Kiểm tra học kì I môn: Ngữ Văn

Kiểm tra học kì I môn: Ngữ Văn

I. Lí thuyết.

Câu 1. ( 2đ).

 Hãy chỉ ra mâu thuẫn trào phúng trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia.

Câu 2. ( 3đ).

a. Tìm ngữ cảnh trong đoạn văn sau.

 " Phúc đời nhà mày, con nhé. Chả ôm lấy ông Chí Phèp".

 Chí Phèo ( Nam Cao).

¬¬- Câu nói trên là của ai nói với ai? Đó là những người có quan hệ như thế nào?

- Câu nói đó được nói ở đâu, lúc nào? Vì sao lại nói câu nói đó.

- Câu nói đó có ý nghĩa gì?

 b. Xác định khởi ngữ trong đoạn trích sau và phân tích đặc điểm khởi ngữ về các mặt.

- Vị trí khởi ngữ trong câu.

- Dấu hiệu về quãng ngắt, hoặc hư từ sau khởi ngữ.

- Tác dụng của khởi ngữ đối với việc thể hiện đề tài trong câu, đối với sự liên kết với ý câu đi trước, sự nhấn mạnh ý, sư đối lập ý.

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1300Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kì I môn: Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra học kì I
Môn: Ngữ Văn
Thời gian: 90' 
 ( không kể thời gian giao đề)
I. Lí thuyết.
Câu 1. ( 2đ). 
 Hãy chỉ ra mâu thuẫn trào phúng trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia.
Câu 2. ( 3đ).
Tìm ngữ cảnh trong đoạn văn sau.
 " Phúc đời nhà mày, con nhé. Chả ôm lấy ông Chí Phèp"...
 Chí Phèo ( Nam Cao).
- Câu nói trên là của ai nói với ai? Đó là những người có quan hệ như thế nào?
- Câu nói đó được nói ở đâu, lúc nào? Vì sao lại nói câu nói đó.
- Câu nói đó có ý nghĩa gì?
 b. Xác định khởi ngữ trong đoạn trích sau và phân tích đặc điểm khởi ngữ về các mặt..
- Vị trí khởi ngữ trong câu.
- Dấu hiệu về quãng ngắt, hoặc hư từ sau khởi ngữ.
- Tác dụng của khởi ngữ đối với việc thể hiện đề tài trong câu, đối với sự liên kết với ý câu đi trước, sự nhấn mạnh ý, sư đối lập ý.
"Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nỗi xúc động".
 Chiếc lược ngà ( Nguyễn Quang Sáng)
Câu 3. ( 5đ).
Anh (chị) hãy phân tích bức tranh phố huyện nghèo trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam.
II. Đáp án.
Câu 1. 
- Mâu thuấn giữa hình thức và nội dung, giữa hành động và bản chất.
+ Nhan đề: Mâu thuấn giữa hai khái niệm hạnh phúc và tang gia 
+ Tình huống truyện: Mâu thuấn giữa nỗi đau khi trong gia đình mất đi một người thân và niềm hạnh phúc của đám con cháu chí hiếu trong gia đình.
+ Mâu thuẫn giữa vẻ bề ngoài với thực chất bên trong của đại gia đình.
- Một đám tang cười ra nước mắt - Từ đó cho ta thấy tình người đã bị đảo lộn. Họ chỉ sống vì tiền mà đánh mất đi nhân phẩm của con người.
Câu 2.
2a. 
- Câu nói trên là của bà cô thị Nở nói với thị Nở. Họ là họ hàng với nhau, thị Nở ở với bà co goá chồng.
- Câu nói đó được bà cô nói ở nhà thị Nở khi Chí Phèo đã chết. Vì bà không muốn cho thị yêu Chí Phèo, nay Chí chết bà được thể đay nghiến thị vì bà cho rằng mình cấm thị yêu Chí là có cơ sở và sẻ không hạnh phúc...
2b.
- Vị trí. Câu thứ hai có khởi ngữ và đứng ở đầu câu, trước chủ ngữ. 
Còn anh, anh không ghìm nỗi xúc động".
- Dấu hiệu về quãng ngắt ( dấu phẩy sau khơi ngữ)
- Tác dụng: nêu lên một vấn đề có quan hệ với câu trước nhằm thể hiện thái độ, tình cảm có quan hệ với nội dung được nói đến trong câu.
Câu 3. 
a.Yêu cầu chung:
- Kiểu bài. Phân tích mộ tác phẩm văn học
- Các thao tác sử dụng. Phân tích, bình luận...
- Tư liệu. Truyện ngắn Hai đứa trẻ...
- Bố cục. Ba phần Mở - thân - kết.
b. Yêu cầu cụ thể:
 ** Mở bài: 
Nêu vài nét khái quát về truyện ngắn Hai đứa trẻ và tác giả Thạch Lam.
 ** Thân bài:
*Bức tranh đời sống phố huyện được thể hiện qua ba quãng thời gian.
- Lúc chiều buông:
+ Cảnh đẹp nhưng rất lặng lẽ, vắng vẻ với hình ảnh mặt trời từ từ lặn xuống kéo theo cả không gian sẫm lại
+ Vẻ xơ xác, tiêu điều của một vùng quê nghwèo khó qua cảnh chợ tàn
- Khi đêm xuống:
+ Bóng tối được chọn làm nền cho bức tranh phố huyện. Nó choán hết cả không gian, bao trùm mọi cảnh vật, và trở thành nỗi ám ảnh cho cuộc sống nghèo khổ của người dân nơi này.
+ Trên nền tối là ánh sáng của ngọn đèn. Ánh sáng nhỏ bé, yếu ớt nhưng không hề lụi tắt trước một màn đêm dày đặc. Nó như những con người nơi này vẫn tựa vào nhau để tìm điều gì đó trong tương lai.
+ Gắn với hình ảnh ngọn đèn là những người dân phố huyện. Họ lặng lẽ âm thầm như những bóng đêm. Điều đáng thương là họ không phải đói rách, mà là cuộc sống buồn, đơn điệu, tẻ nhạt...
- Lúc đêm khuya:
+ Cuộc sống phố huyện hội tụu lại trong cảnh hai đứa trẻ ngồi đợi chuyến tàu đêm qua phố huyện. Đây là niềm vui duy nhất, sự đổi thay duy nhất trong ngày.
+ Nhưng khi chuyến tàu đi qua, phố huyện lại chìm vào bóng tối mênh mông
+. Tái hiện bức tranh đời sống phố huyện, Thạch Lam muốn nói với chúng ta về diện mạo của mộ xã hội tù đọng, tăm tối, bế tắc. Ở đó bao nhiêu kiếp người đang phải sống một cuộc sống nghèo khổ, bế tắc không ánh sáng, không niềm vui. Ẩn sau bức tranh đời sống ấy là tấm lòng xót thương, cẩm thông, trân trong mà nhà văn dành cho những con người nơi này.
 ** Kết bài:
Khái quát lại vấn đề và nếu ý kiến của bản thân về tác phẩm
c. Biểu điểm.
- Cho 5đ nếu làm đầy đủ các ý trên.
- Cho 3-4đ nếu có một vài sai sót nhỏ
- Cho 2-3đ nếu làm được một trong ba ý trên
 - Cho 1đ nếu làm lạc đề.
 - Cho 0đ nếu nộp giấy trắng

Tài liệu đính kèm:

  • docKiem tra HKI.doc