Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Phân tích đề, lập dàn ý trong bài văn nghị luận

Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Phân tích đề, lập dàn ý trong bài văn nghị luận

A. Mục đích yêu cầu

 Qua giờ giảng, nhằm giúp học sinh:

 1. Nắm vững cách phân tích và cách xác định yêu cầu của đề bài, cách lập dàn ý cho bài viết.

 2. Có ý thức và thói quen phân tích đề và lập dàn ý trước khi viết bài.

B. Phương tiện thực hiện

 - SGK, SGV.

 - Giáo án.

 - Bài tập ngữ văn.

C. Cách thức tiến hành.

 - Đàm thoại phát vấn.

 -Thảo luận.

D. Tiến trình giờ giảng.

 1. ổn định trật tự lớp.

 2.Giới thiệu bài mới tạo tâm thế.

 3.Tổ chức hoạt động học.

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1584Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Phân tích đề, lập dàn ý trong bài văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết theo PPCT: 7. Làm văn: 
Phân tích đề, lập dàn ý
trong bài văn nghị luận
	Ngày soạn: 23.08.09
	Ngày giảng:
	Lớp giảng:	11A	11E	11C
	Sĩ số:
A. Mục đích yêu cầu 
	Qua giờ giảng, nhằm giúp học sinh:
	1. Nắm vững cách phân tích và cách xác định yêu cầu của đề bài, cách lập dàn ý cho bài viết.
	2. Có ý thức và thói quen phân tích đề và lập dàn ý trước khi viết bài.
B. Phương tiện thực hiện
	- SGK, SGV.
	- Giáo án.
	- Bài tập ngữ văn.
C. Cách thức tiến hành.
	- Đàm thoại phát vấn.
	-Thảo luận.
D. Tiến trình giờ giảng.
	1. ổn định trật tự lớp.
	2.Giới thiệu bài mới tạo tâm thế.
	3.Tổ chức hoạt động học.
Hoạt động của Thầy và Trò.
Yêu cầu cần đạt
GV: Chia lớp làm hai nhóm:
- Nhóm 1: đề 1.
- Nhóm 2: đề 2.
Yêu cầu học sinh xác định:
- Vấn đề cần nghị luận.
- Yêu cầu về nội dung.
- Yêu cầu về phương pháp.
- Phạm vi dẫn chứng.
GV: ? Thế nào là phân tích đề văn?
? Để phân tích được đề văn chúng ta cần phải lưu ý những vấn đề gì?
? Để lập được dàn ý cho đề văn ta phải thực hiện qua các thao tác nào?
? Xác định các luận điểm ở đề văn 1?
+ Người Việt Nam có nhiều điểm mạnh: thông minh, nhạy bén với cái mới.
+ Người Việt Nam có không ít những điểm yếu: thiếu hụt kiến thức cơ bản, khả năng thực hành và sáng tạo hạn chế.
+ Phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu là thiết thực chuẩn bị hành trang vào thế kỉ XXI.
? theo em luận điểm trong bài văn có mối quan hệ như thế nào đối với vấn đề cần nghị luận?
? Xác định các luận cứ ở luận điểm 1 của đề 1?
- Luận điểm: Người Việt Nam có nhiều điểm mạnh: thông minh, nhạy bén với cái mới.
+ Hiểu nhanh.
+ có khả năng học hỏi bằng nhiều cách: qua sách vở, trường lớp, cuộc sống, môi trường làm việc.
+ Háo hức với cái mới.
+ Có khả năng vượt thoát ra khỏi một số nếp nghĩ và thói quen bảo thủ trì trệ.
? Các luận cứ có tác dụng gì trong bài văn?
GV: thao tác này chủ yếu được thực hiện ở phần nào của văn bản? Việc sắp xếp các luận điểm, luận cứ cần tiến hành như thế nào?
HS: phần thân bài
GV: tác dụng của thao tác này là gì?
HS: có sự mạch lạc
GV: Lưu ý cho học sinh.
GV:? Thế nào là lập dàn ý?
GV: ? Việc lập dàn ý có tác dụng như thế nào?
GV: Yêu cầu học sinh lập dàn ý cho đề 2 (trang 23 -SGK).
I. phân tích đề.
1. Bài tập:
a. Đề 1: (đề có định hướng cụ thể)
- Vấn đề cần nghị luận: Việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
- Yêu cầu về nội dung:
+ Người Việt Nam có nhiều điểm mạnh: Thông minh, nhạy bén với cái mới.
+ Người Việt Nam có không ít điểm yếu: thiếu hụt về kiến thức cơ bản, khả năng thực hành và sáng tạo hạn chế.
+ Phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu là thiết thực chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
- Yêu cầu về phương pháp: sử dụng thao tác lập luận bình luận, giải thích, chứng minh.
- Phạm vi dẫn chứng: thực tế xã hội là chủ yếu.
b. Đề 2: (đề mở)
- Vấn đề cần nghị luận: tâm sự Hồ Xuân Hương trong bài Tự Tình II.
- Yêu cầu về nội dung: nêu cảm nghĩ về tâm sự và diễn biến tâm trạng của HXH (nỗi cô đơn chán chường, khát khao hạnh phúc)
- Yêu cầu về phương pháp: sử dụng thao tác phân tích và nêu cảm nghĩ.
- Phạm vi dẫn chứng: Tự Tình II + Thơ của HXH.
2. Khái niệm phân tích đề văn.
 - Chỉ ra những yêu cầu về nội dung, thao tác chính và phạm vi dẫn chứng của đề văn.
3. Lưu ý:
- Phải đọc kĩ đề, chú ý những từ ngữ then chốt hoặc là ngăn vế khi đề ra có các cặp quan hệ từ.
- Phải xác định được đây là đề có định hướng cụ thể hay mở rộng.
- Đối với đề mở rộng cần phải xác định cụ thể yêu cầu về nội dung và thao tác của đề.
II. Lập dàn ý: 
1. Các thao tác lập dàn ý:
a. Xác lập luận điểm:
=> Các luận điểm trong bài văn có quan hệ trực tiếp và làm sáng tỏ cho vấn đề cần nghị luận.
b. Xác lập luận cứ.
=> Tác dụng của luận cứ: cụ thể hoá cho các luận điểm, giúp cho bài văn nghị luận có thể bàn bạc đầy đủ, toàn diện về một vấn đề nào đó.
c. Sắp xếp các luận điểm, luận cứ
- Thể hiện ở phần thân bài
- Cần sắp các luận điểm, luận cứ trong luận điểm theo một trình tự logich.
d. Sử dụng hệ thống kí hiệu trước mỗi đề mục.
- Tác dụng: để dàn ý được mạch lạc, phân biệt được các luận điểm, luận cứ.
- Lưu ý: Các kí hiệu phải đảm bảo tính đồng đẳng và tính bao hàm lôgíc.
2. Khái niệm lập dàn ý.
- Sắp xếp các ý theo trình tự lôgíc.
3. Tác dụng của việc lập dàn ý.
- Không bỏ sót những ý quan trọng đồng thời loại bỏ những ý không cần thiết.
- Viết dễ dành hơn, nhanh hơn và hay hơn.
III. Luyện Tập.
1. Mở Bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Tâm sự của HXH trong bài Tự Tình II.
2. Thân Bài:
- Cảm nhận chung về tâm sự của HXH trong bài thơ: nỗi xót xa phẫn uất trước duyên phận hẩm hiu.
- Triển khai làm rõ luận điểm:( theo bố cục bài thơ)
+ Nỗi cô đơn bẽ bàng.
+ Nỗi đau buồn vì tuổi xuân trôi qua nhưng hạnh phúc chưa trọn vẹn.
+ Bày tỏ uất ức, muốn phản kháng.
+ Trở lại nỗi xót xa cho duyên phận hẩm hiu.
3. Kết Bài: 
- Tóm tắt ý, đánh giá ý nghĩa của vấn đề.
	4. Củng cố, dặn dò:
 - Nhắc lại các đơn vị kiến thức cơ bản đã học.
 - Học và soạn bài tiếp theo: Thao tác lập luận phân tích 

Tài liệu đính kèm:

  • docPhan tich de lap dan y bai van nghi luan.doc