung Thông). 2. Bài 2 : Tính hình tượng : cơ bản vì : - Là phương tiện và là mục đích sáng tạo nghệ thuật. - Trong hình tượng ngôn ngữ đã có những yếu tố gây cảm xúc và truyền cảm. - Cách lựa chọn từ ngữ, sử dụng câu để xây dựng hình tượng nghệ thuật thể hiện cá tính sáng tạo nghệ thuật. 3. Bài 3 : - Từ ngữ có nét nghĩa cảm xúc. - Phải sát nghĩa và đảm bảo luật thơ. V/ Củng cố, vận dụng và dặn dò: (1’) 1/ Củng cố -vận dụng: Luyện tập – sgk. 2/ Dặn dò: + Về học bài, làm tiếp các bài tập. Soạn bài CHÍ KHÍ ANH HÙNG (Nguyễn Du) VI/ Đánh giá và rút kinh nghiệm tiết dạy sau: ..
Tài liệu đính kèm: