Tiết 83: Đọc văn
ĐÂY THÔN VĨ DẠ
Hàn Mặc Tử
1. Mục tiêu
Giúp HS:
a. Về kiến thức
- Cảm nhận được tình yêu đời, lòng ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc qua bức tranh thiên nhiên phong cảnh xứ Huế.
- Nhận biết được sự vận động của tứ thơ, của tâm trạng chủ thể trữ tình và bút pháp tài hoa, độc đáo của Hàn Mặc Tử.
b. Về kỹ năng
- Đọc – hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
- Cảm thụ - phân tích tác phẩm thơ.
c. Về thái độ
Bồi dưỡng tình yêu cuộc sống và vẻ đẹp thiên nhiên, con người Việt Nam.
Ngày soạn: ...../1/10 Ngày dạy: ...../1/10 Dạy lớp: 11A Ngày dạy: ...../1/10 Dạy lớp: 11C Ngày dạy: ...../1/10 Dạy lớp: 11D Tiết 83: Đọc văn ĐÂY THÔN VĨ DẠ Hàn Mặc Tử 1. Mục tiêu Giúp HS: a. Về kiến thức - Cảm nhận được tình yêu đời, lòng ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc qua bức tranh thiên nhiên phong cảnh xứ Huế. - Nhận biết được sự vận động của tứ thơ, của tâm trạng chủ thể trữ tình và bút pháp tài hoa, độc đáo của Hàn Mặc Tử. b. Về kỹ năng - Đọc – hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại. - Cảm thụ - phân tích tác phẩm thơ. c. Về thái độ Bồi dưỡng tình yêu cuộc sống và vẻ đẹp thiên nhiên, con người Việt Nam. 2. Chuẩn bị của GV và HS a. Chuẩn bị của GV SGK, SGV, GA, TLTK. b. Chuẩn bị của HS SGK, bài soạn, tài liệu liên quan 3. Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ học. * Đặt vấn đề vào bài mới (1’): Trong phong trào thơ mới, Hàn Mặc Tử là một nhà thơ khá đặc biệt. Nhớ đến ông là nhớ đến một cuộc đời ngắn ngủi mà đầy bi kịch. Nhớ đến Hàn Mặc Tử những vần thơ điên loạn, dính máu và nhớ đến cả những vần thơ tuy buồn đau mà trong sáng, đầy hư ảo mà đẹp một cách kì lạ. Đây thôn Vĩ Dạ là một trường hợp như thế. b. Dạy nội dung bài mới: Hoạt động của GV TG Hoạt động của HS 15 I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả Trình bày vài nét về tác giả Hàn Mặc Tử? - HMT (1912 - 1940), tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí, quê Quảng Bình trong một gia đình công giáo. - HMT có cuộc đời bất hạnh. Dù cuộc đời bất hạnh như vậy nhưng tác giả đã để lại cho chúng ta những tập thơ nào? - Tác phẩm: Gái quê, Thơ điên, Xuân như ý, Qua các tác phẩm đó, ta thấy văn chương HMT như thế nào? - Ông là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mãnh liệt trong phong trào thơ mới. Là “ngôi sao chổi trên bầu trời thơ Việt Nam”. 2. Tác phẩm Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? - Viết năm 1938 trong lúc nhà thơ đang mang trọng bệnh, in trong tập Thơ điên. - Được gợi cảm hứng từ mối tình đơn phương giữa Hàn Mặc Tử với Hoàng Thị Kim Cúc. II. Đọc - hiểu 10 1. Khổ 1: Cảnh ban mai thôn Vĩ và tình người tha thiết Câu mở đầu có thể hiểu như thế nào? - Câu mở đầu là câu hỏi tu từ mang nhiều sắc thái: + Là một lời hỏi + Lời trách nhẹ nhàng + Lời mời mọc ân cần. Sau câu hỏi đó, hình ảnh Vĩ Dạ được hiện lên như thế nào? Hai từ nắng được sử dụng có ý nghĩa gì? Em hiểu thế nào về mướt xanh như ngọc? - Ba câu tiếp gợi lên vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên thôn Vĩ lúc hừng đông: + Hai từ nắng: gợi lên vẻ đẹp thanh tân, tinh khôi, trong trẻo, khắp vườn Vĩ Dạ tràn đầy ánh sáng. + mướt xanh như ngọc: -> Mướt: ánh lên vẻ óng ả, mượt mà, đầy xuân sắc, một màu xanh mỡ màng, tràn trề sự sống. -> Xanh như ngọc: là màu xanh lung linh, ngời sáng, long lanh. Cảnh Vĩ Dạ được hiện lên như thế nào? => Vườn Vĩ Dạ xinh như một bài thơ tứ tuyệt trong buổi bình minh đã làm thành một viên ngọc lớn, vừa thanh khiết vừa cao sang. Vậy con người Vĩ Dạ hiện lên như thế nào? GV: Mặt má bầu ngó lâu muốn chửi Mặt chữ điền tiền rưỡi cũng mua - Anh thương em không thương bạc thương tiền Mà anh thương khuôn mặt chữ điền của em. - Con người: + Mặt chữ điền: vẻ mặt phúc hậu. + Kín đáo, nhẹ nhàng Nhận xét chung của em về bức tranh thôn Vĩ? => Đẹp, tươi sáng, trong trẻo, gợi cảm, đầy sức sống. Em cảm nhận gì về tâm hồn của tác giả qua khổ thơ? - Tâm hồn tác giả: nhạy cảm, yêu thiên nhiên, con người tha thiết cùng niềm băn khoăn, day dứt của tác giả. Cảnh Vĩ Dạ đẹp như vậy, người Vĩ Dạ hiền lành, dịu dàng là vậy mà tác giả không thể về thăm, không thể chung sống, theo em, tâm trạng của tác giả sẽ như thế nào. Chúng ta cùng chuyển tiếp sang đoạn 2. 15 2. Khổ 2 Ở khổ 2, hình ảnh Vĩ Dạ được hiện lên trong thời gian, không gian như thế nào? - Thời gian: lúc hoàng hôn, lúc tối. - Không gian: trời mây, sông nước xứ Huế. Hai câu đầu, bức tranh xứ Huế hiện lên như thế nào? Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? - Câu đầu: + Gió, mây vốn là những thứ không thể chia tách trong thực tế. + Trong bài thơ, gió mây mỗi sự vật đi một hướng, một đường - Câu 2: nhà thơ đã nhân hóa con sông thành một sinh thể có tâm trạng để giãi bày tâm tư của chính mình. => Bức tranh thiên nhiên ảm đạm, nhuốm màu chia lìa, gợi một nỗi buồn hiu hắt. Hai câu tiếp hiện lên hình ảnh gì? Em cảm nhận gì về cảnh đó? - Hai câu sau tả dòng Hương trong đêm trăng: + Dòng Hương như được dát bạc lộng lẫy trở thành dòng sông trăng. + Thuyền ai: gợi nên bao ngỡ ngàng, vừa quen vừa lạ. => Cảnh mang vẻ đạp lãng mạn, thơ mộng, thân thương. Trong thơ ca, thuyền, bến, trăng thường có ý nghĩa biểu tượng gì? - Thuyền, bến, trăng: tượng trưng cho người con gái và con trai và hạnh phúc lứa đôi. Thuyền trăng, bến trăng có ý nghĩa gì? + Thuyền trăng: thuyền chở tình yêu + Bến trăng: bến bờ hạnh phúc -> Liệu con thuyền tình yêu có vượt được thời gian để cập bến bờ hạnh phúc? Câu thơ thể hiện tâm trạng gì của tác giả? => Thể hiện sự khắc khoải, chờ đợi tình yêu, hạnh phúc mỏi mòn của thi nhân. c. Củng cố, luyện tập (3') Hàn Mặc Tử là người như thế nào qua hai khổ thơ đầu? - Yêu Vĩ Dạ tha thiết - Khát khao mong trở về thăm Vĩ Dạ. - Tâm trạng phấp phỏng, lo lắng, khát khao được bầu bạn, chia sẻ. - Thể hiện sự cô đơn, mặc cảm thân phận d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1') + Bài cũ: Học thuộc bài thơ Phân tích câu thơ mà em cho là hay nhất + Bài mới: Chuẩn bị phần còn lại theo hướng dẫn SGK. Ngày soạn: Ngày dạy: Dạy lớp: 11A Ngày dạy: Dạy lớp: 11B Ngày dạy: Dạy lớp: 11C Tiết 84: Đọc văn ĐÂY THÔN VĨ DẠ Hàn Mặc Tử Đọc thêm: TƯƠNG TƯ Nguyễn Bính 1. Mục tiêu Giúp HS: a. Về kiến thức Đây thôn Vĩ Dạ - Cảm nhận được tình yêu đời, lòng ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc qua bức tranh thiên nhiên phong cảnh xứ Huế. - Nhận biết được sự vận động của tứ thơ, của tâm trạng chủ thể trữ tình và bút pháp tài hoa, độc đáo của Hàn Mặc Tử. Tương tư: - Cảm nhận được tâm trạng của chàng trai quê trong một tình yêu đơn phương. - Thấy được truyền thống thơ ca dân gian trong sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Bính b. Về kỹ năng Rèn luyện kỹ năng đọc – hiểu bài thơ theo đặc trưng thể loại c. Về thái độ - Giáo dục học sinh yêu cuộc sống yêu quê hương yêu con người và trân trọng vẻ đẹp của cuộc sống. - Cảm nhận được tình yêu chân thành, trong sáng. 2. Chuẩn bị của GV và HS a. Chuẩn bị của GV SGK, SGV, GA, TLTK. b. Chuẩn bị của HS SGK, bài soạn, tài liệu liên quan 3. Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ học. * Đặt vấn đề vào bài mới (1’): Tương tư là nỗi nhớ nhau của tình yêu đôi lứa. Nhưng trong cuộc đời, tương tư lại thường là nỗi nhớ đơn phương. Người này nhớ, mà đôi khi cứ ngỡ người kia vô tình lắm, chẳng hề biết, chẳng muốn biết rằng mình đang khổ sở vì tương tư. Thực tình, nhớ là hiện thân của yêu: một tâm hồn đang nhớ là một trái tim đang yêu; một tâm hồn ngừng nhớ là dấu hiệu chắc chắn của một trái tim đã ngừng yêu. Cho nên có kẻ nào yêu mà chẳng từng tương tư. Nguyễn Bính cũng thế! Chàng trai chân quê này tương tư và đã trải đến tận cùng những cung bậc tương tư, nói khác đi, là đã bị mọi cung bậc của tương tư dày vò đến khổ sở. b. Dạy nội dung bài mới: Hoạt động của giáo viên TG Hoạt động của học sinh I. Tìm hiểu chung 15 II. Đọc - hiểu 1. Khổ 1 2. Khổ 2 3. Khổ 3: Nỗi niềm thôn Vĩ Hai câu đầu của khổ thơ, chúng ta thấy có điều gì khác biệt so với hai khổ thơ đầu? Cụm từ khách đường xa có thể hiểu như thế nào? - 2 câu đầu: hiện lên bóng dáng con người. - Khách đường xa: + Là người Vĩ Dạ + Là Hàn Mặc Tử -> Bóng dáng mờ ảo, xa vời trong sương khói, gợi nên khoảng cách xa xôi, sự cách trở. Áo em chúng ta có thể hiểu là áo ai? Trắng quá nhìn không ra là vì sao? - Áo em: áo cô gái xứ Huế - Trắng quá nhìn không ra: nhà thơ đang sống trong ảo giác, không nhìn bằng mắt thường. Như vậy, nhà thơ của chúng ta đang sống trong ảo giác, thời điểm nào trong cuộc sống chúng ta thường sống trong ảo giác, cảm nhận bằng ảo giác? Và trong hoàn cảnh đó, nhà thơ vẫn khắc khoải điều gì? Nhận xét nghệ thuật của khổ thơ cuối? - Hai câu cuối: + Cảnh vật càng mờ ảo + Mang chút hoài nghi vào tình đời, tình người. + Thể hiện sự thiết tha với cuộc đời, với con người -> Cảnh có sự hòa quyện giữa thực và ảo. 3 III. Tổng kết Nhận xét về nội dung, nghệ thuật bài thơ? - Nghệ thuật: + Trí tưởng tượng phong phú + Nghệ thuật so sánh, nhân hóa, thủ pháp lấy động gợi tĩnh, sử dụng câu hỏi tu từ. + Hình ảnh sáng tạo, có sự hòa quyện giữa thực và ảo. - Nội dung: + Bài thơ là một bức tranh phong cảnh Vĩ Dạ đẹp đẽ. + Thể hiện lòng yêu đời, ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc của nhà thơ. Đọc thêm: TƯƠNG TƯ Nguyễn Bính Câu hỏi 1: Nêu những nét chính về Nguyễn Bính? (3') - NB(1918 – 1966) tên KS là Nguyễn Trọng Bính, sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo. - 13 tuổi đã biết làm thơ. - Là một tác giả hàng đầu của phong trào thơ mới, có công chúng đông đảo và rộng rãi. Được mệnh danh là "Thi sĩ của đồng quê". - Thơ Nguyễn Bính mang đậm phong vị dân gian. là bậc thầy của thể thơ lục bát. - Được tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật. - Các tập thơ tiêu biểu: Tâm hồn tôi, Lỡ bước sang ngang, Hương cố nhân, Mười hai bến nước... Câu hỏi 2: Em hiểu như thế nào về tâm trạng Tương tư? (2') - Tương tư là nhớ da diết, thường là nhớ người yêu. Được nảy sinh khi xa cách về không gian và thời gian. Ngọn nguồn của tương tư là khao khát được gần kề, được chung tình. Tâm lí của tương tư nhìn chung rất phức tạp. Câu hỏi 3: Hãy phân tích diễn biến tâm lí của nhà thơ trong bài thơ (10’). Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông Một người chín nhớ mười mong một người. - Chàng trai thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông nhưng thành: thôn Đoài – thôn đông -> Cách nói bóng gió tạo hiệu quả: hai miền không gian đang nhớ nhau. -> Cảnh vật nhuốm màu tương tư. - Câu thứ hai kể lể + Một câu thơ được viết toàn bằng số từ! + Mỗi người đứng ở một đầu câu thơ, thăm thẳm, vời vợi. Giữa họ là một khoảng không diệu vợi. Gió mưa là bệnh của giời, Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng. - So sánh mình với giời, cả hai có cùng một căn bệnh. + "Gió mưa là bệnh của giời", bệnh đó là một thứ tật, một thói hư, giời giở chứng ra - một thứ bệnh nội sinh có sẵn! + "Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng" thì là căn bệnh mắc phải do "ngoại nhập". Từ ngày yêu nàng, tôi mới mắc bệnh này. -> Trong câu thơ, thấy có cái giọng chấp nhận một thực tế, một qui luật tất yếu không cưỡng lại nổi. Cái Tôi hiện ra vừa như một tình nhân đắm đuối vừa như một nạn nhân tự nguyện rước bệnh, rước khổ sở vào thân. Có phải khi yêu, lời chân thành nào cũng hoá khôn ngoan thế chăng? Ngày qua ngày lại qua ngày, Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng - Lời thơ thể hiện sự sốt ruột, khắc khoải của người trong cuộc, y như lời lẽ của người đang ngồi bóc lịch đếm từng ngày rề rà chậm chạp trôi qua một cách vô tình, thậm chí như cố tình trêu ngươi vậy! - "Ngày qua ngày lại qua ngày", câu thơ đi nhịp 3/3, chia thành hai vế, vế này là sự lặp lại của vế kia theo lối trùng điệp. + Chữ "lại" chứa đựng một ngán ngẩm. Vừa hi vọng, vừa như thất vọng. Mỗi ngày mới đến nhen lên một hi vọng, để đến cuối ngày, hi vọng tàn đi thành vô vọng. -> Tất cả gợi được nhịp vận hành lặp đi lặp lại rời rã của những ngày đợi chờ, mong mỏi mà vô vọng vẫn hoàn vô vọng. Câu thứ hai vẽ ra một người nóng lòng chờ đợi cùng cái cây + Thời gian với kẻ tương tư chẳng vô hình. Nó có màu: ấy là màu vàng héo. + Đợi chờ làm cây héo úa, làm người héo hon! Cái cây kia là hình ảnh khác của anh! Cái cây kia chính là anh. -> Tả cảnh ngụ tình là thế! Phải nói chữ "nhuộm" thật đắt. Bảo rằng cách trở đò giang Không sang là chẳng đường sang đã đành Nhưng đây cách một đầu đình Có xa xôi mấy mà tình xa xôi? - Tác giả "phủ định sạch trơn": không hề có xa cách - không có cách trở đò giang, không phải không có đường, mà thậm chí còn gần lắm, chỉ có một đầu đình thôi. -> Trách móc. Tương tư thức mấy đêm rồI Biết cho ai hỏi ai người biết cho? -> khát khao: Bao giờ bến mới gặp đò Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau Và cuối cùng thì khẳng định đinh ninh: Nhà em có một giàn giầu Nhà anh có một hàng cau liên phòng. Thôn Đoài thì nhớ thôn đông Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào? -> Tất cả đã sẵn sàng và đang nóng lòng chờ đợi. Chỉ còn em nữa thôi! => Thể hiện diễn biến tâm trạng của một chàng trai đang yêu Câu hỏi 4: Hãy tìm những cặp đôi được thể hiện trong bài thơ? Nêu ý nghĩa? (5’) Thôn Đoài - Thôn Đông Một người - Một người Tôi - Nàng Bên ấy - Bên này Bến - Đò Hoa Khuê Các - Bướm giang hồ Nhà anh - Nhà em Và cuối cùng là: Trầu - Cau khao khát hạnh phúc lứa đôi, khao khát thành đôi thành lứa. trầu cau là chuyện nhân duyên. Điểm truyền thống rất nổi bật ở Nguyễn Bính là quan niệm luyến ái. Là một nhà Thơ Mới, nhưng Nguyễn Bính không có cái chủ trương yêu hiện đại với cái tình gần gũi cái tình xa xôi, cái tình trong giây lát, cái tình ngoài thiên thu như điệu sống thời thượng bấy giờ. Các nhà thơ hiện đại chỉ quan tâm đến tình, ít quan tâm đến duyên. Nguyễn Bính quả là chân quê khi coi trọng nhân duyên. Yêu đương với chàng thi sĩ này dứt khoát phải gắn liền với chuyện trăm năm, với hôn nhân. Nghĩa là với Cau - Trầu. Câu hỏi 5: Dấu ấn của văn hoá truyền thống được thể hiện như thế nào trong bài thơ? (2') - Cách bày tỏ tình yêu mang tính chất chân quê. - Giọng điệu và ngôn ngữ thơ dân dã, bình dị. - Cách ví von, so sánh mang đậm phong cách dân gian.... c. Củng cố, luyện tập (3') - Em cảm nhận gì về HMT qua bài thơ ĐTVD? + Yêu thiên nhiên tha thiết. + Khát khao được trở về cuộc sống nơi Vĩ Dạ. + Khắc khoải mong chờ được chia sẻ. + Mặc cảm thân phận. - Em cảm nhận gì về tình yêu của NB trong bài thơ? + Rất chân thành, tha thiết, trong sáng. + Rất đắm say, mộc mạc, dân dã. d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1') + Bài cũ: Học thuộc bài thơ Phân tích câu thơ mà em cho là hay nhất + Bài mới: Chuẩn bị phần còn lại theo hướng dẫn SGK.
Tài liệu đính kèm: