Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 66: Ôn tập học kỳ I

Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 66: Ôn tập học kỳ I

 Tiết 66

ÔN TẬP HỌC KỲ I

I. Mục tiêu

 1. Về kiến thức

 - Giúp học sinh nắm vững và hệ thống hoá những trí thức, cơ bản về Văn học Việt Nam hiện đại và Văn học nước ngoài trên hai phương diện lịch sử và thể loại.

 2. Về kỹ năng

 Có năng lực phận tích văn học trên những cấp độ: Sự kiện, tác phẩm, hình tượng, ngôn ngữ văn học.

 3. Về thái độ

 Giáo dục học sinh tình cảm trân trọng đối với nền văn học dân tộc

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 3088Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 66: Ôn tập học kỳ I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Dạy lớp: 11A
Ngày dạy: 
Dạy lớp: 11B
Ngày dạy: 
Dạy lớp: 11C
 Tiết 66
ÔN TẬP HỌC KỲ I
I. Mục tiêu
 1. Về kiến thức
- Giúp học sinh nắm vững và hệ thống hoá những trí thức, cơ bản về Văn học Việt Nam hiện đại và Văn học nước ngoài trên hai phương diện lịch sử và thể loại.
 2. Về kỹ năng
Có năng lực phận tích văn học trên những cấp độ: Sự kiện, tác phẩm, hình tượng, ngôn ngữ văn học.
 3. Về thái độ
Giáo dục học sinh tình cảm trân trọng đối với nền văn học dân tộc
II. Chuẩn bị của GV và HS
1. Chuẩn bị của GV
 SGK, SGV, GA, TLTK.
2. Chuẩn bị của HS
 SGK, bài soạn, tài liệu liên quan
III. Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ học.
* Đặt vấn đề vào bài mới (1’):
Chúng ta đã đọc - hiểu văn học Việt Nam từ đàu thể kỉ XX đến cách mạng tháng tám năm 1945, để giúp các em củng cố lại kiến thức, tiết học cô trò ta cùng ôn tập lại những kiến thức đó 
2. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của GV 
TG
Hoạt động của HS
Văn học Việt nam từ đầu thế kỉ XX đến CMT8 năm 1945 có sự phân hoá phức tạo thành nhiều bộ phận, nhiều xu hướng như thế nào?
Văn xuôi có sự phát triển như thế nào?
27
Câu hỏi 1 
- Bộ phận văn học công khai (hợp pháp) bao gồm:
+ Văn học lãng mạn (thơ mới + tiểu thuyết Tự lực văn đoàn).
+ Văn xuôi hiện thực (1901 - 1945)
-> Giai đoạn đầu gắn với sự nghiệp của Hồ Biểu Chánh với hơn 60 cuốn tiểu thuyết. Giai đoạn giữa Hoàng Ngọc Phách với “Tố Tâm”. 
-> Nó bùng phát mạnh mẽ nhất từ 1936 - 1939, 1939 - 1945. Đây là thời gian coi như cuộc chạy đua tiếp sức. Ngô Tất Tố già dặn viết về nông thôn. Vũ Trọng Phụng tài năng viết về cuộc sống dân nghèo thành thị, Nguyễn Công Hoan có biệt tài về truyện ngắn trào phúng. -> Nam Cao quan tâm tới số phận thê thảm của con người... Nội dung các tác phẩm phơi bày nỗi thống khổ của người nông dân, tội ác của phong kiến địa chủ, khẳng định phẩm chất tốt đẹp của người nghèo. Tác phẩm đạt tới đỉnh cao của giá trị hiện thực và nhân đạo, mang thêm nét dân chủ sâu sắc. Về nghệ thuật xây dựng được nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình.
-> Hạn chế: Chưa thấy hết khả năng cách mạng của người nông dân, còn bi quan bể tắc khi đề cập tới con đường sống của con người nông dân.
+ Văn học nô dịch:
Đây là bộ phận văn học mà bọn thực dân trực tiếp nuôi dưỡng. Tuy không chiếm được ưu thế trên văn đàn, nhưng nó lôi kéo và đánh lạc hướng của một số người nhẹ dạ, cả tin. 
+ Văn học của một số sĩ phu yêu nước.
- Bộ phận văn học không công khai (Văn học bất hợp pháp)
+ Dòng văn học cách mạng.
- Nguồn gốc sâu xa về tốc độ phát triển với nhịp độ nhanh chóng của văn học từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945?
- Do ý thức của dân tộc trỗi dậy, sự thức tỉnh của người dân gần trăm năm nô lệ và hàng nghìn năm dưới các triều đại phong kiến.
- Do ý thức của cái tôi, cá nhân tràn đầy cảm xúc, nhu cầu của cái tôi đã được giải phóng, khát vọng của cái tôi trong mỗi người dân, trong mỗi người cầm bút.
- ảnh hưởng của văn hoá phương Tây nhất là nền văn hoá Pháp.
- Vai trò của Đảng cộng sản đối với sự phát triển của văn nghệ tất yếu là nguồn gốc sâu xa để thúc đẩy văn học hiện đại phát triển với nhịp độ nhanh chóng.
? Tiểu thuyết hiện đại khác tiểu thuyết trung đại như thế nào? 
Nhân vật được miêu tả ntn?
Ngôn ngữ ntn?
Chuyện là gì?
Truyện là gì?
Những yếu tố nào của tiểu thuyết trung tồn tại trong tiểu thuyết Cha con nghĩa nặng của Hồ Biểu Chánh?
15
Câu 2
- Nói tới tiểu thuyết là nói tới tính khách quan trong phản ánh cốt truyện được tổ chức một cách nghệ thuật. 
- Nhân vật được miêu tả chi tiết, sống động, gắn với hoàn cảnh, phạm vi miêu tả không bị hạn chế về không gian và thời gian. 
- Ngôn ngữ linh hoạt gắn với ngôn ngữ đời thường cũng cần phải phân biệt giữa chuyện và truyện.
+ Chuyện là sự việc diễn ra một cách tự nhiên trong đời sống.
+ Truyện là sự việc tổ chức một cách nghệ thuật trong văn học (có cốt truyện bằng một chuỗi tình tiết, sự kiện, biến cố được tổ chức và sắp xếp một cách hợp lý, lô gích nhằm phục vụ cho ý đồ tư tưởng nghệ thuật của tác giả).
- Tuy nhiên nói tới tiểu thuyết (truyện dài) cũng cần phải phân biệt giữa tiểu thuyết Trung đại và tiểu thuyết hiện đại. Nó khác nhau ở mấy điểm sau:
+ Tiểu thuyết Trung đại thường theo kết cấu chương hồi, hiện đại thì không.
+ Tiểu thuyết Trung đại không chú ý phân tích tâm lý nhân vật.
+ Câu văn của tiểu thuyết Trung đại thường viết theo lối biền ngẫu, - tiểu thuyết Cha con nghĩa nặng của Hồ Biểu Chánh có những đặc điểm này của tiểu thuyết Trung đại.
3. Củng cố, luyện tập (1'):
a. Củng cố: 
Khái quát lại các nội dung cần nắm.
b. Luyện tập.
GV cho HS lập đề cương tác phẩm Chí Phèo, sau đó cho cả lớp thảo luận.
4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1')
 + Bài cũ: Đọc lại các tác phẩm đã học và nắm chắc kiến thức cơ bản. 
 - Ôn tập theo từng thể loại và nắm chắc nội dung và nghệ thuật từng văn bản văn học.
 - Rút ra những điểm giống nhau cơ bản của các tác phẩm vừa học thuộc giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến CMTT 1945
 + Bài mới: HS tiếp tục trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa

Tài liệu đính kèm:

  • doc66.on tap.doc