Tiết 99
NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN (tiếp theo)
V.Huygô
1. Mục tiêu
Giúp học sinh:
a. Về kiến thức
- Hiểu được sức mạnh và sự cảm hóa của lòng yêu thương và căm giận của những con người khốn khổ.
- Nắm được đặc trưng cơ bản của bút pháp lãng mạn chủ nghĩa của Huy-gô.
b. Về kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
Phân tích tâm lí, tính cách và xung đột nhân vật.
c. Về thái độ
Qua việc tiếp nhận văn bản bồi dưỡng và giáo dục học sinh tình yêu thương, lòng nhân đạo giữa con người với con người và thái độ căm ghét cái xấu, cái ác.
Ngày soạn: Ngày dạy: Dạy lớp: 11A Ngày dạy: Dạy lớp: 11B Ngày dạy: Dạy lớp: 11C Tiết 99 NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN (tiếp theo) V.Huygô 1. Mục tiêu Giúp học sinh: a. Về kiến thức - Hiểu được sức mạnh và sự cảm hóa của lòng yêu thương và căm giận của những con người khốn khổ. - Nắm được đặc trưng cơ bản của bút pháp lãng mạn chủ nghĩa của Huy-gô. b. Về kĩ năng Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. Phân tích tâm lí, tính cách và xung đột nhân vật. c. Về thái độ Qua việc tiếp nhận văn bản bồi dưỡng và giáo dục học sinh tình yêu thương, lòng nhân đạo giữa con người với con người và thái độ căm ghét cái xấu, cái ác. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh a. Chuẩn bị của giáo viên SGK, SGV, GA, TLTK. b. Chuẩn bị của học sinh SGK, bài soạn, tài liệu liên quan 3. Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ học * Đặt vấn đề vào bài mới (1’): Tiết trước các em đã tìm hiểu những nét KQ về TG, TP, và nhưng đặc điểm cơ bản về nhân vật Gia- ve . Vậy ngoài nhân vật Gia-ve, còn có những vân vật nào có những đặc điểm gì đó là ND mà bài học hôm nay thầy trò ta cùng nhau tìm hiểu. b. Dạy nội dung bài mới: Hoạt động của giáo viên TG Hoạt động của học sinh 30 I. Tìm hiểu chung II. Đọc – hiểu 1. Nhân vật Gia-ve. 2. Nhân vật Ma-đơ-len Trước hết hãy giới thiệu vài nét về nhân vật GiăngVan-giăng ? - Là nhân vật trung tâm của cuốn tiểu thuyết. Con người có hoàn cảnh sống hết sức phức tạp: . Lúc là tên tội phạm (Vì ăn cắp bánh mì nuôi các cháu), là tù nhân khổ sai. . Lúc là ông thị trưởng luôn cưu mang, cứu giúp mọi người. . Lúc là một ông già hết lòng vun đắp cho tình yêu và cuộc sống của lớp trẻ (Như Mariuyt và Cô-dét) Ở đoạn trích này tác giả tập trung khắc họa thái độ tình cảm của nhân vật GiăngVan-giăng đối với những nhân vật nào ? ? ở những thời điểm nào ? (Qua mấy chặng ? Với ai ? ) - Với Gia-ve và với Phăng-tin. . 2 thời điểm: Trước và sau khi Phăng-tin tắt thở. -- >:Miêu tả nhân vật này tác giả tạo ra cái nhìn khác thường, tương phản, đối lập hoàn toàn với cái nhìn về Gia-ve. Phân tích thái độ của GiăngVan-giăng đối với Gia-ve ? a. Trước khi Phăng-tin tắt thở * Thái độ đối với Gia-ve - Thoạt đầu hết sức bình tĩnh, nhẫn nhục, tuyệt đối phục tùng, không hề phản kháng lại dù chỉ là một lời nói, một cử chỉ nhỏ trước thái độ hống hách hung hãn thậm chí lăng nhục của tên chó săn Gia-ve. Gia ve Giăng van giăng 1. Gia-ve xuất hiện . 2. Quát tháo, lời nói thô bỉ,, túm cổ áo Giăngvăn-giăng 1. “Tôi biết là anh muốn gì rồi” 2. Điềm tĩnh, gỡ bàn tay hắn, hạ giọng, thì thầm nói riêng: “Tôi cầu xin anh một điều” Tại sao GiăngVan-giăng phải nhún nhường như vậy trước tên thanh tra mật thám . GiăngVan-giăng biết là Gia-ve đến để bắt mình nhưng vì sao không nói “Tôi GV yêu cầu học sinh đọc đoạn văn từ “Giăngvan-giăng tì khuỷu tay...” đến hết. Tìm các chi tiết biểu hiện những hành động, cử chỉ cụ thể của GiăngVan-giăng chăm sóc cho người đã khuất ? Những hành động đó của Giăng Van-giăng gợi cho các em suy nghĩ gì ? Trước cử chỉ ấy của GiăngVan-giăng điều kì lạ gì đã xảy ra ? Em có nhận xét gì về chi tiết nghệ thuật “nụ cười”, “khuôn mặt rạng rỡ” của Phăng-tin và quan niệm của tác giả về cái chết trong đoạn cuối ? Bằng trí tưởng tượng của mình, em có thể cho biết, “lúc ghé tai Phăng-tin thì thầm”, GVG có nói gì với Phăng-tin không ? Nhận xét về nhân vật GiăngVan-giăng trong trích đoạn ? Theo em như vậy cuối cùng ai là người cầm quyền khôi phục uy quyền ? - Mục đích: . Tạo bầu không khí yên tĩnh, tốt cho Phăng-tin. . Cốt sao cho tên này chấp thuận một điều rất đơn giản là hoãn việc bắt ông lại trong 3 ngay để ông có thì giờ đi tìm Cô-dét về cho Phăng-tin. . Đồng thời, GiăngVan-giăng cũng khẩn cầu hắn không để cho Phăng-tin biết việc này, tránh gây xúc động mạnh cho nàng trong lúc cơn bệnh đang nguy kịch. Đều là mục đích cao cả. Ta hiểu vì sao GiăngVan- giăng lại xử sự như vậy- không phải là sự hèn yếu, hèn nhát mà đó là cách cư xử của một người hiểu hoàn cảnh và muốn cứu vớt Phăng-tin trong lúc bệnh tình nguy kịch. * Thái độ đối với Phăng-tin: - Thực sự nhẹ nhàng, trìu mến, tỏ ra là chỗ dựa tin cậy cho Phăng-tin. + Khi Phăng-tin cầu cứu Giăng-van-giăng: “Ông Mađơlen cứu tôi với”, Giăng Van-giăng giọng nhẹ nhàng, điềm tĩnh “Cứ yên tâm...” để Phăng-tin an lòng. + Và nói với Gia-ve: “Tôi biết là anh muốn gì rồi.” - GiăngVan-giăng thật tinh tế trong ngôn ngữ, cẩn trọng trong lời nói. cách nói lấp lửng để Gia-ve hiểu mình nói gì mà không có sự phản bác và để Phăng-tin không biết sự thật mục đích đến đây của Gia-ve. b. Sau khi Phăng-tin tắt thở. * Thái độ đối với Gia-ve. - Do thái độ nhẫn tâm, hung hãn đến cực độ của tên Gia-ve bất chấp mọi lời khẩn cầu của GiăngVan-giăng khiến Phăng-tin đã tắt thở một cách đột ngột, thảm thương. * Thái độ đối với Phăng-tin. - Nhà văn tập trung bút lực diễn tả tình cảm của GiăngVan-giăng dành cho Phăng-tin lúc chị đã tắt thở. Một đoạn văn đặc sắc, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng độc giả. Vừa khắc sâu được tính cách nhân vật, vừa thể hiện rõ ngòi bút lãng mạn của Huy-gô. + Trước hết ta nhận thấy ở GiăngVan-giăng hình ảnh của một người cha hiền từ, nhân đức, ngồi bên thi hài đứa con đau khổ vừa qua đời, “mơ màng” ngắm nhìn đứa con lần cuối trong một nỗi ân hận không nguôi và nỗi thương xót vô hạn. + Ta còn nhận thấy ở GiăngVan-giăng hình ảnh của một người mẹ rất mực hiền hậu, bằng những cử chỉ săn sóc, sửa sang, rất tỉ mỉ, âu yếm nâng giấc cho con gái lần cuối. ->Tạo cho người đọc một niền xúc động vô bờ bến. - Ta thấy một điều kì lạ: Trên môi Phăng-tin nở một nụ cười “không sao tả được”, rồi khuôn mặt tuởng chừng như còn hằn sâu dấu vết của sự hoảng hốt, kinh hãi, tuyệt vọng bỗng “sáng rỡ lên một cách lạ thường”. - Đó là một chi tiết đậm màu sắc lãng mạn, giàu chất thơ: là nụ cười thanh thản về với chúa để an ủi, xoa dịu con người cả một đời lao đao khốn khổ. Đó là nụ cười rạng rỡ khi chạm vào nguồn yêu thương dạt dào của GiăngVan-giăng, là niềm tin hi vọng khởi sinh từ tuyệt vọng gửi cho người ở lại... - Quan niệm của tác giả về cái chết: “Chết là đi vào bầu ánh sáng vĩ đại” đây cũng là một cái nhìn lãng mạn, khác thường, không giống như quan niệm bình thường. Cái thiện bao giờ cũng gắn với thế giới ánh sáng. --> Tất cả chỉ có thể là sản phẩm của bút pháp lãng mạn và cảm hứng nhân đạo tràn đầy của V. Huy-gô. Nó là minh chứng đẹp cho chủ nghĩa nhân đạo, cho sức mạnh tình thương trong cuộc đời đen tối. -- > Nụ cười và khuôn mặt ấy đã kéo màn bi kịch ra khỏi sự bi lụy, đem tới cho con người một niềm tin tuởng vào cái thiện, vào tình yêu thương của con người. - Hẳn là một lời hứa mà người mẹ ấy khao khát được nghe thấy, được nhìn thấy: Hình ảnh đứa con bé bỏng Cô-dét đã được ông thị trưởng Mađơlen đưa về với người mẹ đáng thương. - Nhân vật của chủ nghĩa lãng mạn, biểu tượng cho chúa Giêsu cứu thế, cho cái thiện, cho tình yêu thương bao la của con người. Hình ảnh Giăngvan-Giăng càng lớn lao, cao cả, đẹp đẽ bao nhiêu thì hình ảnh tên Gia-Ve càng bé nhỏ, hèn hạ, xấu xa đến mức tột cùng bấy nhiêu. - Mở đầu màn kịch Giăngvan-giăng là người cầm quyền, giữa màn kịch GiăngVan-giăng đánh mất uy quyền nhưng kết thúc màn kịch, GiăngVan-giăng đã khôi phục uy quyền của người cầm quyền chân chính bằng sức mạnh của tình yêu thương cao thượng. Cái thiện đã chiến thắng cái ác. Nụ cười của sự sống nở trên môi người chết. Yêu thương, hy vọng bắt đầu từ tuyệt vọng, khổ đau. Đánh giá về đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích ? Giá trị nội dung ? 10 III. TỔNG KẾT 1, Nghệ thuật: Thành công ở bút pháp lãng mạn, cảm hứng nhân đạo và cách xây dựng nhân vật tương phản, đối lập đến gay gắt.. Miêu tả tình huống cụ thể, sinh động... 2, Nội dung: Phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, trong đó cái thiện chiến thắng bởi cái cao cả, cái lớn lao (đại diện chính là nhân vật Giăngvan-giăng). Từ đó tác giả đi đến khẳng định sức mạnh cải tạo kì diệu của tình yêu thương, lòng nhân đạo. c. Củng cố, luyện tập (3') Đoạn trích để lại cho em suy nghĩ gì ? Đoạn trích làm chúng ta thêm cảm thông và yêu quý những người lao khổ trong xã hội có áp bức, bóc lột và càng căm thù những chế độ có áp bức, bóc lột. Giúp ta cảm nhận sâu sắc thêm chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa nhân đạo ở V.Huy-gô - văn hào nổi tiếng nhất của nước Pháp thế kỉ XIX. d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1') + Bài cũ: Nắm vững nội dung tư tưởng của tác phẩm Những người khốn khổ.. Giá trị đoạn trích; phân tích được tính cách nhân vật và nghệ thuật biểu hiện nhân vật. + Bài mới: Đọc trước bài Luyện tập thao tác lập luận bình luận.
Tài liệu đính kèm: