Tiết 43: Làm văn
LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức
Ôn tập và củng cố những tri thức về thao tác lập luận so sánh
2. Về kỹ năng
Biết vận dụng thao tác lập luận so sánh để viết đoạn văn có sức thuyết phục và hấp dẫn
3. Về thái độ
Cú ý thức rèn luyện kĩ năng viết văn.
Ngày soạn: Ngày dạy: Dạy lớp: 11A Ngày dạy: Dạy lớp: 11B Ngày dạy: Dạy lớp: 11C Tiết 43: Làm văn LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH I. Mục tiêu 1. Về kiến thức Ôn tập và củng cố những tri thức về thao tác lập luận so sánh 2. Về kỹ năng Biết vận dụng thao tác lập luận so sánh để viết đoạn văn có sức thuyết phục và hấp dẫn 3. Về thái độ Cú ý thức rèn luyện kĩ năng viết văn. II. Chuẩn bị của GV và HS 1. Chuẩn bị của GV SGK, SGV, GA, TLTK. 2. Chuẩn bị của HS SGK, bài soạn, tài liệu liên quan III. Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ (5’): ? Em hãy nêu mục đích yêu cầu của thao tác lập luận so sánh? - Mục đích và yêu cầu của thao tác lập luận so sánh là làm sáng tỏ , làm vững chắc hơn luận điểm của người viết. - Đặt các đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí, cần nêu rõ quan niệm ý kiến của người nói (viết) * Đặt vấn đề vào bài mới (1’): Để ôn tập và củng cố các kĩ năng về thao tác lập luận so sánh, chúng ta cùng học bài hôm nay... 2. Dạy nội dung bài mới: Hoạt động của GV TG Hoạt động của HS Gv cho học sinh thảo luận các bài tập trong sgk. Gv phân mỗi nhóm mỗi bài tập Tâm trạng cua nhân vật trữ tình trong hai bài thơ: Ngẫu nhiên viết trong buổi mới về quê- Hạ Tri Chương và bài Trở lại An nhơn - Chế Lan Viên ? 15 Bài tập 1. Tâm trạng nhân vật trữ tình trong hai bài thơ của Hạ Tri Chương và Chế Lan Viên: - Cả hai tác giả đều rời quê hương ra đi lúc còn trẻ và trở về lúc tuổi đã cao. + Khi đi trẻ, lúc về già. + Trở lại An nhơn, tuổi lớn rồi. - Khi trở về, cả hai đều trở thành “ người xa lạ” ngay chính trên quê hương mình. + Hỏi rằng khách ở chốn nào lại chơi -> vì không ai còn nhận ra mình. + Chẳng lẽ thăm quê lại hỏi người -> vì quê hương đã biến đổi. => Hạ Tri Chương sống trước Chế Lan Viên hơn một nghìn năm nhưng giữa hai người vẫn có nét tương đồng , đó là khoảnh khắc giật mình tiếc nuối, bâng khuâng khi trở về thăm quê. Học cũng có ích như trồng cây, mùa xuân được hoa, mùa thu được quả. 6 Bài tập 2. Học cũng có ích như trồng cây. Mùa xuân được hoa, mùa thu được quả. So sánh việc học cũng như trồng cây , cùng với thời gian nếu chịu khó,cố gắng thì sẽ thu được kết quả cao. Đây là so sánh để chúng ta thêm kiên nhẫn trên con đường học tập. So sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và bà Huyện Thanh Quan trong hai bài thơ: Tự tình I và Chiều hôm nhớ nhà? 10 Bài tập 3. *Giống nhau: - Cùng là thơ thất ngôn bát cú đường luật, đều tuân thủ theo những quy tắc của bài thơ thất ngôn (gieo vần, đối) * Thơ của Hồ Xuân Hương dùng ngôn ngữ hàng ngày, sử dụng nhiều từ thuần việt. Thơ bà Huyện Thanh Quan dùng nhiều từ hán việt. * Sự khác nhau về ngôn ngữ tạo ra sự khác nhau về phong cách: - Hồ Xuân Hương gần gủi, bình dị, tinh nghịch, hiểm hóc. - Bà HTQ trang nhã, đài các, tiếng nói của văn nhân đài các thượng lưu. 3. Củng cố, luyện tập (7’): - Học sinh nhắc lại những thao tác cơ bản của lập luận so sánh trong văn nghị luận - GV chốt lại những ý chính - HS so sánh vẻ đẹp của Thúy Kiều và Thúy Vân trong đoạn trích: Chị em Thúy Kiều + Giống: Cả hai chị em đều xinh đẹp, đều là tuyệt thế giai nhân Đều trong sáng, thanh cao, đài các Đều đến tuổi lấy chồng Đều sống cuộc sống êm đềm trong vòng tay cha mẹ + Khác: Vẻ đẹp của Thúy Vân: là vẻ đẹp phúc hậu, đoan trang. Vẻ đẹp đó được thiên nhiên ưu ái ban tặng Vẻ đẹp của Thúy Kiều là vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà. Vẻ đẹp đó khiến thiên nhiên cũng phải ghen tị Thúy Kiều còn được tập trung khắc họa tài năng xuất chúng Nàng thuộc các quy luật, các bản đàn nổi tiếng Nàng hay đàn các bản đàn bạc mệnh, các bản đàn buồn => Báo hiệu một cuộc sống đau khổ, trắc trở, long đong vì luôn bị hờn ghen, đố kị 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1’): + Bài cũ: So sánh đề tài mùa thu trong thơ Nguyễn Khuyến với mùa thu trong thơ của một nhà thơ mà em biết. + Bài mới: Làm các bài tập trong phần Luyện tập vận dụng các thao tác lập luận phân tích và so sánh.
Tài liệu đính kèm: