Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 82: Làm văn Trả bài viết số 5. Ra đề bài số 6

Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 82: Làm văn Trả bài viết số 5. Ra đề bài số 6

Tiết 82: Làm văn

TRẢ BÀI VIẾT SỐ 5. RA ĐỀ BÀI SỐ 6

A. TRẢ BÀI SỐ 5

I. Mục tiêu bài học

Giúp HS:

- Củng cố kiến thức về văn nghị luận, học kinh nghiệm cách viết một bài nghị luận văn học

- Nâng cao ý thức học hỏi và lòng ham thích viết văn nghị luận văn học.

II. Chuẩn bị của GV và HS.

1. Chuẩn bị của GV.

- SGK, SGV, GA, bài làm của HS, đề bài.

2. Chuẩn bị của HS.

- SGK, đọc lại các tác phẩm đã học

- Giấy bút kiểm tra.

 

doc 5 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1761Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 82: Làm văn Trả bài viết số 5. Ra đề bài số 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11A
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11B
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11C
Tiết 82: Làm văn
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 5. RA ĐỀ BÀI SỐ 6
A. TRẢ BÀI SỐ 5
I. Mục tiêu bài học
Giúp HS: 
- Củng cố kiến thức về văn nghị luận, học kinh nghiệm cách viết một bài nghị luận văn học
- Nâng cao ý thức học hỏi và lòng ham thích viết văn nghị luận văn học. 
II. Chuẩn bị của GV và HS.
Chuẩn bị của GV.
SGK, SGV, GA, bài làm của HS, đề bài.
Chuẩn bị của HS.
SGK, đọc lại các tác phẩm đã học
Giấy bút kiểm tra.
III. Tiến trình bài dạy.
Cho HS nhắc lại đề bài.
a. Lớp 11A
Nêu suy nghĩ của anh (chị) sau khi học xong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia. (Trích trong tác phẩm Số đỏ của nhà văn Vũ Trọng Phụng).
b. Lớp 11b
Nêu cảm nhận của em về nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân.
c. Lớp 11c.
Nêu cảm nhận của em về truyện ngắn Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam.
Hỏi HS các nội dung cần phải đạt được của đề bài.
GV đưa ra đáp án, nêu yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, biểu điểm
*Yêu cầu về kỹ năng.
- Biết cách trình bày một bài làm văn nghị luận văn học.
- Trình bày ngắn gọn, đủ ý, diễn đạt lưu loát.
- Bố cục rõ ràng. Văn có cảm xúc.
- Không sai lỗi chính tả, lỗi diễn đạt.
* Yêu cầu về kiến thức. 
Học sinh có thể có những cách trình bày khác nhau nhưng bài viết cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
a. Lớp 11A
Nêu suy nghĩ của anh (chị) sau khi học xong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia. (Trích trong tác phẩm Số đỏ của nhà văn Vũ Trọng Phụng).
Mở bài
- VTP là nhà văn hiện thực xuất sắc trước cách mạng. Ông nổi tiếng viết tiểu thuyết, truyện ngắn và đặc biệt thành công ở thể loại phóng sự. 
- Ông để lại nhiều kiệt tác văn học.
- Số đỏ được coi là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của văn học Việt Nam, có thể "làm vinh dự cho mọi nền văn học".
- Đoạn trích thuộc chương 15 của tác phẩm.
Thân bài
- Nhan đề: chứa đựng mâu thuẫn trào phúng, hàm chứa tiếng cười chua chát, vừa kích thích trí tò mò của độc giả, vừa phản ánh một sự thật mỉa mai, tàn nhẫn.
- Những chân dung biếm họa: Cụ cố Hồng, Văn Minh chồng, Văn Minh vợ, Cô Tuyết, Cậu Tú Tân, Ông Phán mọc sừng, Xuân Tóc Đỏ, Các cảnh sát Min Đơ và Min Toa, Các bạn cụ Cố Hồng, các trai thanh gái lịch, ai nấy đều hạnh phúc, vui vẻ.
- Quang cảnh đám ma:
+ Bề ngoài rất long trọng, gương mẫu nhưng thực chất chẳng khác gì đám rước, nhố nhăng, lố bịch, có cả kèn ta, kèn Tây, vòng hoa, câu đối,...
+ Đỉnh điểm của sự giả dối là lúc hạ huyệt:
+ Cậu Tú Tân yêu cầu mọi người tạo dáng để chụp ảnh.
+ Ông Phán mọc sừng diễn kịch siêu hạng.
Kết bài
- Nghệ thuật: tạo tình huống trào phúng, thủ pháp cường điệu, nói quá, miêu tả biến hóa...
- Là một bi hài kịch, phơi bày bản chất nhố nhăng, lố bịch của một gia đình đồng thời phản ánh bộ mặt thật của xã hội thượng lưu đương thời.
b. Lớp 11b
Nêu cảm nhận của em về nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân.
Mở bài
- Nguyễn Tuân sinh ra trong một gia đình nhà nho đã tàn.
- Ông là một nghẹ sĩ tài hoa, uyên bác, có cá tính độc đáo. Thành công ở thể loại tùy bút.
- CNTT rút ra từ tập truyện ngắn Vang bóng một thời, là "một văn phẩm gần đạt tới sự toàn mĩ"
Thân bài
Nhân vật Huấn Cao:
- Mang cốt cách của một người tài hoa; có khí phách của một trang anh hùng nghĩa liệt; sáng ngời vẻ đẹp của một người có thiên lương trong sáng.
- Vẻ đẹp của Huấn Cao được kết tinh trong cảnh cho chữ: là cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Ở đó cái đẹp, cái tài, cái thiện và nhân cách cao cả của con người đã chiến thắng, tỏa sáng.
- Qua hình tượng nhân vật HC, NT muốn khẳng định cái đẹp là bất diệt, cái đẹp, cái tài và cái tâm, cái thiện không thể tách rời. Đồng thời, ông thể hiện sự trân trọng đối với những giá trị tinh thần của dân tộc.
Kết bài
- Tạo dựng được tình huống truyện độc đáo. Sử dụng thành công thủ pháp đối lập, tương phản. Xây dựng thành công hình tượng nhân vật. Ngôn ngữ góc cạnh, giàu hình ảnh, có tính tạo hình.
- Khẳng định và tôn vinh sự chiến thắng của ánh sáng. cái đẹp, của thiên lương và nhân cách cao cả của con người. 
- Bộc lộ lòng yêu nước thầm kín của nhà văn.
c. Lớp 11c.
Nêu cảm nhận của em về truyện ngắn Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam.
Mở bài
- Thạc Lam là người đôn hậu, rất đỗi tinh tế, thành công ở thể loại truyệ ngắn. Ông chủ yếu khai thác thể giới nội tâm của nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ. Mỗi truyện của TL giống như một bài thơ trữ tình đượm buồn.
- Hai đứa trẻ in trong tập Nắng trong vườn là một trong những truyện ngắn đặc sắc, tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Thạch Lam.
Thân bài
- Phố huyện lúc chiều tàn:
+ Cảnh ngày tàn
+ Cảnh chợ tàn
+ Những kiếp người tàn tạ
-> Liên buồn man mác, cảm thương cho những đứa trẻ nghèo bất hạnh.
- Phố huyện lúc đêm khuya:
+ Khung cảnh thiên nhiên và con người: ngập chìm trong bóng tối
+ Nhịp sống của họ lặp di lặp lại một cách đơn điệu
+ Tâm trạng của Liên:
Nhớ lại những ngày vui vẻ ở Hà Nội
Buồn bã, cảm nhận cảnh đời nhọc nhằn, tàn tạ.
Cảm nhận sâu sắc về cuộc sống tù đọng trong bóng tối của họ
- Phố huyện lúc chuyến tàu đêm đi qua:
+ Sáng bừng lên và huyên náo trong chốc lát rồi lại chìm vào bóng tối
+ Chị em Liên hân hoan khi tàu đến và nuối tiếc, bâng khuâng khi tàu đi qua
+ Con tàu mang theo mơ ước về một thế giới khác.
Kết bài
khẳng định thái độ, tấm lòng của Thạch Lam với những người có số phận bất hạnh
Thể hiện rõ nét cuộc sống của nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.
GV đánh giá, nhận xét sau khi chấm bài kiểm tra:
a. Về nắm kiến thức:
Đa số HS biết cách trình bày, triển khai đúng, trúng yêu cầu của đề.
Luận điểm, luận cứ được xác định đầy đủ, chính xác.
Biết liên hệ mở rộng, khai thác vấn đề một cách sâu sắc, khai thác được ở nhiều phương diện
Dẫn chứng, lí lẽ đưa ra chính xác, sắc sảo, tiêu biểu.
Các bài làm tốt: Uyên, Nguyện, Hiệp, Trang, Dung, Thảo.
Tuy nhiên:
Rất Nhiều HS không hiểu yêu cầu của đề bài, nội dung xa đề, lạc đề.
Bài làm sơ sài, thiếu nội dung.
Nhiều bài chỉ dừng lại ở kể lại cốt truyện, chưa biết phân tích.
Luận điểm, luận cứ không rõ ràng
Dẫn chứng, lí lẽ không tiêu biểu, không thuyết phục.
Nội dung sắp xếp một cách lộn xộn, lủng củng
Các bài làm quá kém: Tươi, Dũng, Quynh, Sông, Nhật, Đạt, Thiêm, Phong, 
Kĩ năng vận dụng
Đã vận dụng được kiến thức, viết được một bài văn nghị luận có nội dung sâu sắc và gắn với thực tế cuộc sống học tập của hs thông qua các thao tác giải thích, chứng minh, bình luận : Uyên, Nguyện, Hiệp, Trang 
Không biết vận dụng kiến thức, nội dung sơ sài, chống đối: Duy (11A), Hải (11C), Dung (11C),...
 Bài viết chưa mở rộng, chưa bày tỏ được ý kiến của mình một cách cụ thể và rõ ràng.
Chưa biết triển khai ý, nên bài viết hầu như chỉ mới dừng lại ở cách cắt nghĩa câu nói.
 Phần liên hệ bản thân còn yếu.
Cách trình bày, diễn đạt trong bài kiểm tra.
Nhiều HS trình bày hợp lí, khoa học, sạch sẽ, chữ viết đẹp: Uyên, Nguyện, Hiệp, Trang
Diễn đạt mạch lạc, trong sáng, trôi chảy. 
Tuy nhiên:
Diễn đạt đôi chỗ còn chung chung, mờ nhạt:
+ Nhiều bài diễn đạt cẩu thả, sai chính tả quá nhiều.
+ Bài làm lủng củng, mơ hồ, khó hiểu.
-> Thân, Mạnh, Lương (11C), Duy, Mai, Việt, Sươi (11A),....
Kết quả:
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
11A
11C
11D
B. RA ĐỀ BÀI VIẾT SỐ 6
1. Mục tiêu bài kiểm tra.
- Vận dụng kết hợp các thao tác lập luận: so sánh, bác bỏ, phân tích
- Viết được bài văn thể hiện sự quan niệm, ý kiến của mình một cách chặt chẽ, mạch lạc và thuyết phục.
- Nhạy bén với các vấn đề xã hội được đặt ra, có quan điểm và cách giải quyết đúng đắn.
2. Nội dung đề:
a. Lớp 11A
Anh(chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về “bệnh thành tích” – một “căn bệnh” gây tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội hiện nay
b. Lớp 11B
Nạn ma tuý học đường đang là một vấn đề mà gia đình và xã hội hiện nay rất lo lắng.
Anh (chị) nghĩ gì về vấn đề này?
c. Lớp 11C
Bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề mà Thân Nhân Trung đã nêu trong Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba - 1442:
"Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy yếu thì thế nước yếu, rồi xuống thấp"
3. Đáp án
 a. Lớp 11A
- Thành tích là gì ?
+ Kết quả, thành tích xuất sắc đạt được đối với một công vịêc cụ thể sau một thời gian nhất định.
- Bệnh thành tích là gì? 
+ Việc báo cáo không đúng sự thật về kết quả làm việc, làm được ít hoặc không làm được nhưng báo cáo bịa đặt là nhiều “ làm thì láo báo cáo thì hay”
- Căn bệnh này không chỉ lừa dối cấp trên mà cũn lừa dối xã hội, lừa dối chính bản thân mình, gây ra một thói xấu là chủ quan, tự mãn một cách vô lối
à Cách khắc phục là tôn trọng sự thật, nghiêm khắc với bản thân mình, có lương tâm và trách nhiệm khi làm việc.
b. Lớp 11B
- Ma tuý học đường đang là một vấn đề nóng bỏng của quốc gia, xã hội, gia đình
- Thực trạng tình hình ma tuý hiện nay:
+ Ma tuý không chỉ xuất hiện ở các thành phố lớn mà đang len lỏi khắp mọi nơi trên đất nước.
+ Trong nhà trường, số lượng HS sử dụng ma tuý ngày càng nhiều
- Hậu quả do ma tuý gây ra:
+ Gia đình tan nát
+ Tài sản của gia đình và xã hội bị mất mát.
+ Nhiều hành vi phi đạo đức, trái pháp luật đã xảy ra.
- Các giải pháp chống lại nạn ma tuý học đường:
+ Có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường, xã hội.
+ Cá nhân mỗi HS phải nói không với ma tuý.
c. Lớp 11C
- Hiền tài là yếu tố vô cùng quan trọng với sự phát triển của đất nước.
- Thế nào là hiền tài: Là những người vừa có tài vừa có đức, có đóng góp lớn cho đất nước.
- Hiền tài là nguyên khí quốc gia: 
+ Họ là những người có đức
+ Họ là những người có tài.
+ Họ có đóng góp lớn cho đất nước.
+ Là bộ óc của đất nước, đưa ra những kế hoạch, dự định phát triển đất nước.
- Trong nhà trường, lực lượng HS chăm ngoan, học giỏi chính là lực lượng nòng cốt để xây dựng và bảo vệ đất nước trong tương lai.
- HS cần có thái độ nhn với người hiền tài?
4 . Đánh giá, nhận xét (Tiết trả bài)

Tài liệu đính kèm:

  • doc82-tra bai.doc