Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 85: Đọc văn Chiều tối - Hồ Chí Minh

Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 85: Đọc văn Chiều tối - Hồ Chí Minh

Tiết 85: Đọc văn

CHIỀU TỐI

Hồ Chí Minh

1. Mục tiêu

 Giúp HS:

 a. Về kiến thức

 - Cảm nhận được vẻ đẹp của tâm hồn Hồ Chí Minh: Sự kết hợp hài hòa giữa chiến sĩ và thi sĩ, giữa yêu nước và nhân đạo.

- Thấy được sắc thái vừa cổ điển vừa hiện đại của bài thơ.

Tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh :

Thấy được tình yêu thiên nhiên, phong thái ung dung tự tại, bản lĩnh cách mạng của Bác.

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1959Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 85: Đọc văn Chiều tối - Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11A
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11B
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11C
Tiết 85: Đọc văn
CHIỀU TỐI
Hồ Chí Minh
1. Mục tiêu
 Giúp HS: 
 a. Về kiến thức
- Cảm nhận được vẻ đẹp của tâm hồn Hồ Chí Minh: Sự kết hợp hài hòa giữa chiến sĩ và thi sĩ, giữa yêu nước và nhân đạo.
- Thấy được sắc thái vừa cổ điển vừa hiện đại của bài thơ.
Tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh :
Thấy được tình yêu thiên nhiên, phong thái ung dung tự tại, bản lĩnh cách mạng của Bác.
 b. Về kỹ năng
Rèn kỹ năng đọc – hiểu tác phẩm trữ tình
Phân tích một bài thơ tứ tuyệt theo đặc trưng thể loại.
 c. Về thái độ
Bồi dưỡng tình cảm kính yêu đối với Bác và ý thức yêu quí cuộc sống mới, tự hoàn thiện nhân cách của bản thân mình để noi gương Bác.
2. Chuẩn bị của GV và HS
a. Chuẩn bị của GV
 SGK, SGV, GA, TLTK.
b. Chuẩn bị của HS
 SGK, bài soạn, tài liệu liên quan
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ học.
* Đặt vấn đề vào bài mới (1’):
Một người yêu đời say mê cuộc sống bao giờ cũng nhạy cảm với thời gian. Đối với Hồ Chí Minh thời gian là nhịp điệu của vũ trụ, nhịp sống của con người. Thời gian là sự vận động phát triển của cuộc sống.
b. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên 
TG
Hoạt động của học sinh
Nêu vài nét về tập thơ Nhật kí trong tù? (Hoàn cảnh ra đời, giá trị cơ bản)
5
I. Tìm hiểu chung
- Nhật kí trong tù:
+ Sáng tác từ 8 - 1942 đến 9 - 1943 tại nhà tù Trung Quốc trong hoàn cảnh bị đày ải khổ cực.
+ Gồm 134 bài thơ được viết bằng chữ Hán.
- Giá trị: Thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách HCM, thể hiện hiện thực nhà tù chế độ Tưởng Giới Thạch.
Xuất xứ bài thơ Chiều tối?
- Chiều tối: là bài thơ số 31 của tập thơ. Được gợi cảm hứng trên đường chuyển lao của Hồ Chí Minh từ Tĩnh Tây đến Lao Bảo vào cuối thu năm 1942.
Đọc và xác định bố cục bài thơ?
- Bố cục:
+ Hai câu đầu: bức tranh thiên nhiên chiều muộn nơi núi rừng
+ Hai câu cuối: bức tranh cuộc sống sinh hoạt của con người.
II. Đọc hiểu
15
1. Hai câu đầu: bức tranh thiên nhiên chiều muộn nơi núi rừng
So sánh bản dịch thơ và phiên âm, dịch nghĩa, em thấy có điều gì chưa đạt?
- So sánh:
+ Dịch thơ: 
 -> chưa dịch chữ cô trong cô vân 
 -> mạn mạn dịch là trôi nhẹ chưa sát
=> Chưa diễn tả được sự đơn lẻ và trôi chầm chậm của chòm mây.
Hai câu thơ hiện lên một bức tranh thiên nhiên như thế nào?
- Cánh chim bay mỏi mệt về rừng tìm chốn ngủ:
Trong thơ ca cổ, hình ảnh cánh chim bay về tổ, về rừng núi thường mang ý nghĩa gì về thời gian?
+ Thời gian: chiều tà.
+ Không gian: rừng núi
Nhưng điểm đặc biệt của Bác khi cảm nhận cánh chim so với các nhà thơ trước là gì?
-> Bác cảm nhận đây là một cánh chim mỏi, tức cảm nhận rất sâu sắc trạng thái sâu bên trong của sự vật.
Cội nguồn của sự cảm nhận ấy xuất phát từ đâu?
-> Từ sự tương đồng giữa hai đối tượng, từ tình yêu bao la dành cho mọi sự sống trên đời.
Không chỉ miêu tả cánh chim, chúng ta còn thấy xuất hiện hình ảnh nào? Hình ảnh đó có gì đặc biệt? (gợi cho em nhớ đến thơ của ai?)
- Hình ảnh chòm mây:
+ Gợi nhớ đến thơ Thôi Hiệu:
Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay.
đến thơ Nguyễn Khuyến:
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Nhưng điều đặc biệt là chòm mây trong thơ Bác gợi đến một không gian như thế nào? 
+ Gợi không gian cao rộng, êm ả, trong trẻo của một chiều thu nơi núi rừng Quảng Tây. Gợi một không gian dường như mênh mông và thời gian như ngừng trôi.
+ Chòm mây như mang tâm trạng con người: cô đơn và lẻ loi, lặng lẽ, mang nỗi buồn trong cảnh ngộ chia lìa.
-> Thể hiện phong thái ung dung của tác giả. 
Nhận xét về bức tranh thiên nhiên trong hai câu thơ?
=> Hai câu thơ mang vẻ đẹp cổ điển, chỉ dùng những nét chấm phá mà thể hiện được bức tranh núi rừng rất tinh tế: âm u, vắng vẻ, quạnh hiu
=> Thể hiện bản lĩnh kiên cường của người chiến sĩ.
15
2. Hai câu sau.
ở hai câu cuối, khung cảnh gì được hiện lên?
Điệp vòng các chữ ma bao túc có ý nghĩa gì? Cô gái có vẻ đẹp như thế nào?
- Hai câu cuối là bức tranh về đời sống của nhân dân:
+ Hình ảnh cô gái xóm núi xay ngô.
+ Điệp vòng: ma bao túc tạo nên sự nối âm liên hoàn, nhịp nhàng như vòng quay không dứt của động tác xay ngô:
-> trẻ trung, khoẻ mạnh, sống động trong cuộc sống lao động bình dị
-> chăm chỉ, cần mẫn với công việc của mình.
-> Mang lại hơi ấm của sự sống, mang lại chút niềm vui và hạnh phúc cho người tù.
Nhận xét về không gian, thời gian ở hai câu cuối? Bài thơ không nói tới tối mà vẫn thể hiện được rằng thời gian đã tối vì sao?
- Không gian ngày càng được thu nhỏ lại, thời gian cũng vận động:
+ Không gian: bếp lửa hồng
+ Từ "hồng" -> thời gian: buổi tối. Đây là nhãn tự của bài thơ
-> cảnh đêm tối ấm áp, bừng sáng
-> Làm xua đi uể oải, mệt nhọc
-> làm sáng lên khuôn mặt cô gái
Theo em, hình ảnh đêm tối với ngọn lửa hồng, với hình ảnh cô gái xay ngô tối gợi lên cho em điều gì? 
 => Tăng thêm sức mạnh cho người đang cất bước, ước mơ về một mái ấm gia đình của người đang lưu lạc.
=> Thể hiện tâm hồn nhà cách mạng đã vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt để đồng cảm với đời thường.
Như vậy, chiều hướng vận động của bài thơ là gì?
- Chiều hướng vận động của bài thơ: từ ánh chiều âm u, lạnh lẽo đến ánh lửa hồng ấm áp, từ nỗi buồn đến niềm vui. Nó cho thấy cái nhìn tràn đầy lạc quan yêu đời và tình thương nhân dân của Bác.
Nhận xét về nghệ thuật của bài thơ?
4
III. Tổng kết
- Nghệ thuật: vừa có nét cổ điển, vừa có nét hiện đại. ngôn ngữ thơ rất linh hoạt và sáng tạo.
- Nội dung: thể hiện vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ: kiên cường, yêu thiên nhiên, nhân dân.
c. Củng cố, luyện tập (3')
HS đọc, khắc sâu phần ghi nhớ SGK
Có ý kiến cho rằng: thơ HCM đậm chất Đường thi mà lại rất hiện đại. Có thể nhận thấy điều này trong bài Chiều tối như thế nào?
HS: Căn cứ vào phần phân tích bài thơ để trả lời, củng cố bài học.
d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1')
 + Bài cũ:Học thuộc phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ
 Phân tích bài thơ
 + Bài mới: Chuẩn bị bài tiếp theo theo hướng dẫn SGK. Bài thơ Từ ấy

Tài liệu đính kèm:

  • doc85-chieu toi moi.doc