Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tiết 50: Tác gia Nam Cao

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tiết 50: Tác gia Nam Cao

Kiểm tra bài cũ: Anh (chị) hãy trình bày khái lược về thơ và yêu cầu về đọc thơ?

Giới thiệu bài mới: Nam Cao là một tài năng lớn, một nhà văn xuất sắc đã góp phần cách tân và hiện đại hóa nền văn xuôi Quốc ngữ. Ông đóng một vai trò quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Cả cuộc đời Nam Cao

 Là một quá trình phấn đấu cho nhân cách cao đẹp – Nhân cách trong cuộc đời và nhân cách trong văn học. Để hiểu về cuộc đời, quan điểm sáng tác, phong cách nghệ thuật . . . Chúng ta đi vào tìm hiểu tiết 50.

I. Vài nét về tiểu sử và con người Nam Cao:

1. Cuộc đời: Họi HS đọc SGK . Trình bày những nét chính về cuộc đời Nam Cao?

- Tên khai sinh: Trần Hữu Tri ( 1917 – 1951) quê làng Đại Hoàng tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam( – Một vùng đồng chiêm trũng nghèo đói quanh năm, nạn cường hào áp bức nặng nề, nhiều người phải tha phương cầu thực. Làng Đại Hoàng xuất hiện trong nhiều tác phẩm của NC, đặc biệt làng Vũ Đại. Dân ở đây thường trồng chuối, mía, trầu. Một số người làm nghề dệt. . . )

- Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, đông con ( Chỉ một mình ông được học đến nơi đến chốn).

- Học hết bậc Thành chung, ông vào Nam kiếm sống với mơ ước đi xa lập nghiệp ( Với mong ước đi xa để học hỏi )nhưng phải trở về quê vì ốm đau. Dạy học tư, viết văn, viết báo ở Hà Nội.

- Năm 1943, tham gia nhóm Văn hóa cứu quốc ở HN.

 

