Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt

Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt

A.Mục tiêu bài học

 Giúp HS:

 - Hiểu được vai trò quan trọng của trật tự từ và hư từ trong tiếng Việt, như 1 đặc điểm của loại hình NN đơn lập

 - Biết vận dụng những hiểu biết trên vào việc đọc- hiểu VB và LV

B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV

C.Kiểm tra bài cũ

D.Hướng dẫn bài mới

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1548Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 135 (ĐV)
Đặc điểm loại hình của tiếng Việt
A.Mục tiêu bài học
 Giúp HS:
 - Hiểu được vai trò quan trọng của trật tự từ và hư từ trong tiếng Việt, như 1 đặc điểm của loại hình NN đơn lập
 - Biết vận dụng những hiểu biết trên vào việc đọc- hiểu VB và LV
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.Kiểm tra bài cũ
D.Hướng dẫn bài mới
Nội dung hoạt động
Kiến thức cơ bản
*HĐ1:HDHS tìm hiểu bài
- GV lấy Ví dụ và cho HS nhận xét từ đó rút ra kết luận 
- GV lần lượt lấy các VD về cụm DT, ĐT, TT và thay đổi vị trí của các từ trong từng cụm từ đó và cho HS nhận xét . GV kết luận 
- GV HDHS lần lượt tìm hiểu vai trò của hư từ trong câu 
- GV lấy ví dụ phân tích và kết luận
 - Cho HS lấy thêm các VD khác 
- GV tóm lại vấn đề chốt lại ý cơ bản 
*HĐ2:HDHS luyện tập 
*HĐ3:GV củng cố bài học 
III.Các phương tiện ngữ pháp chủ yếu của tiếng Việt :
 1.Trật tự từ:
 a,Vai trò của trật tự từ trong câu
 -VD: Mình nhớ ta như cà nhớ muối
 Ta nhớ mình như cuội nhớ trăng 
 - Nhận xét: 
 Phần in đậm đồng nhất về thành phần từ vựng ( cùng có 3 từ: mình, ta, nhớ) nhưng khác biệt hoàn toàn về nghĩa do các từ có chức năng NP khác nhau . 
 -> Trật tự sắp đặt các từ được coi là phương tiện NP chủ yếu để biểu thị quan hệ NP giữa các từ trong câu
 b. Vai trò của trật tự từ trong cụm từ 
 - Trong cụm DT, sự thay đổi vị trí các từ có thể dẫn đến sự thay đổi về ý nghĩa 
 VD: nước giếng / giếng nước, 
 - Trong cụm ĐT, TT, sự thay đổi vị trí các từ có thể dẫn đến sự thay đổi về ý nghĩa rất đa dạng 
 VD: được bơi/ bơi được ..; giàu lòng thương người/ lòng thương người giàu 
 2.Hư từ
 a.Biểu thi quan hệ NP giữa các từ trong câu 
 - Hư từ đánh dấu quan hệ chính phụ:
 VD: của ( SGK)
 - Hư từ đánh dấu quan hệ đẳng lập
 VD: và, với ...( SGK)
 - Hư từ đánh dấu quan hệ chủ vị 
 VD: SGK ( thì, là ) 
 b. Biểu thị một số ý nghĩa NP trong câu: 
 - Hư từ giúp nhận diện các kiểu câu qua các từ tình thái ( à, ư, nhỉ nhé,,,) 
 VD: SGK
 - Hư từ biểu thị ý nghĩa về số lượng đứng trước danh từ trong câu ( ~, các, mọi , mỗi, từng..) 
 VD: SGK 
=>Tóm lại: Hư từ cùng với trật tự từ là hai p.tiện NP chính để tổ chức câu TV .
*Luyện tập :
 Bài 1: Đứng trước - là chủ ngữ
 Đứng sau: là bổ ngữ 
 -> sự khác biệt về chức năng NP và về nghĩa đó là do sự thay đổi trật tự từ 
 Bài 2:
 - Câu thơ gốc: giữa giường thất bảo ngồi trên một bà 
 - Cách nói thông thường: trên giường thất bảo có một bà ngồi ( hoặc: một bà đang ngồi tgrên giường thất bảo) 
 -> Hình ảnh Hoạn Thư hiện lên là người đầy quyền uy . 
 Bài 3:
 Sự khác biệt giữa hai câu là có hay ko có giới từ " của" . Đây là hư từ chỉ sở hữu:
 ở a) những người nô lệ là đối tượng của cuộc săn
 ở b) họ là người tiến hành cuộc săn 
 Bài 4: 
 - Thằng bé chạy lại chỗ ông nội: "lại" chỉ một sự di chuyển trong phạm vi rất gần
 - Thằng bé đọc lại bài thơ : "lại" chỉ sự tái diễn của hành động . 
 - Thằng bé lại đọc..: có hai khả năng :
 + chỉ sự tái diến của hành động
 + Chỉ sự ngược chiều ( trong khi chị nó học bài thằng bé lại..) 
 => Trong 3 câu trên chỉ có một từ " lại" đa nghĩa. 
*Củng cố:
 - Vai trò quan trọng của trật tự từ và hư từ trong tiếng Việt
E.Hướng dẫn học ở nhà
 - Hiểu được vai trò quan trọng của trật tự từ và hư từ trong tiếng Việt, như 1 đặc điểm của loại hình NN đơn lập
 - Biết vận dụng những hiểu biết trên vào việc đọc- hiểu VB và LV
G.Tài liệu tham khảo
 - Thiết kế bài soạn NV 11
 - SGV 11 Nâng cao
H.Kiến thức bổ sung

Tài liệu đính kèm:

  • docT135.doc