Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Một số thể loại văn học: kịch, nghị luận

Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Một số thể loại văn học: kịch, nghị luận

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp học sinh:

- Hiểu được khái quát đặc điểm của một số thể loại văn học: Kịch, nghị luận.

- Biết vận dụng những kiến thức đó trong việc đọc văn.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1.Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo

2.Học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn.

III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu, trao đổi thảo luận và trả lời câu hỏi.

IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

 

doc 13 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1888Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Một số thể loại văn học: kịch, nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: KỊCH, NGHỊ LUẬN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp học sinh:
- Hiểu được khái quát đặc điểm của một số thể loại văn học: Kịch, nghị luận.
- Biết vận dụng những kiến thức đó trong việc đọc văn.
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1.Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo
2.Học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn.
III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu, trao đổi thảo luận và trả lời câu hỏi.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ
Đọc diễn cảm đoạn văn “ Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi trở về cùng Huy Cận ”. Em hãy nêu nội dung và nghệ thuật của đoạn trích “Một thời đại trong thi ca ”.
Giới thiệu bài mới:
Trong những giờ học trước, các em đã tìm hiểu về đặc điểm, phân loại, cách đọc hiểu đối với hai thể loại văn học có sức hấp dẫn bạn đọc, đó là truyện và thơ. Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về hai thể loại văn học khác có vị trí quan trọng trong đời sống văn học: Kịch và văn nghị luận.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
GV: Em hãy kể tên những tác phẩm thuộc thể loại kịch mà em đã học ? 
HS: Trả lời
GV: Qua những vở kịch mà em đã học và em đã xem, em hãy trình bày những hiểu biết của mình về thể loại này ?
Kịch là gì ?
HS: Trả lời 
GV: ( Giải thích theo “ Từ điển thuật ngữ văn học ”) Do kịch được viết ra để diễn nên dung lượng hiện thực không rộng lớn như truyện, không lắng đọng những mạch cảm xúc, suy nghĩ như thơ. Kịch có thể đọc nhưng thể hiện đầy đủ nhất trong vở diễn trên sân khấu. Vì thế, kịch chủ yếu thuộc loại hình nghệ thuật sân khấu.
Vở kịch thường được chia thành các hồi, lớp ( Kịch ngắn thường chỉ có một hồi ). Mỗi hồi thể hiện một biến cố hay sự kiện trong cốt truyện kịch, thường được phân định bằng mở màn và hạ màn trong sân khấu. Sự kiện trong một hồi thường được diễn ra ở trong một địa điểm và không thay đổi bài trí sân khấu ( cũng có trường hợp thay đổi ). Lớp là một bộ phận của hồi kịch mà thành phần nhân vật trên sân khấu không thay đổi. Khi thành phần nhân vật thay đổi thì kịch chuyển sang lớp khác.
Kịch được hình thành như một thể loại vào nửa sau thế kỉ XVIII qua sáng tác của các nhà Khai sáng ở Pháp và Đức ( Điđơrô, Bômacse, Letxing). Ở Việt Nam kịch ra đời vào những năm 20 của thế kỉ XX, với những tác phẩm “ Chén thuốc độc ” – Vũ Đình Long, “ Kim tiền ” – Vi Huyền ĐứcTừ sau Cách mạng tháng Tám kịch ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn học, sân khấu và xã hội ở nước ta.
GV: ( Chia lớp thành 3 nhóm ) 
Các em hãy chú ý vào mục I.1 SGK trao đổi thảo luận trong 5 phút để tìm câu trả lời cho câu hỏi sau: 
 Kịch có những đặc trưng nào ? Néi dung cña nh÷ng ®Æc tr­ng ®ã ?
HS: Mçi nhãm cö 1 - 2 ®¹i diÖn tr¶ lêi c©u hái.
Hêghen khẳng định: “ Tình thế giàu xung đột là đối tượng ưu tiên của nghệ thuật kịch ”.
Biêlinxki cho rằng: “ Xung đột tạo nên tính kịch ”.
GV: Chốt lại đặc trưng của kịch
GV: Kịch được phân loại nh­ thÕ nµo ? 
GV: Các em hãy chú ý vào kịch bản “ Vĩnh biệt cửu trùng đài ” để tìm câu trả lời cho những câu hỏi sau:
- Cho biết những nét chính về tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích.
- Nhận xét về ngôn ngữ thoại của Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong đoạn trích ? Qua đây nhận xét tính cách của hai nhân vật này ?
- Xác định xung đột kịch của vở kịch Vũ Như Tô ( Chú ý phần tóm tắt tác phẩm ) ?
- Nêu chủ đề của tác phẩm kịch Vũ Như Tô ?
HS: Trả lời
GV: Theo em khi đọc kịch bản văn học cần phải đảm bảo những yêu cầu nào ? 
HS: Trả lời
GV: Em hãy kể tên những tác phẩm thuộc thể loại nghị luận mà em đã học ? 
HS: Trả lời
GV: ( Chia lớp thành 3 nhóm ) 
Các em hãy chú ý vào mục II.1 SGK trao đổi thảo luận trong 5 phút để tìm câu trả lời cho những câu hỏi sau: Nghị luận là gì ?
Văn nghị luận có những đặc trưng như thế nào ?
Văn nghị luận có thể phân loại như thế nào ?
HS: Trả lời
GV: Em hãy chú ý vào văn bản “Tuyên ngôn Độc lập” cùng trao đổi thảo luận để tìm câu trả lời cho những câu hỏi sau:
- Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm “ Tuyên Ngôn Độc lập ” ? Tác phẩm có vị trí như thế nào trong thời điểm sáng tác ?
- Chỉ ra những luận điểm chính trong tác phẩm “ Tuyên ngôn Độc lập ”?
- Tâm tư tình cảm của tác giả đối với vấn đề được nói tới như thế nào ? Nêu nhận xét về cách lập luận, cách sử dụng ngôn ngữ, cách nêu dẫn chứng trong tác phẩm ? 
- Nêu khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm ?
HS: Trả lời 
GV: Vậy theo em khi đọc tác phẩm văn nghị luận phải đảm bảo những yêu cầu nào ?
HS: Trả lời
GV: Các em hãy chú ý bài tập 2 trong SGK và thảo luận nhóm theo những gợi ý sau: 
Cấu trúc lập luận trong tác phẩm ra sao ?
Cách lập luận như thế nào ?
HS: Trả lời
I.Kịch
1. Khái lược về kịch.
+ Quan âm Thị Kính ( Trích đoạn “ Nỗi oan hại chồng ”)
+ Ông Giuốc – đanh mặc lễ phục ( Trích “ Trưởng giả học làm sang ”, hài kịch của Mô – li – e)
+ Bắc Sơn ( Kịch nói – Nguyễn Huy Tưởng ) 
+ Tôi và chúng ta ( Kịch nói – Lưu Quang Vũ )
+ Rô – mê – ô và Giu – li – ét ( Bi kịch của U. Sếch – xpia)
+ Vĩnh biệt cửu trùng đài ( Trích Vũ Như Tô – Nguyễn Huy Tưởng )
a. Khái niệm.
- Là nghệ thuật dùng sân khấu trình bày lời đối thoại của các nhân vật để phản ánh những xung đột trong đời sống xã hội ( Từ điển tiếng Việt ).
+ “ Kịch ” ( nghĩa đen: Căng thẳng, đột ngột, khác thường )
+ Là một loại hình nghệ thuật tổng hợp vì có sự tham gia của nhiều người thuộc các lĩnh vực khác nhau: tác giả kịch bản, đạo diễn, diễn viên, họa sĩ, thiết kế mĩ thuật, nhạc công, người phụ trách ánh sáng, người nhắc nhở viên
+ Kịch: Lựa chọn những xung đột trong đời sống làm đối tượng miêu tả, phản ánh hiện thực đời sống.
- Kịch bản văn học: là phần văn bản của tác phẩm kịch.
( Kịch bản có thể do tác giả sáng tác: ví dụ “ Bắc Sơn ” – Nguyễn Huy Tưởng, hoặc dựa vào một tác phẩm văn học để sáng tác; ví dụ: vở cải lương Kiều ( từ truyện Kiều ), hoặc chuyển từ thể loại này sang thể loại khác: chẳng hạn từ kịch nói sang chèo, hoặc cải lương và ngược lại)
Trong nhà trường, chúng ta học kịch là tìm hiểu kịch bản văn học nghĩa là tìm hiểu cái cơ bản, cái gốc đầu tiên quan trọng nhất của kịch. “ Có tích (kịch bản) mới dịch nên trò ( diễn )”.
b. Đặc trưng của kịch:
- Xung đột kịch:
+ Là những mâu thuẫn vận động, phát triển ngày càng gay gắt, căng thẳng biểu hiện thành hành động, hoạt động đòi hỏi phải giải quyết bằng cách này hay cách khác.
+ Xung đột kịch có thể diễn ra giữa các mặt khác nhau trong một con người, giữa các cá nhân với nhau, giữa các nhóm người, các tập đoàn người, giữa một đối tượng nào đó với hoàn cảnh xung quanh
+ Xung đột kịch: Một khi diễn ra liền phát triển liên tục, không gián đoạn cho đến khi kết thúc và được cụ thể hóa bằng hành động kịch.
- Hành động kịch: 
+ Là sự tổ chức các tình tiết, sự kiện, biến cố trong cốt truyện với một trình tự lôgic, chặt chẽ, chủ yếu theo quy luật nhân quả.hành động kịch được đẩy tới cao trào nhất thiết phải được giải quyết.
+ Hành động kịch không thể tự nhiên diễn ra mà được thực hiện bởi các nhân vật kịch với nhịp điệu, hành động dồn dập, gấp gáp, quyết liệt. Trong quá trình đó nhân vật bộc lộ đặc điểm, tính cách của mình. 
+ Nhân vật kịch được xây dựng bằng chính ngôn ngữ lời thoại của họ.
- Ngôn ngữ kịch: 
+ Có ba loại: Đối thoại ( giữa các nhân vật với nhau ); độc thoại ( nhân vật nói một mình, với mình; có thể nói thành tiếng ( độc thoại ), có thể nói thầm trong ý nghĩ, trong đầu (độc thoại nội tâm ), trên sân khấu dùng tiếng nói của người khác vang lên từ cánh gà hoặc hậu trường ) và bàng thoại ( Lời nhân vật nói riêng với khán giả; Những tiếng đế lời giao đãi mở đầu giới thiệu nhân vật trong các vở kịch truyền thống ). 
+ Là ngôn ngữ khắc họa tính cách nhân vật ( biểu hiện đặc điểm, phẩm chất nhân vật ), có tính hành động ( những lời thoại đầy vẻ tranh luận, biện bác với nhiều sắc thái ), có tính khẩu ngữ cao ( súc tích, dễ hiểu, gần gũi với ngôn ngữ đời sống )
Tóm lại: Kịch tập trung miêu tả xung đột trong đời sống, hành động kịch được tổ chức qua cốt truyện, được thực hiện bởi các nhân vật; Ngôn ngữ kịch mang đặc điểm khắc họa tính cách, có hành động, tính khẩu ngữ cao.
c. Phân loại kịch
- Theo nội dung ý nghĩa xung đột:
+ Bi kịch: “ Vũ Như Tô ” , “Rô – mê – ô và Giu – li – ét ”
+ Hài kịch: “ Trưởng giả học làm sang ”
+ Chính kịch: “ Bắc Sơn ”, “ Tôi và chúng ta ”
- Theo hình thức ngôn ngữ trình diễn: 
+ Kịch thơ: “ Lam Sơn tụ nghĩa ” (khuyết danh), “ Bài thơ cuộc đời ”(Huy Cận)
+ Kịch nói: “ Vũ Như Tô ”, “ Tôi và chúng ta ”( Nguyễn Huy Tưởng )
+ Ca kịch: “ Quan âm Thị Kính ”, Kim Nham ( Chèo ), “ Nghêu Sò Ốc Hến” ( Tuồng ), “ Lan và Điệp ”, “ Đời cô Lựu ” – Trần Hữu Trang ( Cải lương )
2.Yêu cầu về đọc kịch bản văn học.
a. Ngữ liệu: Đoạn trích “ Vĩnh biệt cửu trùng đài ”
b. Nhận xét ngữ liệu.
- Tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích: SGK.
- Ngôn ngữ thoại của Vũ Như Tô và Đan Thiềm: Sử dụng nhiều câu hỏi, từ ngữ dễ hiểu, giọng điệu đan xen.
- Tính cách: Đan Thiềm đam mê cái tài; Vũ Như Tô mang tính cách của một người nghệ sĩ tài ba, hiện thân cho niềm khát khao và đam mê sáng tạo cái đẹp.
- Xung đột kịch: Xung đột giữa lợi ích của bạo chúa với quyền sống của người dân; Xung đột giữa niềm khát khao hiến dâng tất cả cho nghệ thuật của người nghệ sĩ đắm chìm trong mơ mộng với lợi ích trực tiếp và thiết thực của đời sống nhân dân.
- Chủ đề: Không có cái đẹp tách rời cái chân, thiện. Tác phẩm nghệ thuật không chỉ mang cái đẹp thuần túy mà còn phải có mục đích phục vụ nhân dân
c. Kết luận.
- Tìm hiểu xuất xứ để có hiểu biết chung về tác giả, tác phẩm, từ đó có cơ sở để cảm nhận nội dung và ý nghĩa đoạn trích được học.
- Cảm nhận lời thoại của các nhân vật là thao tác quan trọng, chú ý:
+ Tính chất ngôn ngữ của từng nhân vật: Giọng điệu, dùng từ ngữ, kiểu câu. 
+ Xác định đặc điểm, tính cách của nhân vật qua các kiểu lời thoại. 
+ Mối quan hệ giữa các nhân vật theo diễn tiến biểu hiện ngôn ngữ và tính cách.
- Phân tích hành động kịch ( Xác định xung đột kịch, phân tích xung đột kịch ).
- Nêu chủ đề tư tưởng: xác định giá trị ý nghĩa của tác phẩm kịch.
II. Nghị luận
1.Khái lược về văn nghị luận
+ Hịch tướng sĩ ( Trần Quốc Tuấn ).
+ Chiếu dời đô ( Lý Công Uẩn ).
+ Về luân lí xã hội ở nước ta ( Phan Châu Trinh )
+ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Tuyên ngôn Độc lập ( Hồ Chí Minh ).
+ Ý nghĩa văn chương, Một thời đại trong thi ca ( Hoài Thanh ).
+ Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác (Ăngghen)
a.Khái niệm
Nghị luận là một thể loại văn học đặc biệt dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn luận một vấn đề nào đó. (chính trị, xã hội, đạo đức, triết học, văn học nghệ thuật).
b. Đặc trưng của văn nghị luận.
- Chủ yếu dùng lí lẽ, chứng cứ để bàn luận về một vấn đề nào đó. Bàn về đúng, sai, phải, trái, khẳng định điều này, bác bỏ điều kia để người khác nhận ra chân lí, đồng tình với quan điểm của mình.
- Văn nghị luận thường có tính sâu sắc về tư tưởng, tình cảm, tính mạch lạc, chặt chẽ của suy nghĩ và trình bày, tính thuyết phục của lập luận.
- Ngôn ngữ trong văn nghị luận giàu hình ảnh và sắc thái biểu cảm. Đồng thời cũng đảm bảo tính chính xác tuyệt đối.
c. Phân loại văn nghị luận.
- Xét theo nội dung bàn luận:
+ Văn chính luận.
+ Phê bình văn học.
- Xét theo hình thức thể hiện, thời kì văn học:
+ Văn nghị luận thời trung đại: Chiếu, cáo, hịch, điều trần, bình sử
+ Văn nghị luận thời hiện đại: Tuyên ngôn, lời kêu gọi, bình luận, tranh luận phê bình, xã luận 
2. Yêu cầu về đọc văn nghị luận
a. Ngữ liệu: Văn bản “ Tuyên ngôn Độc lập ” của Hồ Chí Minh.
b. Nhận xét ngữ liệu
- Hoàn cảnh ra đời: SGK
- Vị trí: Có vị trí đặc biệt quan trọng
- Những luận điểm chính:
+ Xác lập tiền đề, tạo cơ sở pháp lý cho bản tuyên ngôn. 
+ Tố cáo tội ác của thực dân Pháp. 
+ Nêu cao quá trình đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam.
- Tâm tư tình cảm của người viết: Kiên quyết, dứt khoát khẳng định những sự thật về cuộc chiến tranh ở Việt Nam 
- Cách lập luận chặt chẽ, súc tích, ngôn ngữ giàu giá trị biểu cảm và tạo hình, giọng điệu hùng hồn, đanh thép, dẫn chứng chính xác, thuyết phục.
- Giá trị tác phẩm: ( Nội dung và nghệ thuật ).
c. Kết luận
- Tìm hiểu xuất xứ
- Phát hiện và tóm lược các luận điểm tư tưởng.
- Cảm nhận các sắc thái cảm xúc, tình cảm.
- Phân tích các biện pháp lập luận, cách nêu dẫn chứng, cách sử dụng ngôn ngữ.
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
III. Ghi nhớ
 ( SGK – trang 111 )
IV. Luyện tập
Bài tập 2 – trang 111
- Cấu trúc lập luận: Gồm 7 đoạn, phần mở đầu gồm 2 đoạn ( 1 và 2 ), phần nội dung chính gồm 4 đoạn (3,4,5,6), phần kết luận gồm đoạn 7 và câu cuối cùng.
- Cách lập luận: So sánh tăng tiến: nội dung đoạn sau có giá trị cao hơn đoạn trước. Ăng ghen đã tổng kết 3 cống hiến vĩ đại của Mác cho loài người: Tìm ra quy luật phát triển của xã hội là hạ tầng cơ sở quyết định thượng tầng kiến trúc ( đoạn 3 ); Phát hiện ra giá trị thặng dư, quy luật vận động của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ( đoạn 4 ); Khẳng định phải biến lý thuyết thành hành động cách mạng ( đoạn 5, 6 ). Các vế câu của mỗi đầu đoạn được coi là dấu hiệu của lập luận tăng tiến: “ Nhưng không phải chỉ có thế mà thôi ”; “Nhưng đấy hoàn toàn không phải là điều chủ yếu của Mác”
4. Củng cố, dặn dò: 
- Đặc trưng của kịch và văn nghị luận, những yêu cầu về đọc kịch và văn nghị luận.
- Làm các bài tập trong SGK và sách bài tập.
- Soạn bài mới : Phong cách ngôn ngữ chính luận ( tiết 2 )

Tài liệu đính kèm:

  • dockich nghi luan.doc