A. Mục tiêu bài học
Qua giờ trả bài, nhằm giúp HS:
- Hiểu rõ những ưu, khuyết điểm của bài làm để củng cố kiến thức và kĩ năng về văn nghị luận.
- Rút kinh nghiệm về cách phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận.
- Viết được bài NLVH vừa thể hiện hiểu biết về tác phẩm , vừa nêu lên những suy nghĩ riêng, bước đầu có tính sáng tạo.
- Rèn luyện cách phân tích , nêu cảm nghĩ của bản thân.
B. Phương tiện thực hiện
- SGK, SGV
- Bài viết của học sinh
- Giáo án
Tiết theo PPCT: 20. Làm văn TRẢ BÀI SỐ 1, RA ĐỀ SỐ 2 (Học sinh làm ở nhà) Ngày soạn: 20.09.09 Ngày giảng: Lớp giảng: 11A 11C 11E 11K Sĩ số: A. Mục tiêu bài học Qua giờ trả bài, nhằm giúp HS: - Hiểu rõ những ưu, khuyết điểm của bài làm để củng cố kiến thức và kĩ năng về văn nghị luận. - Rút kinh nghiệm về cách phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận. - Viết được bài NLVH vừa thể hiện hiểu biết về tác phẩm , vừa nêu lên những suy nghĩ riêng, bước đầu có tính sáng tạo. - Rèn luyện cách phân tích , nêu cảm nghĩ của bản thân. B. Phương tiện thực hiện - SGK, SGV - Bài viết của học sinh - Giáo án C. Cách thức tiến hành GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi., thuyết trình D. tiến trình giờ giảng 1. Ổn định 2. Kiểm tra 15 phút Lớp 11K GV: Cảm nhận của em về 2 câu thơ: Xem qua kinh sử mấy lần nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương Yêu cầu: - Nghệ thuật: + Tiểu đối: nửa phần ghét >< nửa phần thương -> hai tình cảm thương ghét đan cài, tiếp nối sâu nặng trong tâm hồn tác giả; sự phân minh rõ ràng giữa hai trạng thái tình cảm. - Cơ sở của 2 tình cảm này xuất phát từ cuộc đời, từ thực tế, từ tình cảm yêu thương nhân dân, mong muốn nhân dân được sống tự do thái bình. 3. GTBM 4. Hoạt động dạy học Hoạt động của Thầy và Trò Yêu cầu cần đạt GV: yêu cầu HS nhắc lại đề bài Gv chép lại đề lên bảng Bàn về học vấn ngạn ngữ Hi Lạp có câu: Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào". Hãy trình bày quan điểm của em về câu ngạn ngữ đó. GV: đề bài thuộc kiểu đề nào? Nội dung, thao tác nghị luận và phạm vi tư liệu của đề? HS trả lời Gv ghi bảng GV: trong phần mở bài ta cần giới thiệu vấn đề gì? Nhử thế nào? HS trả lời Gv chốt lại GV: học vấn theo em hiểu là gì? HS trả lời Gv chốt lại GV: thế nào là chùm rễ và chùm rễ đắng cay trong câu ngạn ngữ này chỉ điều gì? GV: trong câu ngạn ngữ này hoa quả ngọt ngào chỉ điều gì? GV: Thanh Hoa (11e), Hà Tuân (11a) GV: Thành (11e) GV: Nguyễn Tuấn Vũ (11e) I. Phân tích đề và lập dàn ý 1. Phân tích đề - Kiểu đề: đề mở - có định hướng về nội dung và mở về phương pháp làm bài. - Nội dung đề: + Luận đề: Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào + Các luận điểm:Giải thích câu ngạn ngữ, chứng minh ý nghĩa câu ngạn ngữ, bình luận – đánh giá ý nghĩa câu nói. - Phương pháp: Giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận. - Tư liệu: trong cuộc sống xã hội và học tập. 2. Lập dàn ý a. Mở bài: - Dẫn dắt vấn đề - Trích dẫn câu ngạn ngữ b. Thân bài - Giải thích câu ngạn ngữ + Học vấn: những hiểu biết nhờ học tập mà có + Chùm rễ đắng cay: con đường để có những hiểu biết đầy khó khăn, gian khổ. + Hoa quả ngọt ngào: thành quả của việc vượt gian khổ để có trình độ học vấn nhất định. Nó đem lại niềm vui và hạnh phúc cho con người. - Mối quan hệ giữa học vấn - chùm rễ đắng cây - hoa quả ngọt ngào - Đánh giá vấn đề: + Câu ngạn ngữ này đúng + Có học vấn con người mới có điều kiện làm chủ thiên nhiên, xã hội và bản thân mình. + Muốn có học vấn thì phải nỗ lực không ngừng, khó khăn mấy cung không lùi bước (dẫn chứng minh hoạ) + Muốn hái được hoa quả ngọt ngào phải chấp nhận chùm rễ đắng cay. - Lấy dẫn chứng trong đời sống thực tế và văn học để chứng minh vấn đề - Liên hệ bản thân trong học tập và cuộc sống -> rút ra bài học cho bản thân để có nền học vấn cao. c. Kết bài - Khẳng định vấn tính đúng đắn của câu ngạn ngữ - Khái quát vấn đề II. Thang điểm - Điểm 9 - 10: đáp ứng tốt các yêu cầu nêu trên, lập luận chặt chẽ, bố cục hợp lí, văn viết lưu loát giầu cảm xúc - Điểm 7 - 8: cơ bản đáp ứng được yêu cầu nêu trên, khả năng phân tích có chỗ còn hạn chế, diễn đạt tương đối tốt, có thể mắc một số sai sót về diến đạt - Điểm 5 - 6: hiểu được yêu cầu cơ bản của đề, tỏ ra nắm được nội dung chính của câu ngạn ngữ nhưng khi nghị luận còn lúng túng. Nêu được 1/2 số ý - Điểm 2 - 4: chưa hiểu được đầy đủ nội dung của câu ngạn ngữ, diễn đạt yếu - Điểm 0 - 1: sai lạc hoàn toàn về nội dung và phương pháp nghị luận hoặc không viết được gì. * Lưu ý: khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. III. Nhận xét 1. Ưu điểm a. Về kĩ năng: - Nhận diện đúng và hiểu yêu cầu của đề. - Bố cục bài viết rõ ràng, dùng từ, đặt câu, dựng đoạn đa phần đạt yêu cầu. - Lập luận có sức thuyết phục. - Tìm được những dẫn chứng tiêu biểu trong cuộc sống và nhất là trong học tập. b. Về nội dung - Nêu được các luận điểm. - Làm rõ luận đề. - Có tích hợp kiến thức, có những suy nghĩ sáng tạo. - Có những bài viết thể hiện được cảm xúc cá nhân 2. Nhược điểm a. Về kĩ năng - Viết sơ sài, bố cục không rõ ràng, không đủ 3 phần - Một số bài viết còn mắc những lỗi khá sơ đẳng về chính tả: trao dồi, giạy dỗ, khuyên răng, xâu xa, sử dụng từ: việc học vấn - Thao tác giải thích và chứng minh còn yếu - Hành văn: có ý diễn đạt chưa rõ b. Về nội dung - Chưa nắm được nội dung và ý nghĩa của câu ngạn ngữ - Hiểu sai nội dung: học vấn là một kho tàng trí thức của loại người - Chưa thấy được mối quan hệ giữa 2 yếu tố "chùm rễ đắng cay" và "hoa quả ngọt ngào" IV. Tổng kết điểm 1. Lớp 11A - Điểm 7.0: - Điểm 6.0: - Điểm 5.0: - Điểm 4.0: - Điểm 3.0 - Điểm 2.0 2. Lớp 11C - Điểm 7.0: - Điểm 6.0: - Điểm 5.0: - Điểm 4.0: - Điểm 3.0 - Điểm 2.0 3. lớp 11E - Điểm 7.0: - Điểm 6.0: - Điểm 5.0: - Điểm 4.0: - Điểm 3.0 - Điểm 2.0 V. Trả bài và giải đáp thắc mắc (nếu có) VI. Đề bài viết số 2 (HS làm ở nhà) Đề bài: Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua các bài thơ “Tự tình II” của Hồ Xuân Hương và “Thương vợ" của Trần Tế Xương. 4. Củng cố và dặn dò - Nắm được cách làm bài văn nghị luận xã hội. - Khắc phục những lỗi sai. - Hoàn thiện bài viết số 2. Thời gian: 1 tuần. - Chuẩn bị bài: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu
Tài liệu đính kèm: