Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tôi yêu em

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tôi yêu em

I. Mục tiêu cần đạt;

 1. Về kiến thức:

 - Thấy đựoc vẻ đẹp của nhân vật trữ tình Puskin: Giản dị, chân thành, trong sáng, tinh tế về hình thức lẫn nội dung.

 -Cảm nhận được vẻ đẹp của tâm hồn trong tình yêu chân thành, say đắm vị tha của Puskin.

 2. Về kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích đọc-hiểu một bài thơ trữ tình.

 3. Về thái độ: Giáo dục tình cảm đặc biệt là tình yêu với tính văn hoá, tính cao thượng, vị tha.

II. Chuẩn bị của GV và HS:

 1.GV: SGK, SGV, thiết kế.

 2.HS: SGK, vở ghi, vở soạn.

III. Tiến trình bài học.

 1. ổn định lớp.

 2. Kiểm tra bài cũ.

 3. Bài mới:

 Nhắc đến tình yêu là cúng ta nhắc đến một trạng thái tình cảm rất phong phú, có vui, có

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2147Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tôi yêu em", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
 Tiết 95: Đọc văn
 Tôi yêu em
 ( A.X.Puskin)
I. Mục tiêu cần đạt;
 1. Về kiến thức:
 - Thấy đựoc vẻ đẹp của nhân vật trữ tình Puskin: Giản dị, chân thành, trong sáng, tinh tế về hình thức lẫn nội dung.
 -Cảm nhận được vẻ đẹp của tâm hồn trong tình yêu chân thành, say đắm vị tha của Puskin.
 2. Về kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích đọc-hiểu một bài thơ trữ tình.
 3. Về thái độ: Giáo dục tình cảm đặc biệt là tình yêu với tính văn hoá, tính cao thượng, vị tha.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
 1.GV: SGK, SGV, thiết kế.
 2.HS: SGK, vở ghi, vở soạn.
III. Tiến trình bài học.
 1. ổn định lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ.
 3. Bài mới:
 Nhắc đến tình yêu là cúng ta nhắc đến một trạng thái tình cảm rất phong phú, có vui, có buồn, có hạnh phúc, có khổ đau, có cả sự chia ly và những giọt nước mắt. Nhà thơ Xuân Diệu đã viết:
 Người ta khổ vì thương không phải cách
 Yêu sai duyên và mến chẳng nhầm người
 Có kho vàng nhưng tặng chẳng tuỳ nơi
 Người ta khổ vi xin không phải chỗ.
 Đường quen quá ai đi mà nhớ ngó
 Đến khi hay gai nhọn đã vào xương
 Vì thả lỏng không kiềm chế dây cương
 Người ta khổ vì không lui được nữa.
 Và trong bài ngày hôm nay chúng ta sẽ bắt gặp một tâm hồn Nga khi yêu, khi ghen, khi buồn đều rất đẹp, đẹp dến trong sang diệu kì qua bài “Tôi yeu em” của Puskin.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
* Hoạt động I: Cho HS tìm hiểu phần tiểu dẫn SGK.
CH: Em hãy nêu vài nét về tác giả Puskin?
GV: Nói thêm về tác giả và cho HS xem ảnh chân dung của Puskin hồi nhỏ và lúc trưởng thành.
CH: Về sự nghiệp của Puskin?
CH: Nội dung thơ Puskin?
CH: Em hãy nêu vài nét về hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
* Hoạt động II: Tìm hiểu bài thơ.
GV:Hướng dẫn HS cách đọc.
Câu 1,2: Đọc chậm ngập ngừng như một lời thú nhân, một lời tự nhủ.
Câu 3,4: Mạnh mẽ, dứt khoát như lời hứa.
Câu 5,6: Day dứt,u buồn, hồi nhớ.
Câu 7,8: Mong ước, tha thiết, điềm tĩnh.
CH: bài thơ này có thẻ chia thành máy phần? Nội dung của từng phần?
CH: Em có suy nhĩ gì về 3 tiếng “ Tôi yêu em” của nhân vật trữ tình?
CH: Tình yêu ấy là quá khứ hay hiện tại ( so sánh với bản dịch thơ ở cuối sách).
CH: ở câu thơ thứ 2 hình ảnh”Ngọn lửa tình”la do dịch giả thêm vào, nguyên tác của nó là “chưa tắt hẳn”.Hình ảnh đó gợi cho em điều gi?
CH: nhà thơ mong muốn điều gì cho người mình yêu ở hai câu thơ 3,4.
CH: Theo em thì mối quan hệ giữa tình cảm và lý trí đang diễn ra trong lòng nhân vật trữ tình như thế nào?
CH: Qua đó em thấy tình cảm của nhân vật em đối với nhà thơ như thế nào?
CH: Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình được thể hiện như thế nào trong 4 câu thơ đầu?
CH: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? tác dụng?
GV: Đây là điều dễ hiểu, yêu ma không được đáp đền sẽ dẫn đến sự tuyệt vọng đau đớn. 16 tiếng của hai câu thơ đã thể hiện những cảm xúc ẩn chìm trong tâm trạng của nhân vật trữ tình: cuồng nhiệt mà vô vọng, đằm thắm mà lo âu.
CH: Theo em thi ghen có xấu không? ( liên hệ thực tế ).
CH: 2 câu cuối có những nhân vật nào và mối liên hệ giữa các nhân vật?
CH: Điệp từ nào một lần nữa được nhắc lại? nó thể hiện điều gì?
GV: Tình yêu là một thứ tình cảm thiêng liêng, nó chỉ thăng hoa khi xuất phát từ hai phía. Biết rõ điều đó, Puskin đã có lời tâm nguyện gì cho người mình yêu ở câu thơ cuối?
GV: Câu cuối là một sáng tạo của dịch giả ( so sánh với bản dịch thơ cuối sách)
CH: Vậy nếu gặp phải hoàn cảnh như của Puskin, em có hành động như vậy không?
*Hoạt động 3: GV cho HS đọc ghi nhớ SGK.
I. Tiểu dẫn:
 1. Tác giả:
-Puskin( 1799-1837) Ông là “ mặt trời của thi ca Nga”.
-Sư nghiệp: Puskin viết nhiều thể loại.
+ Hơn 800 bài thơ trữ tình.
+ Tiểu thuyết bằng thơ.
+Trường ca.
+ Truyện ngắn.
+ Kịch
- Nội dung: Thể hiện tuyệt đẹp tâm hồn nhân dân Nga khao khát tự do và tình yêu.
- Nghệ thuật: Thơ Puskin là tiếng nói Nga trong sáng nhưng có sức hấp dẫn sâu sắc, tất cả là nhờ ngôn từ giản dị, trong sáng, cảm xúc thơ mang tính hướng nội, kín đáo, câu từ thơ mạch lạc, rõ ràng.
2. Bài thơ “ Tôi yêu em”
- Tôi yêu em là một trong những bài thơ nổi tiếng của Puskin, được khởi nguồn từ mối tình của nhà thơ với Ô-lê-nhi-na( người mà muà hè 1829 Puskin đã cầu hôn nhưng không được chấp nhận.)
II. Đọc-hiểu văn bản.
 1.Đọc-chia bố cục.
-Bố cục: chia 2 phần.
+Phần 1: 4 câu thơ đầu: Tình di,chân thành của Puskin.
_Phần 2: 4 câu thơ cuối: Tình yêu giản dị cao thượng và lời cầu chúc cho ngưòi minh yêu.
2. Phân tích:
a. 4 câu thơ đầu:
- 3 tiếng Tôi yêu em mở đầu như một tin hiệu thẩm mĩ, đây không phải là “ tôi yêu cô” cũng không phải là “ anh yêu em”. 3 tiếng ấy như là một lời giãi bày, một lời tự nhủ trực tiếp rất giẩn dị của nhân vật trũe tình.
- Tình yêu ấy la quá khứ nhưng vẫn âm ỉ cháy đến hiện tại, vẫn yêu va ấp ủ trong trái tim mình.
-Hình ảnh “ Ngon lửa tình”tình yêu mãnh liệt như ngọn lửa dai dẳng cháy và đốt sáng.
-Nhưng:+không để em bận lòng
 +không đẻ hồn em phải gợn bóng u hoài.
=> Sự tỉnh táo trong lý trí.Một sự quyết định dứt khoát, tự buộc mình phải chối bỏ tình yêu của minh, dập tắt ngọn lửa trong tim mình.
-Mối quan hệ : Tình cảm >< lí trí. Sự giằng xé , dằn vặt trong tâm hồn, yêu nhưng lại không được cho hồn mình làm khổ người mình yêu.
-Nhân vật em không hề yêu Puskin và nhà thơ đã gửi gắm vào đó một tình yêu đơn phương.
=> Nhân vật trữ tình đó là một chàng trai biết yêu chân thành nhưng cũng biết rút lui lặng lẽ khi tình yêu không được đáp đền. Biết đau cái đau của chính mình để người tình không phải bận tâm.
b. 4 câu thơ cuối.
- Điệp từ “tôi yêu em”
-> Nhấn mạnh tình yêu của mình đồng thời cũng bộc bạch cái đau đớn của một con ngươi yêu đơn phương.
-yêu: - âm thầm
 - không hi vọng
 - rụt rè
 - hậm hực lòng ghen.
=> Những cung bậc cảm xúc trong tình yêu, thể hiện sự phong phú, phức tạp trong tâm hồn.
-Ghen là một cảm xúc thường có khi yêu, ghn đúng chừng mực sẽ làm cho tình yêu thêm thi vị, nhưng ghen tuông mù quáng sẽ giết chết tình yêu.
- Nhân vật:
+ Tôi: đã yêu em.
+ Người tình: yêu em như tôi.
+ Em: không yêu tôi.
-Điệp từ “tôi yêu em” một lần nữa được nhắc lại nhằm khẳng định tôi yêu em, hơn nữa là một tình yêu bền bỉ, chân thành, dằm thắm. -> dù thế nào tôi vẫn yêu em.
“ Cầu em được người tình như tôi đã yêu em”.
=> Đó là lời cầu chúc chân thành, cao thượng và cũng là lời vĩnh biệt cho một mối tình không thể nào nguôi ngoai, vẻ đẹp của một tâm hồn biết tự vượt lên chính mình để đem lại hạnh phúc cho người mình yêu. ( thể hiện sự tinh tế của tác giả, không yêu được nhưng vẫn cầu chúc, vẫn vun đắp cho người yêu của mình được hạnh phúc, cho dù người đó không phải là mình. Tác giả đã mong muốn, gửi gắm tình cảm, sự yêu thương của mình dành cho cô gái vào một người thứ 3..)
* Ghi nhớ.
 4.Củng cố.
 -Nỗi buồn, tình yêu chân thành, vị tha, cao thượng của tác giả.
 - Nghệ thuật thơ trong sáng, giản dị.
 5.Dăn dò.
 -Đọc thuộc bài thơ, nắm chắc nội cung, nghệ thuật
 - Chuẩn bị bài đọc thêm “ Bài thơ số 28” của Tago.

Tài liệu đính kèm:

  • docToi yeu em(4).doc