Giáo án môn: Ngữ văn 9 - Tuần 10 - Trường Trung học cơ sở Cái Nước

Giáo án môn: Ngữ văn 9 - Tuần 10 - Trường Trung học cơ sở Cái Nước

 Tiết (PPCT): 44

 TỔNG KẾT TỪ VỰNG

(Từ đồng âm, Trường từ vựng)

I. Mục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh:

- Tiếp tục nắm vững hơn và biết vận dụng kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6->9 về: Từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cấp độ khái quát nghĩa của từ, trường từ vựng.

- Nhận diện và làm tốt được các bài tập về từ vựng.

- Vận dụng tốt từ vựng Tiếng Việt khi nói và khi viết.

II. Chuẩn bị:

- GV: Tổng hợp lại kiến thức về từ đồng âm, Trường từ vựng, phiếu học tập,

- HS: Xem lại toàn bộ kiến thức phần từ vựng, thực hiện các yêu cầu trong SGK.

 

doc 12 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1733Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn: Ngữ văn 9 - Tuần 10 - Trường Trung học cơ sở Cái Nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10: Từ ngày 26 tháng 10 năm 2009 đến ngày 31 tháng 10 năm 2009
Tiết (PPCT): 44
TỔNG KẾT TỪ VỰNG
(Từ đồng âm,  Trường từ vựng)
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
- Tiếp tục nắm vững hơn và biết vận dụng kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6->9 về: Từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cấp độ khái quát nghĩa của từ, trường từ vựng.
- Nhận diện và làm tốt được các bài tập về từ vựng.
- Vận dụng tốt từ vựng Tiếng Việt khi nói và khi viết. 
II. Chuẩn bị: 
- GV: Tổng hợp lại kiến thức về từ đồng âm,  Trường từ vựng, phiếu học tập, 
- HS: Xem lại toàn bộ kiến thức phần từ vựng, thực hiện các yêu cầu trong SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Em hãy nội dung của đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.
Đọc thuộc lòng đoạn thơ từ đầu đến “Bị Tiên một gậy thác rày thân vong”.
Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung kiến thức
- Chia lớp làm 4 nhóm thảo luận trả lời toàn bộ khái niệm từ mục V -> XIX
- Phát bẳng nhóm cho 4 nhóm.
- Giao nhiệm vụ:
+ Nhóm 1: Từ đồng âm.
+ Nhóm 2: phần từ trái nghĩa.
+ Nhóm 3: Phần Từ đồng nghĩa.
+ Nhóm 4: phần VIII và XIX.
- Cho học sinh đọc từng yêu cầu của các bài tập trong sách giáo khoa ở các phần. Lần lượt gợi ý và gọi học sinh làm các bài tập.
- Phần V. Trường hợp nào là hiện tượng nhiều nghĩa, đồng âm? Giải thích?
- Phần VI. Trường hợp nào là đúng? Từ xuân dựa trên cơ sở nào để thay thế cho tuổi? Tác dụng? 
- Phần VII. Xác định các cặp từ trái nghĩa? Xếp sắp các cặp từ trái nghĩa thành hai nhóm?
- Phần VIII. Điền những từ ngữ thích hợp vào sơ đồ? Giải thíc nghĩa của sơ đồ.
- Phần XIX. Từ ngữ nào đặc biệt? Tác dụng của chúng?
* Nhận xét bài làm của học sinh; có thể cho điểm các bài làm tốt. 
Đọc ngữ liệu.
- Nhận nhiệm vụ
- Thảo luận, trả lời câu hỏi SGK vào bảng của nhóm.
- Báo cáo kết quả thảo (treo bảng nhóm lên bảng lớn)
- Nhận xét chéo giữa các nhóm
- Suy nghĩ trả lời – làm bài tập.
- Nhận xét ý trả lời của bạn
- Suy nghĩ trả lời
- Nhận xét ý trả lời của bạn
- Suy nghĩ trả lời – làm bài tập.
- Nhận xét ý trả lời của bạn
- Suy nghĩ trả lời – làm bài tập.
- Nhận xét ý trả lời của bạn
- Suy nghĩ trả lời – làm bài tập.
- Nhận xét ý trả lời của bạn
- Suy nghĩ trả lời – làm bài tập.
- Nhận xét ý trả lời của bạn
- Suy nghĩ trả lời – làm bài tập.
- Nhận xét ý trả lời của bạn
V. Từ đồng âm
1, Khái niệm. Là những từ giióng nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau không liên quan gì với nhau.
- Từ đồng âm khác từ nhiều nghĩa: Từ nhiều nghĩa các ý nghĩa khác nhau của từ đều có sự liên hệ nào đó.
2. Luyện tập.
 - Có hiện tượng nhiều nghĩa vì: nghĩa của từ lá trong là phổi có thể coi là kết quả chuyển nghĩa của từ lá trong lá xa cành.
- Là hiện tượng đồng âm vì: từ đường trong hia trường hợp không có MLH gì với nhau về nghĩa. Không có cơ sở để nghĩa của từ này hình thành trên cơ sở nghĩa của từ kia.
VI. Từ đồng nghĩa.
1. Khái niệm: - Là những từ có nghĩa giióng nhau hoặc gần giống nhau. Một từ đồng nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
2. Luyện tập:
 Đáp án đúng (d) vì: các từ đồng nghĩa với nhau có thể không thể thay thế cho nhau được trong nhiều trường hợp.
- xuân chỉ là một mùa trong năm, khoảng thời gian tương ứng với một tuổi-> chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ => thể hiện tư tưởng lạc quan của tác giả và tránh hiện tượng lặp từ. 
VII. Từ trái nghĩa:
1. Khái niệm: ...là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thực hiện được nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
2. Luyện tập
- xấu - đẹp; xa – gần; rộng – hẹp
- nhóm trái nghĩa: sống – chết; chẵn – lẻ; chiến tranh – hoà bình : trái nghĩa lưỡng phân. Nhóm : già - trẻ; yêu – ghét; cao – thập; nông – sâu; giàu – nghèo: trái nghĩa thang độ.
VIII. Cấp độ khái quát nghĩa của từ.
1. Khái niệm: Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của từ khác (khía quát hơn hay ít khái quát hơn). Một từ được coi là nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm nghĩa của từ khác. Một từ ngữ được coi là nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong pham vịo nghĩa của từ ngữ khác. Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với từ ngữ này, đồng thời cũng có thể có nghĩa hẹp đối với từ ngữ khác.
2. Luyện tập: 
 Từ 
 Từ đơn Từ phức
 Từ ghép Từ láy 
 Đ. lập C. phụ Bộ phận Hoàn toàn
- Mầu: từ ghép là từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
XIX. Trường từ vựng:
1. Khái niệm: ...là tập hợp tất cả các rừ có nét chung về nghĩa. Trường ... bao giờ cũng được đặt trong một phạm vi nhất định, tuỳ theo ý nghĩa khái quát mà một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường TV.
 2. Luyện tập
- Từ tắm, bể hai từ cùng trường từ vựng-> tăng giá trị biểu cảm của câu nói, làm cho câu nói có sức tố cáo mạnh mẽ hơn.
Củng cố:
HS : Khái quát lại nội dung, nêu khái niệm và lấy ví dụ cụ thể.
Hướng dẫn, dặn dò:
- Học bài, nắm chắc nội dung đã học, thuộc các khái niệm.
- Làm lại các bài tập vào vở.
- Chuẩn bị: Xem lại kiến thức văn học để chuẩn bị kiểm tra viết 1 tiết.
IV. Rút kinh nghiệm.
Tuần 10: Từ ngày 26 tháng 10 năm 2009 đến ngày 31 tháng 10 năm 2009
Tiết (PPCT): 45
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
- Đánh giá bài làm, rút kinh nghiệm, sửa chữa các sai sót về các mặt ý tứ, bố cục, câu, từ ngữ, chính tả.
- Rèn kĩ năng diễn đạt, sửa chữa lỗi sai.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Soạn bài và chuẩn bị các lời nhận xét bài làm HS, bảng chữa lỗi chung.
- HS: Đọc và sửa bài ở nhà theo hướng dẫn của GV.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
* Tổ chức trả bài:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung kiến thức
Gọi học sinh nhắc lại đề bài
- Bài viết thuộc thể loại nào?
- Yêu cầu kể về vấn đè gì?
- Khi viết bài kể chuyện cần có những ý nào?
- Mở bài cần có những ý nào?
- Thân bài triển khai các ý theo thứ tự ra sao? Hãy nêu dàn bài sơ lược?
- Kết bài viết lên điều gì? 
- Nhận xét bài làm của học sinh.
- Chỉ ra các lỗi sai trong bài viết của học sinh và gọi học sinh chữa câu, từ sai.
- Nhắc lại đề bài.
- Nghe - trả lời - ghi chép.
- Nghe - trả lời - ghi chép.
- Nghe - trả lời - ghi chép.
- Nghe - trả lời - ghi chép.
- Nghe - trả lời - ghi chép.
- Nghe.
- Sửa lỗi sai.
I. Đề bài. Hãy tưởng tượng sau 20 năm nhân một dịp nào đó em về thăm lại trường xưa.
1, Tìm hiểu đề bài.
- Thể loại: Kể chuyện tưởng tượng(có sử dung yếu tố miêu tả)
- Yêu cầu: Kể chuyện Về thăm trường xưa.
2, Tìm ý.
- Giới thiệu thời điểm về thăm trường xưa.
- Hành trình về thăm trường
- Miêu tả chung khung cảnh trường
- Gặp gỡ các thầy giáo, cô giáo.
- Gặp gỡ các em học sinh.
3, Lập dàn ý.
a. Mở bài: (1điểm) Giới thiệu được thời điểm về thăm trường cũ (tôn trọng lựa chọn của hs: có thể là ngày 22/12; 26/3; 20/11 ; kỉ niệm ngày thành lập trường; ngày tết Nguyên Đán...
b. Thân bài: (7điểm) Kể + tả theo trí tưởng tượng.
- Hành trình về thăm trường (đường đi, phong cảnh quê hương...)
- Cảm xúc của bản thân - niềm bâng khuâng xao xuyến mong tới trường cũ.
- Miêu tả khái quát khung cảnh trường (theo trí tưởng tượng): Cổng trường, lớp học, cây cối, không khí trong phòng học...; Hồi ức về tuổi thơ.
- Cuộc gặp gỡ các thầy các cô giáo, trò chuyện cùng các thầy, cô (có người mới, người cũ). Miêu tả chi tiết một thầy hoặc cô mà em yêu quý nhất.
- Cuộc gặp gỡ các em học sinh (so sánh với tuổi thơ của mình; động viên các em...)
c. Kết bài: (1điểm) Kết thúc buổi thăm trường; Nêu cảm xúc của bản thân sau khi thăm lại trường xưa.
II. Nhận xét ưu điểm và nhược điểm.
Ưu điểm: 
- Đã xác định được yêu cầu của đề bài. Bài viết có nhân vật, có lời kể, có cốt truyện.
- Biết cách kể chuyện tưởng tượng, có sử dung các yếu tố miêu tả để bài viết thêm sinh động. 
- Một số bài viết có chất lượng tương đối tốt, lời văn gon gàng chính xác, sinh động. Cách trình bày khoa học, sạch sẽ.
Hạn chế: 
Một số bài viết còn sơ sài, trình bày còn cẩu thả, lời văn chưa thoát lên được ý. Cách sử dụng yếu tố miêu tả chưa đúng còn mơ hồ.
4. Củng cố: 
HS xem lại bài làm của mình và đối chiếu với những điều thầy đã sửa.
5. Hướng dẫn, dặn dò:
- Tiếp tục củng cố kiến thức về văn tự sự.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
- BTVN: Viết lại bài văn dựa trên cơ sở đã sửa lỗi trên lớp.
- Chuẩn bị: Ôn tập văn học Trung đại.
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 10: Từ ngày 26 tháng 10 năm 2009 đến ngày 31 tháng 10 năm 2009
Tiết (PPCT): *
ÔN TẬP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
I. Mục tiêu cần đạt: 
- Củng cố lại kiến thức đã học từ đầu năm học.
- Chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra 1 tiết.
- Rèn kỹ năng tổng hợp, khái quát nội dung về tác giả, tác phẩm, các bpnt.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Tổng hợp lại kiến thức phần Văn học.
- HS: Xem lại bài từ đầu năm đến giờ.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của học sinh.
Nội dung ôn tập:
Văn bản nhật dụng:
Đọc lại 3 bài văn bản nhật dụng: Phong cách Hồ Chí Minh, Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ Nêu được nội dung nghệ thuật. Học thuộc phần ghi nhớ.
b) Văn học trung đại:
*. Học thuộc lòng phần tiểu sử: Nguyễn Dữ, Phạm Đình Hổ, Ngô Gia văn phái, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu.
*. Nắm được nội dung và nghệ thuật của những tác phẩm sau đây: Chuyện người con gái Nam Xương, Hoàng Lê nhất thống chí, Truyện Kiều, Truyện Lục Vân Tiên ( Viết theo thể thơ gì? Chữ Nôm hay chữ Hán?)
*. Học thuộc lòng các đoạn trích: Chị em Thúy Kiều, Cảnh ngày xuân, Kiều ở lầu Ngưng Bích, Mã Giám Sinh mua Kiều, Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, Lục Vân Tiên gặp nạn.
*. Nắm được nội dung và nghệ thuật cảu các đoạn trích trên. Học thuộc lòng phần ghi nhớ.
4. Củng cố: 
- HS nêu lại vài điểm nổi bật của phần ôn tập
- Em thấy thích văn bản nào nhất? Vì sao?
5. Hướng dẫn, dặn dò:
- Về nhà học thuộc các đoạn thơ, nắm chắc nội dung đã học. 
- Phân tích được đặc điểm nhân vật.
- Tóm tắt được các văn bản tự sự.
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 10: Từ ngày 26 tháng 10 năm 2009 đến ngày 31 tháng 10 năm 2009
Tiết (PPCT): 46
KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI
(1 tiết)
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
- Củng cố lại kiến thức đã học từ đầu năm học đến giờ. 
- Biết phân tích đặc điểm của nhân vật.
- Rèn kỹ năng làm bài kiểm tra gồm hai phần: Trắc nghiệm khách quan (3 điểm) và Tự luận (7 điểm).	
II. Chuẩn bị: 
- GV: Đề kiểm tra.
- HS: Xem lại kiến thức từ đầu năm học.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
Giáo viên phát đề kiểm tra cho học sinh.
Đề:
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm). 
Khoanh tròn chữ đầu đáp án đúng trong các câu sau:
Câu 1. Tác giả của “Chuyện người can gái Nam Xương” là: (0.5 đ)
A – Nguyễn Du.
B – Nguyễn Dữ.
C – Nguyễn Đình Chiểu.
D – Ngô Thì Chí.
Câu 2. Trong “Chị em Thúy Kiều”, tác giả miêu tả vẻ đẹp của Vân trước Kiều vì : (0.5 đ)
A – Thuý Vân không phải là nhân vật chính.
B – Thuý Vân đẹp hơn Thuý Kiều.
C – Tác giả muốn làm nổi bật lên vẻ đẹp của Thuý Kiều.
D – Tác giả muốn đề cao vẻ đẹp của Thuý Vân.
Câu 3. Truyện Kiều thuộc thể loại: (0.5 đ)
A – Truyện cổ tích
C – Truyện thơ Nôm lục bát
B – Truyện lịch sử
D – Truyện ngắn
Câu 4. Bộ mặt xấu xa của bọn vua chúa phong kiến được thể hiện rõ nhất trong tác phẩm: (0.5 đ)
A – Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
C – Chuyện người con gái Nam Xương 
B – Hoàng Lê nhất thống chí
D – Truyện Kiều
Câu 5. Đặc điểm thể chí trong “ Hoàng Lê nhất thống chí ” là: (0.5 đ)
A – Thể văn vừa có tính chất văn học, vừa có tính chất lịch sử.
B – Lời ban bố mệnh lệnh của vua chúa xuống thần dân
C – Là thể văn nghị luận cổ được vua chúa trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết 
D – Là lời công bố chủ trương, đường lối, nhiệm vụ mà vua, triều đình nêu ra yêu cầu thần dân thực hiện
Câu 6. Câu nói: 	“Nhớ câu kiến nghĩa bất vi
	 Làm người thế ấy cũng phi anh hùng” 	
có nghĩa là: (0.5 đ)
A – Thọ ơn người thì phải biết đền ơn.
B – Làm người phải có tấm lòng bao dung, nhân ái
C – Làm ơn thì không cần được trả ơn.
D – Thấy việc nghĩa không làm không phải là anh hùng.
II. TỰ LUẬN (7 điểm). 
Câu 1: Tóm tắt “Chuyện người con gái Nam Xương” khoảng 12 dòng. (2 điểm)
Câu 2: Ghi lại 08 câu thơ liên tục tả về Thúy Kiều (Trong đoạn Chị em Thúy Kiều) . (2 điểm)
Câu 3: Em hãy nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản Kiều ở lầu Ngưng Bích. (2 điểm)
Câu 4. Từ văn bản Phong cách Hồ Chí Minh đã học, em học tập theo Bác những gì? (1 điểm)
4. Củng cố: 
GV thu bài
 5. Hướng dẫn, dặn dò:
Chuẩn bị bài: Đồng chí
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 10: Từ ngày 26 tháng 10 năm 2009 đến ngày 31 tháng 10 năm 2009
Tiết (PPCT): 47
ĐỒNG CHÍ
Chính Hữu
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
- Cảm nhận được tình cảm gắn bó chân thật, giản dị của những người lính cùng chung lí tưởng chiến đấu trong cuộc chiến tranh ái quốc.
- Hiểu được vẻ đẹp thiêng liêng, cao cả của tình đồng chí.
- Thấy được nghệ thuật cô đọng và giản dị trong các chi tiết đời sống, hình ảnh, ngôn ngữ giàu sức biểu cảm là nét nổi bật của văn bản..	
II. Chuẩn bị: 
- GV: Các tư liệu có liên quan, phiếu học tập.
- HS: Xem trước bài. Trả lời câu hỏi trong phần Đọc - hiểu văn bản.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc lòng đoạn trích Lục Vân tiên gặp nạn. PT sự việc LVT gặp nạn.
- Phân tích sự việc LVT thoát nạn.
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Đọc và tìm hiểu chung về văn bản
Hướng dẫn Đọc- hiểu văn bản
Học sinh đọc một đoạn - GV chỉnh sửa – hướng dẫn đọc tiếp (đọc diễn cảm)
- VB viết theo nhứng phương thức biểu đạt nào? PT nào là chủ yếu? Vì sao?
- Bức tranh minh hoạ cho phần nào của bài thơ?
HS đọc chú thích SGK/48
- Văn bản có hai nd chính: Cảm nghĩ về cội nguồn của tình đồng chí và cảm nghĩ về những biểu hiện của tình đồng chí. Nếu em cùng cảm nhận như vậy thì em sẽ tách đoạn bài thơ ntn?
chia làm ba phần.
I. Đọc và hiểu chung
1. Đọc văn bản
*Yêu cầu đọc: Chú ý đọc diễn cảm, nhẹ nhàng.
- Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm => tập chung diễn tả cảm nghĩ của con người về tình đồng chí.
- Bức tranh minh hoạ cho đoạn cuối của bài thơ.
2. Tìm hiểu chú thích:
 ( Cung cấp cho HS một số nét về tác giả)
3. Bố cục: 2 phần.
- Phần 1: sáu dòng thơ đầu
- Phần 2: còn lại. 
HOẠT ĐỘNG 2: Đọc – hiểu văn bản
Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản
- Trong cảm nhận của nhà thơ, tình đ/c liên quan đến những con người và những không gian cụ thể nào?
- Có gì giống nhau trong không gian và con người, để tạo thành tình đ/c?
- Từ đó, cơ sở của tình đ/c được cắt nghĩa ntn?
- Bình thường, người xa lạ là người không quen biết, còn khi đã thân thương gắn bó cùng nhau sẽ gọi là đôi người. Thế nhưng nhà thơ vẫn viết: Tôi ..lạ. Theo em, nhà thơ muốn thể hiện cảm nghĩ gì trong câu thơ này?
- Từ đó nhà thơ muốn cắt nghĩa đặc điểm nào của tình đồng chí?
- Lời thơ: Súng bên .. đầu gợi một cảnh tượng ntn? Từ đó, đặc điểm nào của tình đ/c được cắt nghĩa?
- Chi tiểt đêm rét... tri kỉ gợi một cách hiểu ntn về tình đ/c? Từ đó, có thêm một cách cảm nhận nào về tình đ/c?
- Đi hết đoạn thơ ta cảm nhận được tình cảm cội nguồn nào của tình đ/c?
-Lúc này, những đồng chí của tác giả là ai?
- Họ tự biết gì về hoàn cảnh của nhau? Hiểu nhau từ: ruộng nương, bạn thân cày, gian nhà lung lay, giếng nước gốc đa, đó là một cách hiểu ntn?
- Trong cách hiểu ấy nó thấm đượm tình cảm nào?
- Là đ/c nghĩa là cùng chung lưng đấu cật trong cuộc chiến gian lao. Cảm nghĩ này được nhà thơ thể hiện trong đoạn thơ nào của bài thơ?
- Em đọc được ở lời thơ đó hiện thực nào được phản ánh?
- Tình cảm đ/c nào được biểu hiện?
- Gian lao của đ/c còn được nói tới bằng những chi tiết điển hình nào?
- Theo em, đặc sắc của những chi tiết này là gì?
- Các chi tiết miệng cười buốt giá và thương nhau tay nắm lấy bàn tay gợi những cách hiểu về hiện thực và tình cảm nào của người lính?
- Từ những chi tiết điển hình trong đoạn thơ này, vẻ đẹp nào của tình đ/c được gợi mở?
- Ba dòng thơ cuối cùng gợi một cảnh tượng ntn? Cảnh tượng đó phản ánh hiện thực nào?
( HS tự bộc lộ)
II. Đọc – hiểu văn bản.
- Anh và tôi, nơi nước mặn đồng chua và nơi đất cày lên sỏi đá -> Họ đều là nông dân trên các miền quê nghèo khó, dù đó là miền xuôi... hay miền ngược... => tình đồng chí có cội nguồn cùng giai cấp đồng khổ.
- Tình đồng chí là một tình cảm mới mẻ, có sức liên kết tự nhiên, rông rãi mọi người cùng chung chí hướng.
- Tình đ/c là T. cảm gắn bó tươi mới và mãnh liệt
- Đội ngũ sát cảnh, trùng điệp trong đấu tranh.
-> Tình đ/c gắn kết con người thành một sức mạnh to lớn trong đấu tranh.
- Tình đ/c là sự chia sẻ buồn vui, xoá đi mọi khoảng cách -> Tình đ/c thân thương gắn bó như tình cảm bạn bè chân thật.
=> Tình đ/c được xây cất từ tình cảm của giai cấp cần lao. Đó là thứ tình cảm gắn bó tự nguyện, rông lớn và mới mẻ, nhưng cũng thật gần gũi với mọi người. Tình đ/c đã tạo thành sức mạnh của đội ngũ trong đấu tranh.
- Là người lính chống thực dân Pháp.
- Ruộng nương ....nhớ người ra lính. -> Hiểu thấu đáo, tường tận; hiểu bằng lòng cảm thông bè bạn.
- Thương cảm và đồng cảm.
- Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh... bàn tay.
-> Bệnh sốt rét rừng hành hạ những người lính.
- Cảm nhận và chia xẻ những đau đớn về thể xác.
- áo rách, quần vá, chân đất.
-> Chân thật, giản dị; gợi cảm nghĩ về những gian lao trong chiến tranh.
- Trong gian khổ vẫn có tiếng cười; những bàn tay chuyền hơi ấm cho nhau; tiếng cười yếu ớt không đủ xua đi buốt gia của khí trời; đó là những câu thơ tình thương được viết bằng cảm xúc thương cảm.
-> Vẻ đẹp của tình thương chân thành, mộc mạc (đồng cảm, đồng đau, đồng khổ)
- Đêm lạnh cóng nơi rừng già. Đêm nay ... muối; Hai người lính đứng bồng súng đợi giặc dưới chiến hào; từ đó nìn lên thấy trăng treo đầu súng.-> Hiện thực khắc nghiệt của c/ k/c chống Pháp; sát cánh đương đầu với kẻ thù
HOẠT ĐỘNG 3 : Tổng kết
- Em hiểu như thế nào về câu thơ cuối cùng?
- Em cảm nhận được những điều tốt đẹp nào của những con người gọi nhau là đ/c?
- Nhận xét về nghệ thuật của bài thơ
III. Tổng kết
- Cùng tin cậy; cùng chung lí tưởng chiến đấu; cùng chia sẻ hi sinh; cùng ước mơ về cuộc sống thanh bình.
- Thể thơ tự do, ít vần, ngôn ngữ giản dị, ...
4. Củng cố: 
- Khái quát nội dung bài giảng. 
- Ôn lại các khái niệm. Lấy ví dụ cụ thể
5. Hướng dẫn, dặn dò:
- Học bài – nắm chắc nội dung đã học, thuộc các khái niệm
- Làm lại các bài tập vào vở.
Chuẩn bị bài Tổng kết từ vựng tiếp theo.
IV. Rút kinh nghiệm:
Duyệt của Tổ trưởng
Ngày .. tháng .. năm 2009

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo án Ngu van 9 Tuan 10 (09-10).doc