Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 - Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử)

Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 - Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử)

ĐÂY THÔN VĨ DẠ

I. TÌM HIỂU CHUNG:

1/ Tác giả:

a) Cuộc đời: (1912 - 1940)

- Tên khai sinh : Nguyễn Trọng Trí trong một gia đình công giáo nghèo ở Đồng Hới (nay là Quảng Bình)

- Sau khi học trung học, làm công chức ở Sở Đạc Điền - Bình Định, rồi vào Sài Gòn làm báo.

- Năm 1940 mất tại trại phong Quy Hoà.

 Cuộc đời Hàn Mặc Tử ngắn ngủi và bất hạnh.

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1640Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 - Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	ĐÂY THÔN VĨ DẠ
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1/ Tác giả:
a) Cuộc đời: (1912 - 1940)
- Tên khai sinh : Nguyễn Trọng Trí trong một gia đình công giáo nghèo ở Đồng Hới (nay là Quảng Bình)
- Sau khi học trung học, làm công chức ở Sở Đạc Điền - Bình Định, rồi vào Sài Gòn làm báo.
- Năm 1940 mất tại trại phong Quy Hoà.
® Cuộc đời Hàn Mặc Tử ngắn ngủi và bất hạnh.
b. SNST:
- Năm 14,15 tuổi, HMT nổi tiếng là thần đồng thơ ở Quy Nhơn. Ông dùng nhiều bút danh: Phong Trần, Lệ Thanh, HMT (Hàn: bút; mặc: mực). Ban đầu sáng tạo theo thể thơ Đường luật, sau chuyển sang khuynh hướng thơ mới lãng mạn
® HMT là hiện tượng thơ kì lạ vào bậc nhất của phong trào thơ mới.
- Thơ HMT đan xen những gì thân thuộc, thanh khiết, thiêng liêng nhất với những điều ghê rợn, ma quái, cuồng loạn nhất. Trăng, hoa, nhạc, hương... chen lẫn hồn, máu, yêu ma...
- ND: thể hiện 1 tình yêu đến đau đớn về cuộc đời trần thế.
- TP : Gái quê (1936); Thơ Điên (Đau thương-1938), Xuân như ý, Thượng thanh Khí, Cấm châu duyên, Duyên kì ngộ (kịch thơ - 1939) ; Quần tiên hội (1940),...
2/ Bài thơ “Đây Thôn Vĩ Dạ”
a) Xuất Xứ :
Bài thơ được gợi cảm hứng từ 1 tấm thiệp của Hoàng Thị Kim Cúc gửi cho HMT để động viên, an ủi khi bà nghe tin nhà thơ bị bệnh phong. Lúc đầu có tên “Ở đây thôn Vĩ Dạ” (1938) in trong tập “Đau thương”
b) Bố cục:
- Khổ 1: Cảnh vườn thôn Vĩ - nét đặc trưng của khung cảnh xứ Huế
- Khổ 2: Cảnh vừa thực vừa ảo hoà quyện, tâm trạng mong ngóng.
- Khổ 3: Cảm xúc mơ tưởng, hoài nghi 
c) Chủ đề:
Qua việc miêu tả bức tranh thiên nhiên thực ảo của thôn Vĩ - xứ Huế, nhà thơ đã bày tỏ tâm trạng buồn, hoài nghi, vô vọng thông ẩn chứa nỗi niềm khao khát được giao cảm với cuộc đời.
II. ĐỌC - HIỂU:
1/ Khổ 1: Bức tranh thôn Vĩ - xứ Huế trong tâm tưởng của HMT
- “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”
+ Câu hỏi tu từ, có 6/7 tiếng là thanh bằng.
+ Lời trách nhẹ nhàng.
+ Có ý mời mọc tha thiết, chân thành.
- Hàng cau vút cao dưới “Nắng mới lên”: Nắng bình minh, nắng sáng sớm trong lành, tinh khiết 
- Vườn nhà ai “mướt quá xanh như ngọc”: 
+ “Mướt”: xanh non, mơn mởn, đẫm sương.
+ “Xanh như ngọc”: Cách so sánh vừa có màu xanh vừa sáng trong (Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá – Xuân Diệu) ® Sự trong trẻo, ấm áp, tràn đầy sức sống.
- “Lá trúc - mặt chữ điền”: từ hình tượng, độc đáo, ấn tượng ® vẻ đẹp kín đáo, phúc hậu đặc trưng của con người xứ Huế tạo nên cái thần của thôn Vĩ.
* Sơ kêt: Khung cảnh thôn Vĩ được miêu tả rất tươi đẹp, đơn sơ, ấn tượng, giàu sức sống và trữ tình ® Nỗi nhớ cảnh và người thôn Vĩ.
2/ Khổ 2: Hình ảnh bến sông trăng:
- “Gió theo lối gió mây đường mây”: Từ hình tượng, điệp từ, sáng tạo mới lạ độc đáo ® Từ ngữ không theo quy luật tự nhiên.
® Nhịp thơ 4/3 có sự tách biệt 2 vế, sự chuyển động buồn tẻ, tản mạn: gió mây hững hờ bay mỗi thứ một đường: ngang trái, riêng rẽ. Qua hình ảnh thiên nhiên không hòa hợp ® tâm trạng của tác giả mặc cảm chia lìa, buồn.
- “Dòng nước buồn thiu”: từ chỉ tâm trạng, NT nhân hóa ® nhấn mạnh nỗi buồn trĩu nặng tâm tư.
Hình ảnh “Hoa bắp lay” ® “lay”: động từ chỉ trạng thái động ® Sự chuyển động nhẹ, khẽ khàng.
® Nhấn mẫu tâm trạng không yên tĩnh của nhà thơ: nỗi buồn, cô đơn, mặc cảm.
- Câu 3 và 4: “Thuyền ai . kịp tối nay? "
+ 2 câu thơ đầy ánh trăng, Trăng tràn ngập vũ trụ, tràn ngập sông Hương, tran ngập con thuyền
+ Trăng là hình ảnh quen thuộc trong thơ Hàn Mặc Từ, nhưng có lẽ đây là hình ảnh trăng trong sáng nhất.
- Từ “kịp”: rất bình dị, nó hé mở cho người đọc về cảm nhận & tâm thế sống của HMT. Hiện tại ngắn ngủi, sống là chạy đua với thời gian, tranh thủ từng ngày, từng bước trong quỹ thời gian còn lại quá ít ỏi của số phận mình. HMT rất lo âu vì sự sống chẳng còn bao lâu
® yêu cuộc sống.
- “Có ... nay?”: Câu hỏi tu từ ® tâm trạng phấp phỏng, lo âu, khắc khoải trăn trở, thực và ảo hòa quyện, đan xen.
SK: Hình ảnh thơ độc đáo, thi vị, giàu sức gợi ® tâm trạng hoài nghi, mong ngóng, lo âu, thể hiện khát vọng muốn bộc lộ tâm sự hòa mình giao cảm với thiên nhiên và con người ® yêu cuộc sống mãnh liệt.
3/ Khổ 3: Tâm trạng của con người: 
- “Mơ - khách đường xa”: Điệp ngữ ® Nhấn mạnh sự mong đợi tha thiết
 “Xa” là tính từ ® người xưa thật xa xôi, tất cả trở thành vô vọng.
- “Áo em trắng quá nhìn không ra” hoán dụ ® màu áo tâm tưởng tràn đầy kỉ niệm xa xăm nhạt nhoà ® xa cách.
- “Sương khói - mờ”: lớp từ đa nghĩa ® nhấn mạnh sự nhạt nhòa - đấy cảm nhận mờ áo, khắc sâu tâm trạng khao khát hòa nhập với thiên nhiên, con người và cuộc sống
- Kết thúc khổ thơ “Ai biết tình ai có đậm đà”:
 + “Ai” thứ nhất: Chủ thể thi sĩ
 + “Ai” thứ 2: Khách đường xa (nghĩa hẹp), tình người trong cõi nhân gian 
+ Đây là câu hỏi tu từ nhưng thực ra là câu trả lời cho câu hỏi tu từ đầu câu (Sao anh không về chơi thôn Vĩ?), có biết tình ai có đậm đà không mà về chơi thôn Vĩ
® Câu hỏi tu từ, điệp từ, đại từ phiếm chỉ “ai” ® Nhấn mạnh tâm trạng mặc cảm, chứa nhiều uẩn khúc; không dám tin vào sự đậm đà của tình ai ® một nỗi niềm hoài nghi, khắc khoải xót xa, mong chờ trong vô vọng. ® HMT vẫn khao khát được sống, được giao cảm, được yêu thương, chia sẻ đau buồn.
4/ Nghệ thuật:
- Phong cách thơ HMT: Mạch cảm xúc dào dạt, xuyên suốt bài thơ. Dù ba khổ thơ liên kết với nhau không phải theo tính liên tục của thời gian và tính duy nhất của không gian. Bắt đầu là cảnh thôn Vĩ rồi chuyển sang cảnh sông Hương, thuyền chở trăng gợi liên tưởng thực - ảo đan xen ® lãng mạn, độc đáo
- Ngôn từ thơ có thiên hướng mô tả ở mức cực điểm ® trữ tình
III. KẾT LUẬN:
- Hàn Mặc Tử là một nhà thơ có cuộc đời riêng nhiều bi thương nhưng ông đã gắng vượt qua với nghị lực phi thường và luôn hòa nhập mình giao cảm với cuộc sống.
- Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” là một bức tranh đẹp miêu tả cảnh vừa thực vừa ảo đan xen, tạo nên nét đặc sắc độc đáo; Đó là tiếng lòng của một nhà thơ yêu đời, tha thiết gắn bó với cuộc sống.
- Bài thơ được miêu tả với nhiều hình tượng đặc sắc, chi tiết tiêu biểu, gợi cảm, ngôn ngữ tinh tế, hàm súc.

Tài liệu đính kèm:

  • docDAY THON VI DA.doc