doc 2 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1574Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tiết 50: Tác gia Nam Cao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 50 	TÁC GIA NAM CAO
Kiểm tra bài cũ: Anh (chị) hãy trình bày khái lược về thơ và yêu cầu về đọc thơ?
Giới thiệu bài mới: Nam Cao là một tài năng lớn, một nhà văn xuất sắc đã góp phần cách tân và hiện đại hóa nền văn xuôi Quốc ngữ. Ông đóng một vai trò quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Cả cuộc đời Nam Cao
 Là một quá trình phấn đấu cho nhân cách cao đẹp – Nhân cách trong cuộc đời và nhân cách trong văn học. Để hiểu về cuộc đời, quan điểm sáng tác, phong cách nghệ thuật . . . Chúng ta đi vào tìm hiểu tiết 50.
Vài nét về tiểu sử và con người Nam Cao:
Cuộc đời: Họi HS đọc SGK . Trình bày những nét chính về cuộc đời Nam Cao?
Tên khai sinh: Trần Hữu Tri ( 1917 – 1951) quê làng Đại Hoàng tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam( – Một vùng đồng chiêm trũng nghèo đói quanh năm, nạn cường hào áp bức nặng nề, nhiều người phải tha phương cầu thực. Làng Đại Hoàng xuất hiện trong nhiều tác phẩm của NC, đặc biệt làng Vũ Đại. Dân ở đây thường trồng chuối, mía, trầu. Một số người làm nghề dệt. . . )
Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, đông con ( Chỉ một mình ông được học đến nơi đến chốn).
Học hết bậc Thành chung, ông vào Nam kiếm sống với mơ ước đi xa lập nghiệp ( Với mong ước đi xa để học hỏi )nhưng phải trở về quê vì ốm đau. Dạy học tư, viết văn, viết báo ở Hà Nội.
Năm 1943, tham gia nhóm Văn hóa cứu quốc ở HN.
Năm 1945, tham gia khởi nghĩa ở quê nhà.
Năm 1947, lên Viết Bắc làm công tác báo chí.
Năm 1950, tham gia chiến dịch Biên giới.
Tháng 11/1951, hy sinh trên đường đi công tác ở vùng địch hậu Liên khu III ( Hoàng Đan – Ninh Bình)
Năm 1996, được Nhà nước tặng Giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật.
Năm 1998, mộ ông được chuyển về quê nhà.
Con người: GV : Nam Cao là người có tính cách như thế nào?
Bề ngoài lạnh lùng, ít nói nhưng đời sống nội tâm phong phú:
+ Luôn nghiêm khắc đấu tranh với bản thân để thoát khỏi lối sống tầm thường nhỏ hẹp.
+ Thường day dứt, xấu hổ về những gì mà ông thấy tầm thường của mình. Tóm lại các nhân vật trong tác phẩm của Nam Cao, đặc biệt những tác phẩm viết về người trí thức nghèo luôn day dứt, ân hận về những việc đã làm: Thứ , Hộ - Tỉnh rượu, Hộ nhớ lại hành vi của mình, hắn hối hận, đau đớn, rón rén lại nhì vợ và khóc. Cũng như Thứ (SM) khi nghe tin Đích ốm nặng, hắn thầm mong Đích chết và ngay lúc ấy, Thứ đã khóc là tiếng khóc. Có thể nói, giọt nước mắt của Thứ, Hộ . . . đã thanh lọc tâm hồn, nâng đỡ nhân cách của người trí thức trước bờ vực sa ngã.
Tấm lòng đôn hậu, chứa chan tình yêu thương con người, đặc biệt là những người nghèo khổ; gắn bó sâu nặng với làng quê, với những con người nông dân nghèo khổ.(Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người . . . Kiếp người như tôi chẳng hạn – Lão Hạc ), Hỡi ơi ! Lòng khinh trọng của chúng ta có ảnh hưởng đến nhân cách của người khác nhiều lắm; nhiều người không biết gì về tự trọng, chỉ vì không được ai trọng cả.Cuộc đời Nam Cao giống như quả lắc đồng hồ cứ sang đi sang lại giữa thành phố và làng quê Đại Hoàng.
( Em có nhận xét gì về con người Nam Cao?)
Đó là cuộc đời của một con người chân chính, một nhà văn nhân đạo, một người trí thức tài năng, cao đẹp.
Sự nghiệp văn học:
Quan điểm nghệ thuật: Nam Cao là nhà văn rất ý thức về quan điểm nghệ thuật của mình về một nền văn học chân chính, bao gồm:GV Phát câu hỏi thảo luận 5p
Văn chương phải gắn bó với đời sống, nói lên nỗi thống khổ, cùng quẫn của nhân dân.(Nam Cao sử dụng chất liệu từ làng quê của mình để sáng tạo ra những nhân vật CP,TN,LH, LR, TL Một cái làng quê có tên Vũ Đại trở đi trở lại những khung cảnh quen thuộc: bãi sông, vườn chuối. đêm trăng . . . , chất liệu đời mình để sáng tạo nên Điền, Thứ, Hộ . . . Lúc đầu Điền quan niệm nghệ thuật là ánh trăng xanh huyền ảo nó làm đẹp đến cả những cảnh thật ra chỉ tầm thường, xấu xa.
Văn chương chân chính phải có nội dung nhân đạo sâu sắc ( đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà tìm hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi . . . toàn những cớ để ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ đáng thương, không bao giờ ta thương, hạnh phúc cũng là một cái chăn hẹp. Người này co thì người kia bị hở . . .; Phải biết ác, biết tàn nhẫn để mạnh mẽ nhưng nếu không có tình thương thì con người chỉ là một thứ quái vật; ( Ông Giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn. Nó cứ làm in như trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng:A, lão gìa tệ lắm . . . Thì ra tôi đằng tuổi này mà đi đánh lừa một con chó. . .). Có thể nói Nam Cao có tấm lòng thương đời nhất và con mắt nhìn đời ác nhất.
Bản chất của văn chương là sáng tạo, không chấp nhận sự rập khuôn, dễ dãi và đòi hỏi lương tâm trách nhiệm của người cầm bút đối với xã hội.( Vì kiếm tiền, Hộ không thể viết thận trọng, phải cho in nhiều cuốn văn viết vội vàng, hắn chẳng đem một chút mới mẻ cho văn chương . . . và mỗi lần Hộ đọc lại một cuốn sách hay một đoạn văn kí tên mình, được viết ra một cách vội vàng, cẩu thả lại đỏ mặt xấu hổ . . . tự mắng mình là một thằng khốn nạn, một kẻ bất lương, đê tiện.
Sau Cách mạng , ông nêu vấn đề đôi mắt: Xác định vai trò, lập trường của nhà văn. . . 
Có thể nói, quan điểm nghệ thuật của Nam Cao thể hiện bản chất của nền văn chương tiến bộ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTac gia Nam Cao 50.doc