I.Giới thiệu chung
1.Tác giả:
V.Huygô (1802 – 1885)
Vị trí: Huygô là đại văn hào Pháp trong thế kỉ XIX. Ông là tác giả tiêu biểu nhất cho chủ nghĩa lãng mạn trong văn học Tây Âu nói chung và văn học Pháp nói riêng.
Thời đại: Huygô sinh ra và lớn lên trong thời đại bão táp cách mạng
Cách mạng tư sản thành công nhưng thế lực và tàn dư của chế độ phong kiến vẫn còn.
Cách mạng tháng 7/ 1830 chaamms dưt mười lăm năm chế độ phong kiến phục hồi ( thời Trùng hưng 1815 -1830).
Công xã Pari nổ ra, tồn tại trong bảy mươi ngay rồi bị đàn áp đẫm máu.
Bài thực hành: NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN (Trich Những Người Khốn Khổ) V.Huygô I.Giới thiệu chung 1.Tác giả: V.Huygô (1802 – 1885) Vị trí: Huygô là đại văn hào Pháp trong thế kỉ XIX. Ông là tác giả tiêu biểu nhất cho chủ nghĩa lãng mạn trong văn học Tây Âu nói chung và văn học Pháp nói riêng. Thời đại: Huygô sinh ra và lớn lên trong thời đại bão táp cách mạng Cách mạng tư sản thành công nhưng thế lực và tàn dư của chế độ phong kiến vẫn còn. Cách mạng tháng 7/ 1830 chaamms dưt mười lăm năm chế độ phong kiến phục hồi ( thời Trùng hưng 1815 -1830). Công xã Pari nổ ra, tồn tại trong bảy mươi ngay rồi bị đàn áp đẫm máu. Gia đình: Cha :lĩnh tướng cách mạng. Mẹ: là người mang nặng tư tưởng bảo hoàng. Thời đại và gia đình ảnh hưởng rất lớn đến sự chuyển biến tư tưởng của Huygô: từ bỏ tư tưởng bảo hoàng trở thành chủ soái của dòng văn học lãng mạn tích cực. là nhân chưng của lịch sử ông dã dứng về phía Cộng hòa, kịch liệt chống lại sự kiện Sac-lo Lui Bô-na-pac tiến hành đảo chính, lên làm Hoàng đế. Sau khi công xã Pari thất bại, Huygô dũng cảm lên tiếng bênh vực và xin ân xá cho các chiến sĩ Công xã mặc dù trước đó ông không tán thành đường lối cách mạng của công xã → sự chuyển biến tư tưởng “từ bóng tối ra ánh sáng”. Cuộc đời: phải sống lưu vong 19 năm,khi ở Bỉ, khi ở máy hòn đảo ngoài khơi nước Anh vì tư tưởng chống đối chế đọ phong kiến Trung hưng. Sự nghiệp sáng tác: Huygô sáng tác trên nhiều lĩnh vực : Thơ : Lá Thu (1831), Trừng Phạt (1853), Mặc Tưởng (1856) Kịch: Hecnani (1830) Tiểu thuyết: nhà Thờ Đức Bà Pari (1831), Những Người Khốn Khổ (1862) 2.Tác phẩm Những Người Khốn Khổ a.Thể loại: tiểu thuyết b. Tóm tắt tác phẩm: Cốt truyện được dặt vào thời gian mấy chục năm đầu thế kỉ XIX. Giăng Van-giang là người lao động nghèo khổ vì đập vỡ tủ kính lấy cắp một ổ bánh mì để nuôi cháu mà đãn đến mười chín năm tù khổ sai. Ra tù, nhờ sự cảm hóa của giám mục Mi-ri-en, ông trở thành người tốt sau khi phạm thêm tội cướp đồng hào của bé Giec-ve. Ông đổi tên là Ma-đơ-len, mở nhà máy, trở nên giàu có, luôn giúp đỡ mọi người và được cử làm thị trưởng một thành phố nhỏ.Nhưng thanh tra mật thám Gia-ve dưới quyền ông vẫn nghi ngờ, rình mò, theo dõi. Phăng-tin là người phụ nữ gặp nhiều oan trái, làm việc trong xưởng máy của ông, vì có con hoang là Cô-det mà bị mụ giàm thị sa thải, phải gửi con cho hai vợ chồng gã chủ quán lưu manh Tê-nac-đi-ê, rồi làm gái điếm để lấy tiền nuôi thân và nuôi con, chị phản ưng gã tư sản Ba-ma-ta-boa trêu chọc tàn nhẫn trong lúc chị đang đau ốm, liền bị Gia-ve bắt bỏ tù, may nhờ có Ma-đô –len can thiệp nên thoát nạn, rồi được Ma-đơ-len đưa vào bệnh xá. Đang lúc hết long cúư giúp Phăng-tin, Ma-đơ –len lại quyết định ra toà tự thú để cúư Săng-ma-chi-ơ bị bắt oan Ông trở lại với tên thật của mình, vào tù, rồi lại vượt ngục, tìm đến chuộc Cô-det đang khổ sở tại nhà Tê-nac-đi-ê, giữ lời hứa với Phăng-tin lúc chị qua đời. Ông đưa Cô-det lên Pari , sống lẫn trốn nhiều năm . Một cuộc khởi nghĩa của nhân dân dựng chiến luỹ chống lại chính quyền tư sán nổ ra ở Pari vào tháng 6/1832 được miêu tả hết sức hào hung với nhiều hình tượng hư cấu đẹp như chàng sinh viên Ăng-giôn-rat, cụ già Ma-bơp, chú bé Ga-vơ-rôt,Giang Van-giang cũng có mặt trên chiến lũy. Ông cứu sống Ma-ri-uyt, người yêu của Cô-det và tha chết cho Gia-ve. Sauk hi cuộc khởi nghĩa bị dập tắt, ông vun đắp tình yêu của Ma-ri-uyt với Cô-det và cuối cùng ông chết trong cảnh cô đơn. c. Vị trí, bố cục đoạn trích Người Cầm Quyền Khôi Phục Uy Quyền: Vị trí: đoạn trích từ nội dung Phăng-tin đang nằm trên giường bệnh, Gia-ve xuất hiện để bắt Giang Van-giang, phăng tin sợ hãi và qua đời. Bố cục: 3 phần Phần đầu: Từ “từ ngày ông thị trưởngchị rung mình”: Giang Van-giang đang còn quyền lực. Phần 2: tiếp theoPhăng-tin tắt thở: Giang Van-giang mất quyền lực. Phần 3:còn lại: Giang Van-giang khôi phục quyền lực. II.Đọc - hiểu văn bản 1.Nhân vật Gia-ve a. Ngoại hình Cặp mắt: “như cái móc sắt,với cái nhìn đó hắn từng quen kéo giật vào hắn bao kẻ khốn khổ”. Khuôn mặt gớm ghiếc. Cái cười; “ phô ra tất cả hai hàm răng”, “ đôi môi mỏng dính dang ra phơi bày nào lợi,nào răng”, “xung quanh mũi là cả một vết nhăn nhúm man rợ”, “như một con cọp”. xấu xí, đáng sợ. b.Thái độ, hành động: Đối với Giang Van-giang : hống hách, thô bỉ nhưng sợ hãi Hắn cứ đứng lì một chỗ mà nói, tiếng nói không phải tiếng người mà là tiếng thú gầm. Gia-ve tiến vào giưa phòng và hét lên. Nắm lấy cổ áo ông thị trưởng ( Ma-đơ-len) Khi Phăng-tin chết, Giang Van-giang phản ứng lại: “ Giang Van-giang đi tới ông lăm lăm cái thanh giường trong tay và nhìn Gia-ve trừng trừng”, lúc đó “ Gia ve lùi ra phía cửa”, “sự thật Gia-ve run sợ”, thế nhưng “ mắt không rời khỏi Giang Van-giang”→ Gia-ve như một con chó bị đánh cụp đuôi. Đối với Phăng-tin: khinh bỉ, lạnh lùng, tàn nhẫn Quát tháo trong phòng bệnh→ không tôn trọng, không thèm để để ý tời tình trạng sức khoẻ của phăng-tin. Gia-ve tàn nhẫn nói to lên điều mà Giang Van-giang muốn giữ bí mật với Phăng-tin “ mày bảo là để đi tìm đứa con cho con đĩ kia à”. Dùng những từ ngữ có tính chất xúc phạm Phăng tin: “con đĩ”, “gái điếm”, “đồ khỉ”, “chó đểu”, Nhìn Phăng-tin trừng trừng. Giave là hiện thân của ác thú, hắn gầm gừ doạ nạt rồi tiến đến giữa phòng tùm lấy cổ áo Giang Van-giang – hành động của một con thú vồ mồi. 2. Nhân vật Giang Van-giang a. Trước khi Phăng-tin chết Đối với Phăng-tin : nhẹ nhàng, điềm tĩnh “Cứ yên tâm, không phải nó đến bắt chị đâu”. Đối với Gia-ve : cố gắng chịu đựng thái độ hống hách của Gia-ve, hạ mình vì Phăng-tin Ông thị trưởng cúi đầu Giang Van-giang không cố gỡ bàn tay Gia-ve đang nắm cổ áo mình Xin Gia-ve ba ngày để đi tìm Co-det. b. Khi Phăng-tin qua đời Đối với Gia-ve : căm giận nhưng vẫn điềm tĩnh, hành động quyết liệt Lời nói điềm tĩnh nhưng không kkém phần căm giận Anh đã giết chết người đàn bà này rồi đó. Tôi khuyên anh đừng quấy rầy tôi lúc này. Hành động quyết liệt “ Giăng Van Giăng để tay lên bàn tay của Gia-ve đang túm lấy ông, cậy bàn tay ấy ra như cậy bàn tay trẻ con”. “Giăng Van-giăng đi tới, giật gãy trong chớp mắt chiếc giường cũ nátông cầm lăm lăm cái thanh giường trong tayvà nhìn Gia-ve trừng trừng. Đối với Phăng-tin: thương xót vô hạn, cử chỉ trang trọng, thành kính sự hạ mình nhún nhường,chịu dựng thái độ hống hách của Gia-ve xuất pát từ lòng yêu thương con người cụ thể là Phăng-tin. Khi Phăng-tin còn sống, Giăng Van-giăng cô0s gắng giúp đỡ cưu mang, muốn đem lại cho cô niềm an ủi cuối cùng bằng việc tìm Cô=det, lúc phăng tin qua đời trong tư thế vô cùng khổ sở thì Giăng Van-giăng vẫn đem lại cho cô những nghĩa cử cao đẹp: Bàn tay đỡ lấy trán, ngắm Phăng-tin nằm dài không nhúc nhích. Cúi ghé lại, thì thầm bên tai Phăng-tin . Hai tay nâng đầu Phăng-tin, đặt ngay giữa gối, thăt dây rút cổ áo, vén gọn mớ tócvào chiếc mũ vải, rồi ông vuốt mắt cho chị. Quỳ xuống trước bàn tay của Phăng-tin, nhẹ nhàng nâng lên và đặt vào đấy một nụ hôn. Giăng Van-giăng là hiện thân của tình thương. 3. Vai trò nhân vật Phăng-tin Tạo ra mâu thuẫn đối lập gay gắt giữa thiện và ác. Làm rõ tình yêu thương đồng cảm với con người trong mối quan hệ với Giăng van-giang và bà xơ Xem-pli-xơ. III. Tổng kết: Bằng nghệ thuật miêu tả ngoại hình, miêu tả tính cách nhân vật, nghệ thuật xây dựng tình huống,miêu tả tâm lý nhân vật kết hợp với biện pháp phóng đại, ảo ảnh lãng mạn, nghệ thuật đối lập, V.Huygô đã đề cập đến giá trị hiện thưc, giá trị nhân đạo, của tác phẩm và quan niệm của tác giả Giá trị hiện thực: pháp luật không phải dặt ra để bảo vệ con người, hiện thực về cuộc sống của những con người dưới đáy xã hội: tù vượt ngục, gái giang hồ, những đứa con hoang Giá trị nhân đạo: sự cảm thông của tác giả đối với những người bị xã hội tư sản, pháp luật coi khinh, chèn ép và bức hại. Ca ngợi tình người cao đẹp giữa những người khốn khổ, ca ngợi lòng thương con của người mẹ trẻ. Tác giả đã để Giăng Van-giăng khôi phục quyền lực → tình thương chiến thắng cái ác. Quan niệm của tác giả: người cầm quyền là con người có lý tưởn,được tất cả mọi người yêu mến, hướng tới.Đó là con người hiện thân của cái đẹp, cái thiện, cùng chia sẻ mọi khổ đau, bất hạnh của con người.
Tài liệu đính kèm: