Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Đám tang lão Gô - Ri - ô

Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Đám tang lão Gô - Ri - ô

A. Mục tiêu bài học :

GiúpHS:

- Nắm được những thao tác nghệ thuật cụ thể mà Ban dắc đã sử dụng để khắc hoạ một đám tang

- Cảm nhận dụng ý nghệ thuật sâu xa của tác giả: Phê phán thói đời đen bạc qua các nhân vật trong một xã hội coi đồng tiền cao hơn tình nghĩa

B. Kiểm tra bài cũ : Trình bày lại ba cống hiến vĩ đại của Các Mác. Vì sao lại nói cống hiến sau lại lớn hơn cống hiến trước.

C. Phương tiện dạy học : SGK, SGV, thiết kế bài dạy

 

doc 5 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2885Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Đám tang lão Gô - Ri - ô", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ 117 
Đám tang lão Gô-ri-ô
 ( Trích tiểu thuyết "Lão Gô-ri-ô")
A. Mục tiêu bài học : 
GiúpHS: 
- Nắm được những thao tác nghệ thuật cụ thể mà Ban dắc đã sử dụng để khắc hoạ một đám tang
- Cảm nhận dụng ý nghệ thuật sâu xa của tác giả: Phê phán thói đời đen bạc qua các nhân vật trong một xã hội coi đồng tiền cao hơn tình nghĩa
B. Kiểm tra bài cũ : Trình bày lại ba cống hiến vĩ đại của Các Mác. Vì sao lại nói cống hiến sau lại lớn hơn cống hiến trước.
C. Phương tiện dạy học : SGK, SGV, thiết kế bài dạy
D. Hướng dẫn bài mới 
Hoạt động của GV và H
Kiến thức cần đạt
*HĐ1: HDHS tìm hiểu phần tiểu dẫn.
?Đọc tiểu dẫn, tóm lược ý cơ bản?
- Tóm tắt SGK
*HĐ2:HDHS Đọc- hiểu
- HDHS tìm bố cục đoạn trích.
? Số phận bi đát của lão Gô-ri-ô được thể hiện ntn? 
? Nguyên nhân nào dẫn đến số phận bi đát đó?
( GV giảng) 
? Tại sao nói G là nạn nhân của đồng tiền và của chính lão. 
*HĐ3: GV củng cố bài học
I.Tiểu dẫn
 1.Tác giả: Ô-nô- rê đờ Ban-dắc (1799-1950)
- Nhà tiểu thuyết, bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực Pháp thế kỉ XIX.
- Tácgiả của bộ tiểu thuyết vĩ đại Tấn trò đời (93 cuốn)- bức tranh thu nhỏ của xã hội Pháp đầu thế kỉ XIX.
2.Tiểu thuyết Lão Gô-ri-ô
- Hình tượng nhân vật trung tâm: người cha già khốn khổ: lão Gô ri ô
- Các hình tượng nhân vật chính: hai cô con gái: Đen phin và A -na-xta-di, chàng thanh niên Ra-xti- nhắc
- Chủ đề tư tưởng: Phê phán xã hội tư sản,với sức mạnh của đồng tiền đã làm tha hoá nhân tính, tình người.
- Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả và xây dựng nhân vật điển hình của tác giả
- Đoạn trích Đám tang lão Gô-ri-ô là đoạn cuối tác phẩm.
II- Đoc- hiểu:
 1.Bố cục đoạn trích: 
- 4 phần: từ quán trọ đến nhà thờ; cuộc hành lễ ở nhà thờ; từ nhà thờ đến nghĩa trang; còn lại một mình Ra-ti-nhắc sau khi chôn cất.-> theo TG, KG 
2.Số phận bi đát của lão Gô-ri-ô:
 - Lão Gô-ri-ô chết
+ Cô đơn không có một người thân ( dù lão vẫn có 2 người con gái, 2 con rể ngay trong thành phố)
+ Không có tài sản, không có tiền, không có các điều kiện để chôn cất
 - Đám tang sơ sài, vội vã, qua quýt do một thanh niên cùng ở trọ lo liệu.
+ Xung quanh lão là ngươì dưng, đa số là lạnh nhạt ( chỉ có 2 sinh viên quan tâm đến )
-> Lão Gô-ri-ô quả là một người cha bất hạnh, tự nguyện làm nô lệ mù quáng cho những đứa con bất hiếu của mình. Lão Gô-ri-ô chết trong cảnh đó cũng chỉ vì đồng tiền Đồng tiền thô thiển, không tình nghĩa - nhìn bề ngoài như là lạc lõng đối với đám tang nhưng thực chất đó là động lực của tấn bi kịch.=> Giá trị tố cao mạnh mẽ
 - Lão Gô-ri-ô là nạn nhân của đồng tiền nhưng còn là nạn nhân của chính lão. Hậu quả thảm thương, đáng buồn này do con gái, con rể lão gây ra, nhưng xét từ gốc, chính do lão tự gây ra phần không nhỏ.
 ( Đọc TP ta thấy Lão G là người cha đặc biệt, hết lòng thương yêu, chiều chuộng đến sùng kính các con gái của mình từ khi chúng mới sinh đến khi trưởng thành, lập gia đình, trở thành những phu nhân, bá tước phu nhân, quý tộc, quyền quý. Lão vui lòng và tự nguyện hy sinh tất cả vì con cái, đến bán cả nhà cửa, phải thuê quán trọ để ở; bị con gái bòn rút đến những đồng tiền cuối cùng. Nhưng lão vẫn không oán giận, trách móc một lời. Đến lúc hấp hối, lão vẫn chỉ mong được thấy mặt các con. Lão đã ra đi vĩnh viễn trong niềm ân hận khôn nguôi.)
 *Củng cố:
 - Tác giả Ban dắc
 - TT" Tấn trò đời" và " Lão Gô-ri-ô" 
 - Số phận bi đát của lão G. 
E. Hướng dẫn học bài:
 - Nắm kiến thức cơ bản 
 - Tìm hiểu đám tang lão G
G.Tài liệu tham khảo, : 
 - Bài soạn ngữ văn 11
H. Bổ sung kiến thức:
Tiết 118(ĐV) : 
Đám tang lão Gô-ri-ô
 ( Trích tiểu thuyết "Lão Gô-ri-ô")
 A.Mục tiêu bài học : Giúp học sinh: 
 Như tiết 117
B. Kiểm tra bài cũ :Nêu những nét cơ bản về Ban- dăc và tác phẩm Lão Gô-ri-ô.
C. Phương tiện dạy học : SGK, SGV, thiết kế bài dạy
D. Hướng dẫn bài mới 
Hoạt động của GV và H
Kiến thức cần đạt
*HĐ1: HDHS đọc- hiểu
- HDHS tìm hiểu cảnh đám tang
? Cảnh đám tang diễn ra ntn? 
? Dụng ý và tác dụng của việc nói nhiều đến đồng tiền? 
? Hình ảnh hai chiếc xe có ý nghĩa gì?
- Nhận xét cách kể về đám tang của tác giả? Dụng ý nghệ thuật khi nêu cụ thể, chính xác về các mốc thời gian, địa điểm?
*HDHS tìm hiểu NV Ra-xti-nhắc
- GV nói qua về NV
-Ra-xti-nhắc là ai? Thái độ và hành động của anh ta trong đám tang ntn? qua đó cho thấy anh là người ntn?
? Giọt nước mắt R khóc cho G có ý nghĩa ntn?
? Tại sao TG lại nói đó là giọt nước mắt cuối cùng của người trai trẻ ? 
( GV giảng)
? ý nghĩa của câu nói cuối cùng của R? 
*HĐ2: GV tổng kết bài học
*HĐ3: HDHS làm BT 
*HĐ4: GV củng cố bài học 
II- Đoc- hiểu:
2.Cảnh đám tang :
 + Đám tang gần như không có người đưa tiễn; không người thân thích, ruột thịt
 + Chỉ có Ra-xti-nhắc, Cri-xtô-phơ và ~ người phục vụ đô tuỳ, khiêng quan tài, đào huyệt, cha xứ, cậu bé, lèo tèo vài người. Đáng lưu ý là hầu hết họ làm một cách miễn cưỡng cho xong và tìm cách bỏ về trước.Cuối cùng chỉ còn trơ lại một mình Ra-xti-nhắc
 - Trong đám tang mà đồng tiền được nói đến nhiều lần: tiền đãi công, đòi tiền,70 quan, 20 xu -> Dụng ý của nhà văn- tạo hiệu quả phê phán sâu sắc, mỉa mai sự trái khoáy của đồng tiền ( cái vật lẽ ra ko nên xuất hiện trong nghi thức bi thương này cứ lấp ló ám ảnh) 
 - Hình ảnh gián tiếp hai chiếc xe chở gia huy của hai chàng con rể ông lão -> ý đồ NT của TG là gợi cho người đọc thấy rõ quá trình biến chất, tha hoá của những đứa con mà nguyên nhân sâu xa là sự nhào nặn của xã hội TS quý tộc thượng lưu Pháp. 
 - Tác giả chỉ kể lướt, bằng những câu ngắn, với nhịp điệu nhanh. Vì tác giả muốn thể hiện sự sơ sài, vội vã, qua quýt, chiếu lệ của đám tang:
- Tất cả chỉ để chứng minh sự chân thực của câu chuyện. Đó là câu chuyện đương thời, có thật, rất đáng tin mà tác giả là người chứng kiến và thuật lại, đúng đến từng phút, ở quán trọ này, nhà thờ này, trong nghĩa trang này...
- Nhưng đây còn là dụng ý nghệ thuật của Ban-dắc: đám tang đưa vào cuối chiều càng tăng thêm vẻ ảm đạm, cô lẻ, đáng buồn, thê lương.
3.Chàng sinh viên Ra-xti-nhắc
- Đó là một thanh niên nghèo ở nông thôn, quyết chí lên Pa-ri lập nghiệp, đang định học Luật.
- Thái độ, tình cảm và hành động của anh ta trong những ngày sống ở quán trọ bà Vô-ke, cạnh phòng lão Gô-ri-ô, nhất là trong đám tang lão, chứng tỏ rằng anh là chàng trai tốt bụng, giàu tình cảm, biết thương người. Bàn tay nắm chặt tay của Ra-xti-nhắc là chân thành xúc động trong trắng và thiêng liêng. Cũng nghèo xác nhưng anh đã tự nguyện đứng ra lo liệu đám tang người quá cố bằng những đồng tiền cuối cùng của mình.
- Giọt nước mắt cuối cùng thiêng liêng, chân thành và trong trắng của Ra-xti-nhắc khóc lão Gô-ri-ô đánh dấu bước ngoặt trong sự phát triển tính cách của anh. Những điều chứng kiến cuộc đời đen bạc không làm cho chàng rút ra được những bài học đúng đắn mà lại là bài học tiêu cực vứt bỏ bản chất tốt đẹp của mình.
- Cái nhìn của anh hướng tới thành phố Pa-ri là cái nhìn thèm khát, cái nhìn hướng lên xã hội thượng lưu mà anh ao ước được nhập vào.
- Câu nói cuối cùng sau đám tang của Ra-xti-nhắc là lời thách thức đối với xã hội và số phận nhưng thực ra đó là lời nói báo hiệu sự đầu hàng.Từ nay chàng sẽ sống theo quy luật của xã hội thượng lưu, chấp nhận lối sống giả dối, không tình nghĩa của nó. Chàng sẽ làm tất cả để được giàu sang, danh giá mà việc đầu tiên là đến bữa tối ở nhà phu nhân Đờ-nuy-xin-ghen.
- Rõ ràng đám tang đã kết thúc cuộc đời lão Gô-ri-ô nhưng lại mở ra cuộc đời của Ra-xti-nhắc. Chàng sẽ giàu có, sẽ leo lên bậc thang danh vọng và quyền thế; nhưng càng giàu sang, chàng càng mất dần tâm hồn và tính cách của chàng Ra-xti-nhắc tốt bụng thuở còn ở trọ nhà bà Vô-ke. => Giá trị tố cáo mạnh mẽ.
III.Tổng kết:
 - ND: qua đám tang- tố cáo XH TS Pháp - đồng tiền và địa vị làm mất hết tình người .
 - NT: NT kể và tả: cảnh đám tang TG hầu như không tả, chỉ kể thậm chí kể rất lướt. Đó là dụng ý NT của TG -> khiến người đọc cảm giác sự kiện diễn ra chóng vánh. 
IV.Bài tập nâng cao
 - Trong đám tang TG hầu như không tả, chỉ kể thậm chí kể rất lướt
V.Củng cố: 
 - Qua nhân vật lão Gô-ri-ô và cái chết, đám tang của lão, tác giả muốn chứng tỏ điều gì? 
 - Qua nhân vật Ra-xti-nhắc, tác giả muốn thể hiện chủ đề gì?
 ( Sự tha hoá của tuổi trẻ trước thực tiễn tiêu cực, khi ước mơ giàu sang trở thành dục vọng thiêu đốt tâm hồn, phải được làm bằng mọi giá)
E.Hướng dẫn học ở nhà: PT được cảnh đám tang 
G. Tài liệu tham khảo, : Bài soạn ngữ văn 11
H. Bổ sung kiến thức: 

Tài liệu đính kèm:

  • docT117, 118 Dam tang.doc