Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 45, 46: Đọc văn Hạnh phúc của một tang gia ( trích “số đỏ” ) - Vũ Trọng Phụng

Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 45, 46: Đọc văn Hạnh phúc của một tang gia ( trích “số đỏ” ) - Vũ Trọng Phụng

Tiết 45: Đọc văn

HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA

 ( Trích “Số đỏ” )

 - Vũ Trọng Phụng-

I. Mục tiêu

 1. Về kiến thức

Giúp học sinh :

- Nhận ra bản chất lố lăng, đồi bại của xã hội “thượng lưu” thành thị những năm trước cách mạng tháng tám năm 1945.

- Thấy được thái độ phê phán mạnh mẽ và bút pháp châm biếm mãnh liệt, đầy tài năng của Vũ Trọng Phụng: vừa xoay quanh mâu thuẫn trào phúng cơ bản, vừa sáng tạo ra những tình huống khác nhau, tạo nên một màn hài kịch phong phú, biến hoá ở chương XV của tiểu thuyết “Số đỏ”.

 

doc 7 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 3986Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 45, 46: Đọc văn Hạnh phúc của một tang gia ( trích “số đỏ” ) - Vũ Trọng Phụng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Ngày dạy: 
Dạy lớp: 11A
Ngày dạy: 
Dạy lớp: 11B
Ngày dạy: 
Dạy lớp: 11C
Tiết 45: Đọc văn
HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA
 ( Trích “Số đỏ” )
 - Vũ Trọng Phụng-
I. Mục tiêu
 1. Về kiến thức
Giúp học sinh : 
- Nhận ra bản chất lố lăng, đồi bại của xã hội “thượng lưu” thành thị những năm trước cách mạng tháng tám năm 1945.
- Thấy được thái độ phê phán mạnh mẽ và bút pháp châm biếm mãnh liệt, đầy tài năng của Vũ Trọng Phụng: vừa xoay quanh mâu thuẫn trào phúng cơ bản, vừa sáng tạo ra những tình huống khác nhau, tạo nên một màn hài kịch phong phú, biến hoá ở chương XV của tiểu thuyết “Số đỏ”. 
 2. Về kỹ năng
Rèn kĩ năng đọc - hiểu văn bản văn học.
 3. Về thái độ
Học sinh nhận thức được thế nào là sự lố lăng đồi bại, giả dối và lên án chúng
II. Chuẩn bị của GV và HS
1. Chuẩn bị của GV
 SGK, SGV, GA, TLTK.
2. Chuẩn bị của HS
 SGK, bài soạn, tài liệu liên quan
III. Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ học.
* Đặt vấn đề vào bài mới (1’): Để nhận ra bản chất lố lăng, đồi bại của xã hội “thượng lưu” thành thị những năm trước cách mạng tháng tám năm 1945. Thấy được thái độ phê phán mạnh mẽ và bút pháp châm biếm mãnh liệt, đầy tài năng của Vũ Trọng Phụng: vừa xoay quanh mâu thuẫn trào phúng cơ bản, vừa sáng tạo ra những tình huống khác nhau, tạo nên một màn hài kịch phong phú, biến hoá ở chương XV của tiểu thuyết “Số đỏ”....
2. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của GV và HS
TG
Yêu cầu cần đạt
12
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
? Trình bày những nét cơ bản về Vũ Trọng Phụng.
- Vũ Trọng Phụng (1912 – 1939) sinh ra tại Hà Nội trong một gia đình “nghèo gia truyền”, cuộc sống rất khó khăn.
- Là người chăm học, có sức sáng tạo dồi dào: 
+ Trong chưa đầy mười năm, ông đã để lại một khối lượng sáng tác đồ sộ cả về phóng sự, tiểu thuyết, kịch, truyện ngắn.
+ Thể hiện sự căm phẫn xã hội đương thời.
=> Là một tài năng lớn với phong cách nghệ thuật độc đáo, được mệnh danh là “Ông vua phóng sự đất Bắc”. 
15
2. Tác phẩm.
a. Số đỏ.
? Trình bày những hiểu biết của em về tác phẩm “Số đỏ” (Hoàn cảnh sáng tác, nội dung, nghệ thuật,...)
- Ra đời năm 1936 
- Thể loại: Tiểu thuyết trào phúng.
- Tóm tắt:
- Giá trị:
+ Nội dung: Đả kích sâu cay xã hội tư sản thành thị đang chạy theo lối sống nhố nhăng đồi bại đương thời.
+ Nghệ thuật: thể hiện trình độ tiểu thuyết già dặn, bút pháp châm biếm đặc biệt sắc sảo.
Tóm lại: “Đây là cuốn sách ghê gớm có thể làm vinh dự cho mọi nền văn học”.
b. Đoạn trích
? Nêu vị trí.
- Vị trí: chương XV
Đoạn trích được chia làm mấy phần?
- Bố cục: 
 (1) Từ đầu.......cho Tuyết vậy: Niềm vui và hạnh phúc của các thành viên gia đình và mọi người khi cụ cố tổ qua đời
 (2) Tiếp.....đám cứ đi: Cảnh đám ma gương mẫu
 (3) Còn lại: cảnh hạ huyệt
Trước tiên, để tìm hiểu đoạn trích, chúng ta cần hiểu đôi nét về “Trào phúng”. Trào phúng có nghĩa là dùng lời lẽ khôi hài để mỉa mai, cười nhạo kẻ khác. Tiếng cười được tạo ra khi phát hiện ra mâu thuẫn trào phúng. Đó chính là sự mâu thuẫn hay không tương xứng giữa nội dung và hình thức, bản chất và biểu hiện, hành động và tình huống,...
II. Đọc - hiểu:
? Tiêu đề đầy đủ của đoạn trích?
14
1. Nhan đề đoạn trích.
- Tiêu đề đầy đủ: Hạnh phúc của một tang gia - Văn minh nữa cũng nói vào - Một đám ma gương mẫu.
? Nhan đề đoạn trích diễn tả nội dung gì? (Phân tích nhan đề)
- Nhan đề :
+ Tang gia: nhà có người chết, thường là thương đau vì sinh li tử biệt, mất mát.
+ Hạnh phúc: có niềm vui, đạt được những ước nguyện trong cuộc sống.
? Nhận xét về nhan đề? ý nghĩa? Vũ Trọng Phụng muốn thể hiện thái độ gì của mình ở đây? 
(?) Niềm vui chung của gia đình cụ cố Hồng là gì?
=> Nhan đề lạ, giật gân, gây cười, gây chú ý của người đọc. Phản ánh một sự thật oái oăm, trái khoáy, ngược đời: Nhà có tang mà lại hạnh phúc, các thành viên trong gia đình rất hạnh phúc, rất vui trước cái chết của cụ cố tổ. Đây chính là tình huống trào phúng chính yếu của chương truyện.
=> Đó là gia đình đại bất hiếu. Tác giả đã vạch rõ bản chất giả dối, xấu xa, suy đồi về đạo đức của xã hội đương thời.
2. Niềm vui của các thành viên trước cái chết của cụ cố tổ.
a. Các thành viên trong gia đình:
- Niềm vui chung: Tất cả các thành viên trong gia đình đều sung sướng. Vì sau bao ngay mong đợi, bản di chúc chia gia tài sẽ được thực thi, nó không còn là lí thuyết viển vông nữa.
3. Củng cố, luyện tập (2’): 
Sự đóng góp của VTP cho nền văn xuôi VN hiện đại.
Nội dung tác phẩm Số đỏ.
Niềm hạnh phúc của các thành viên trước cái chết của cụ cố Tổ.
4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1’):
 + Bài cũ: 
Học bài, nắm nội dung chính.
Tìm đọc Số đỏ.
 + Bài mới: Soạn tiết 2 : Hạnh phúc của một tang gia.
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Dạy lớp: 11A
Ngày dạy: 
Dạy lớp: 11B
Ngày dạy: 
Dạy lớp: 11C
Tiết 46: Đọc văn
HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA
( Trích “Số đỏ” )
 - Vũ Trọng Phụng-
I. Mục tiêu
 1. Về kiến thức
Giúp học sinh : 
- Nhận ra bản chất lố lăng, đồi bại của xã hội “thượng lưu” thành thị những năm trước cách mạng tháng tám năm 1945.
- Thấy được thái độ phê phán mạnh mẽ và bút pháp châm biếm mãnh liệt, đầy tài năng của Vũ Trọng Phụng: vừa xoay quanh mâu thuẫn trào phúng cơ bản, vừa sáng tạo ra những tình huống khác nhau, tạo nên một màn hài kịch phong phú, biến hoá ở chương XV của tiểu thuyết “Số đỏ”. 
Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường: môi trường xã hội
HS nhận ra bản chất của xã hội thượng lưu đương thời và thái độ, tâm trạng của tác giả
 2. Về kỹ năng
 Rèn kĩ năng đọc - hiểu văn bản văn học.
 3. Về thái độ
Học sinh nhận thức được thế nào là sự lố lăng đồi bại, giả dối và lên án chúng
II. Chuẩn bị của GV và HS
1. Chuẩn bị của GV
 SGK, SGV, GA, TLTK.
2. Chuẩn bị của HS
 SGK, bài soạn, tài liệu liên quan
III. Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ học.
* Đặt vấn đề vào bài mới (1’): Để nhận ra bản chất lố lăng, đồi bại của xã hội “thượng lưu” thành thị những năm trước cách mạng tháng tám năm 1945. Thấy được thái độ phê phán mạnh mẽ và bút pháp châm biếm mãnh liệt, đầy tài năng của Vũ Trọng Phụng: vừa xoay quanh mâu thuẫn trào phúng cơ bản, vừa sáng tạo ra những tình huống khác nhau, tạo nên một màn hài kịch phong phú, biến hoá ở chương XV của tiểu thuyết “Số đỏ”....
2. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của GV 
TG
Hoạt động của HS 
22
I. Tìm hiểu chung
II. Đọc – hiểu 
1. Nhan đề đoạn trích.
 2. Niềm vui của các thành viên trước cái chết của cụ cố tổ.
a. Các thành viên trong gia đình:
(?) Niềm vui khác nhau của những thành viên trong gia đình cụ cố tổ được tác giả miêu tả như thế nào?
- HS chia nhóm nhỏ theo bàn trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi cử người trình bày trước lớp
*Niềm vui khác nhau của những thành viên trong gia đình cụ cố tổ
- Cụ cố Hồng ( con trai cả): Sung sướng vì lần đầu tiên được diễn trò già yếu trước đám đông cụ “nhắm nghiền mắt lại để mơ màng...”
 -> điển hình cho loại người ngu dốt, háo danh
- Văn Minh ( cháu nội):Thích thú vì cái chúc thư kia đã đi vào thời kì thực hành chứ không còn là lí thuyết viển vông nữa
- Vợ Văn Minh ( cháu dâu): mừng rỡ vì được dịp lăng xê những mốt y phục táo bạo nhất -> cơ hội quảng cáo hàng để kiếm tiền
- Cậu Tú Tân ( cháu nội): Sướng điên người lên vì được dùng đến cái máy ảnh mới mua -> cơ hội hiếm có để cậu giải trí và chứng tỏ tài nghệ chụp ảnh của mình
- Ông Phán mọc sừng: Thật sung sướng vì giá trị đôi sừng hươu vô hình trên đầu mình, nhừ nó ông sẽ được trả công xứng đáng
- Cô Tuyết ( cháu gái): Được dịp mặc bộ y phục ngây thơ......
- Xuân tóc đỏ: danh giá và uy tín càng cao thêm vì chính nhờ hắn mà cụ cố tổ chết
(?) Niềm vui của những người ngoài gia đình cụ cố tổ được tác giả diễn tả như thế nào?
- GV phát vấn HS trả lời
(?) Nêu nhận xét về cách miêu tả của tác giả
b. Niềm vui của những người ngoài gia đình
- Hai vị cảnh sát Min Đơ và Min Toa “ Sung sướng cực điểm” vì đang thất nghiệp được thuê dẹp trật tự cho đám đông
- Bạn bè cụ Cố Hồng: Cơ hội phô trương những huân huy chương, hoặc râu ria đủ loại
- Đám phụ nữ quí phái, đám giai thanh gái lịch, hàng phố...: được dịp chiêm ngưỡng một đám ma to tát nhất danh giá nhất, được dịp khoe khoang, hẹn hò tán tỉnh nhau, chim nhau, cười tình với nhau
=> Gia đình có tang mà lại tang cụ tổ, không ai thương tiếc. Tất cả đều hả hê, sung sướng. Thái độ hành động của họ tuy khác nhau nhưng đều giống nhau ở sự bất hiếu, vô đạo đức, mất hết nhân tâm
=> Tác giả đã khai thác những yếu tố mâu thuẫn để gây cười, cái cười phê phán đầy mỉa mai châm biếm
(?) Cảnh đám ma được tác giả miêu tả như thế nào? Đám ma ấy được coi là một đám ma gương mẫu cho điều gì?
Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường: Qua cảnh đám ma, em nhận xét gì về xã hội thượng lưu đương thời? Thái độ của nhà văn với xã hội này?
- HS chia nhóm nhỏ trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi
16
3.Cảnh “ đám ma gương mẫu”
*Cảnh đám ma như đám rước
- Đám ma to chưa từng thấy ở đất Hà Thành, có đủ kiệu bát cống, lợn quay đi lọng, vài ba trăm câu đối.. vài ba trăm người đi đưa đám, tiếng kèn huyên náo tổ chức theo cả ta, tàu, tây...-> Khoe sang, khoe giàu một cách lố bịch và hợm hĩnh
- Người đi đưa đám giả dối, lố bịch..
- Dân phố hai bên đường đổ xô ra xem như xem một sự lạ
*Cảnh hạ huyệt
- Cậu Tú Tân biểu diễn chụp ảnh, Xuân tóc đỏ cầm mũ nghiêm trang một cách giả vờ
- Cụ cố Hồng ho khạc, mếu máo và ngất đi
- Ông Phán mọc sừng cứ oặt người đi khóc to bằng những âm thanh lạ: hứt!..hứt!...hứt!..
=> Đám tang diễn ra như một tấn đại hài kịch nói lên sự lố lăng, đồi bại của môi trường xã hội tư sản thượng lưu thời trước CM. Quả thực đó là một đám ma gương mẫu cho sự giả dối, hợm hĩnh, háo danh của một gia đình giàu sang mà bất hiếu, bất nghĩa.
=> Phơi bày bộ mặt giả dối, nhố nhăng, suy thoái về đạo đức của xã hội thượng lưu đương thời.
=> Thái độ: Lên án, phê phán mạnh mẽ xã hội đó. Ngầm thể hiện mơ ước về một xã hội trong sạch, lành mạnh
(?) Nêu những nét nghệ thuật đặc sắc của thiên truyện?
- GV phát vấn HS trả lời
Nghệ thuật trào phúng bậc thầy: từ một tình huống trào phúng cơ bản nhà văn triển khai mâu thuẫn theo nhiều tình huống khác nhau tạo nên một màn đại hài kịch phong phú và rất biến hoá
- Chọn những chi tiết đối lập nhau gay gắt nhưng cùng tồn tại trong một sự vật, một con người -> bật lên tiếng cười
- Thủ pháp cường điệu, nói ngược, nói mỉa..được sử dụng linh hoạt mang lại hiệu quả nghệ thuật cao
HS dựa vào phần ghi nhớ SGK để tổng kết
- Nội dung
- Nghệ thuật
3
III. Tổng kết:
- Nội dung: đoạn trích lên án sự sói mòn trong quan hệ đạo đức của một tầng lớp người khi bị ảnh hưởng của lối sống Âu hoá.
- NT: Tài năng kể chuyện, dựng chuyện, giọng văn của tác giả.
3. Củng cố, luyện tập (2’): 
Niềm hạnh phúc của các thành viên trước cái chết của cụ cố Tổ.
Hình ảnh đám tang.
4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1’):
 + Bài cũ: 
Học bài, nắm nội dung chính. Tìm đọc Số đỏ.
 + Bài mới: 
Chuẩn bị bài Phong cách ngôn ngữ báo chí.

Tài liệu đính kèm:

  • doc45.46.doc