Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 21: Đọc văn Văn tế nghĩa sĩ cần giuộc - Phần một: Tác giả (Nguyễn Đình Chiểu)

Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 21: Đọc văn Văn tế nghĩa sĩ cần giuộc - Phần một: Tác giả (Nguyễn Đình Chiểu)

VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC

Phần một: Tác giả

 (Nguyễn Đình Chiểu)

1. Mục tiêu

Giúp HS:

 a. Về kiến thức

- Nắm được cuộc đời, thời đại và tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu

- Hiểu được giá trị văn chương và vị trí của nhà thơ trong lịch sử văn học dân tộc.

 b. Về kỹ năng

- Rèn luyện kĩ năng tổng hợp khái quát một tác gia văn học.

 c. Về thái độ

Kính phục nhân cách, tài năng NĐC, có thái độ sống đúng đắn.

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1676Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 21: Đọc văn Văn tế nghĩa sĩ cần giuộc - Phần một: Tác giả (Nguyễn Đình Chiểu)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Dạy lớp: 11A
Tiết 21: Đọc văn
Ngày dạy: 
Dạy lớp: 11B
Ngày dạy: 
Dạy lớp: 11C
VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC
Phần một: Tác giả
(Nguyễn Đình Chiểu)
1. Mục tiêu
Giúp HS: 
 a. Về kiến thức
- Nắm được cuộc đời, thời đại và tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu
- Hiểu được giá trị văn chương và vị trí của nhà thơ trong lịch sử văn học dân tộc.
 b. Về kỹ năng
- Rèn luyện kĩ năng tổng hợp khái quát một tác gia văn học.
 c. Về thái độ
Kính phục nhân cách, tài năng NĐC, có thái độ sống đúng đắn.
2. Chuẩn bị của GV và HS
a. Chuẩn bị của GV
 - SGK, SGV, GA, TLTK.
 - Chuẩn bị chân dung Nguyễn Đình Chiểu
b. Chuẩn bị của HS
 - SGK, bài soạn, tài liệu liên quan
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ học.
* Đặt vấn đề vào bài mới (1’): Để các em nắm được cuộc đời, thời đại và tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu, hiểu được giá trị văn chương và vị trí của nhà thơ trong lịch sử văn học dân tộc. Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay
b. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của GV 
TG
Hoạt động của HS
 Nêu và nhận xét khái quát về cuộc đời NĐC.
GV giải thích thêm: GS Trần Văn Giàu “Dĩ nhiên, phong trào kháng Pháp của toàn dân lục tỉnh là ngọn sóng thần đưa văn chương yêu nước của NĐC lên cao theo bề của sóng; tuy vậy không thể không thấy con người NĐC phải được cấu thành bởi những chất đạo đức nào, phải được tôi luyện bằng công phu nào thì mới vươn lên nổi trên đầu ngọn sóng chứ không bị trôi dạt một bên hay chìm sâu dưới đáy vực”. NĐC đúng là “Thư sinh đánh giặc bằng ngòi bút”.
Chủ tỉnh Bến Tre là Mi-sen Pông-sông đã 3 lần đến tận nhà thăm hỏi mà ông không chịu ra tiếp. Ông còn từ chối mọi ân huệ về tiền tài, đất đai, danh vọng mà thực dân Pháp hứa hẹn bằng những lời khẳng khái: “Đất chung đã mất thì đất riêng của tôi có sá gì”.
12
I. Cuộc đời
- NĐC (1822 – 1888) tự là Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai. Xuất thân trong một gia đình nhà nho. Quê mẹ: Gia Định, quê cha: Thừa Thiên.
- Số phận oan nghiệt nhưng ông có ý chí, nghị lực phi thường: bị mù nhưng vẫn bốc thuốc, mở trường dạy học, làm thơ tiếng vang khắp lục tỉnh.
- Là người có tấm lòng thuỷ chung sắt son với nước với dân cho đến hơi thở cuối cùng, có tinh thần bất khuất trước kẻ thù.
=> Là người có bản lĩnh, tài đức, yêu nước sâu sắc.
4
II. Sự nghiệp thơ văn
1. Những tác phẩm chính.
? Kể tên những tác phẩm chính của NĐC.
“Lục Vân Tiên” đề cao nhân nghĩa truyền thống “Trai thời trung hiếu làm đầu, gái thời tiết hạnh làm câu trau mình”. Lục Vân Tiên hiếu thảo, có lí tưởng sẵn sàng, đánh giặc Ô Qua chung thủy trong tình yêu, chung thành với bạn bè. Dương Từ, Hà Mậu đều đã có gia đình. Dương Từ theo đạo Phật, Hà Mậu theo đạo Thiên Chúa. Cả hai đều bỏ vợ con nheo nhóc. Gặp nhau, hai người tỏ ra bất bình với nhau. Họ cãi nhau. Cả hai được đạo sĩ làm phép xuất hồn đi thăm Thiêng Đàng và Địa Ngục. Nhìn thấy thầy của mình bị tù ở địa ngục, hai người giác ngộ chính đạo, bỏ dị đoạn. Đây là tác phẩm có tính chất luận đề nêu ra. Chọn tư tưởng nào: Phật hay Thiên chúa giáo, nhất là lúc thực dân đang lợi dụng đạo Thiên Chúa.
+ “Ngư tiều y thuật vấn đáp” (ông Ngư, ông Tiều hỏi về thuật làm thuốc). Trong đó có nhân vật Kì Nhân Sư tự xông cho mắt mù để không nhìn thấy gì, thể hiện tư tưởng bất hợp tác với giặc. 
+ “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là bài ca về người anh hùng áo vải tự nguyện đứng lên đánh giặc, thể hiện tinh thần tiến công giặc, tuy bị thất thế nhưng vẫn hiên ngang. 
+ “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, “Đốc Binh Là” ca ngợi những người trong hàng ngũ viên lữ đã quay trở về cùng nhân dân chiến đấu trong khi triều đình đầu hàng quân giặc. Đây là lời văn đầy xúc động. 
“Bởi lòng chúng chẳng nghe quân tử chiếu đón ngắn mấy dặm mã tiền. 
Theo bụng dân chẳng chịu tướng quân phù gánh vác một vai khổn ngoại” 
(Tế Trương Công Định)
- “Phan Tòng người ngọc ở miền Đông
Lớn nhỏ trong làng thảy mến trông”
- Sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu chia làm hai giai đoạn, trước và sau khi thực dân Pháp xâm lược nước ta.
+ Trước khi thực dân Pháp xâm lược (trước năm 1858)
* Nguyễn Đình Chiểu viết hai truyện thơ dài là “Lục Vân Tiên” và “Dương Từ - Hà Mậu”. Cả hai tác phẩm đều truyền bá đạo lí làm người.
+ Sau khi thực dân Pháp xâm lược (sau năm 1858)
 “Ngư tiều y thuật vấn đáp”, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, 
=> Quan điểm sáng tác: Dùng văn chương đề cao chính đạo, chính nghĩa; văn chương là vũ khí “phũ chớnh trừ tà”
 Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
 Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà
 (Dương Từ- Hà Mậu)
 Những nội dung chính trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu
- HS chia nhóm nhỏ (theo bàn) trao đổi thảo luận cử người trình bày trước lớp
- GV chốt lại
Dẫn chứng: 
- Nhân: là tình thương yêu con người, sẵn sàng cưu mang con người trong hoạn nạn.
- Nghĩa là những quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người trong xã hội, tình cha con, vợ chồng, tinh thần hiệp nghĩa cứu khốn phò nguy...
“Xin tròn nhân nghĩa còn hơn bạc vàng”.
Lòng yêu nước, thương dân:
- Khi đất nước bị xâm chiếm: “Khóc là khóc nước nhà cơn bấn loạn, hôm mai vắng chúa, thua buồn nhiều nỗi khúc nhôi; than là than bờ cõi lúc qua phân, ngày tháng trông vua, ngơ ngẩn một phường trẻ dại” (Văn tế Trương Định)
- Nói với giặc: “Tấc đất ngọn rau ơn chúa, tài bồi cho nước nhà ta; bát cơm manh áo ở đời, mắc mớ chi ông cha nó”
- Sự đời thà khuất đôi tròng thịt
 Lòng đạo xin tròn một tấm gương.
- Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng
Nỡ để dân đen mắc nạn này
- Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy
Mất tổ đàn chim dáo dác bay
Bến Nghé cửa tiền tan bột nước
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.
- Làm người trung nghĩa đáng bia son
Đứng giữa càn khôn tiếng chẳng mòn
Cơm áo đền bồi ơn đất nước
Râu mày giữ vẹn phận tôi con.
Tinh thần hai chữ phau phau tuyết
Khí phách ngàn thu rỡ núi non
( Thơ điếu Phan Tòng)
17
2. Nội dung thơ văn
- Lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa: Những bài học về đạo làm người mang tinh thần nhân nghĩa của đạo nho nhưng lại rất đậm đà tính nhân dân và truyền thống dân tộc
- Lòng yêu nước, thương dân: Thơ văn yêu nước chống Pháp của NĐC ghi lại chân thực một thời dau thương của đất nước, khích lệ lòng căm thù giặc và ý chí cứu nước của nhân dân ta, đồng thời nhiệt liệt biểu dương những anh hùng nghĩa sĩ đã chiến đấu hi sinh vì tổ quốc. Tố cáo tội ác giặc xâm lăng
 Nêu những nét chính về nghệ thuật thơ văn Nguyễn Đình Chiểu (Các mô típ truyện, ngôn từ)
- HS chia 6 nhóm trao đổi thảo luận trả lời bằng bảng phụ
- GV chốt lại
+ Vân Tiên đầu đội kim khôi
Tay cầm siêu bạc mình ngồi ngựa ô
+ Kim Liên hỡi Kim Liên
Đẩy xe cho chị qua miền Hà Khê
Hà Khê dấu thỏ đường dê
Chim kêu vượn hú bốn bề nước non.
+ Mây giăng ải bắc trông tin nhạn
Ngày xế non nam bặt tiếng hồng.
Bờ cõi đà chia đất khác
Nắng sương nay há đội trời chung.
7
3.Nghệ thuật thơ văn
- Văn chương trữ tình đạo đức: vẻ đẹp thơ văn tiềm ẩn trong tầng sâu cảm xúc, suy ngẫm.
- Bút pháp trữ tình xuất phát từ cõi tâm trong sáng, nhiệt thành...
- Đậm đà sắc thái Nam bộ: Lời ăn tiếng nói mộc mạc.....
- Lối thơ thiên về kể mang màu sắc diễn xướng rất phổ biến trong VHDG Nam bộ
c. Củng cố, luyện tập (3’): 
H/d hs tổng kết lại bài học
- Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương trong sáng, cao đẹp.
- Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu là “vì sao có ánh sáng khác thường”...”phải chăm chú nhìn thì mới thấy và càng nhìn càng thấy sáng”. Ánh sáng toả ra từ thơ văn của ông là ánh sáng của đạo đức, nhân nghĩa, là tiếng nói yêu nước, là thành tựu nghệ thuật xuất sắc mang đậm sắc thái Nam Bộ
- Suy nghĩ về nhận định của XD “ Cái ưu ái đối với người lao động, sự kính mến họ là một đặc điểm của tâm hồn Đồ Chiểu”
d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1’):
 + Bài cũ: Nắm chắc đặc điểm về nội dung và nghệ thuật thơ Đồ Chiểu
 + Bài mới: Chuẩn bị bài tiếp theo theo hướng dẫn SGK.
 Chuẩn bị:Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc : Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ?

Tài liệu đính kèm:

  • doc21.doc