A.Mục đích, yêu cầu:
Giúp HS:
- Hệ thống hoá những kiến thức và khả năng biểu lộ ý nghĩ và cảm xúc, về lập dàn ý, về diễn đạt.
- Tự đánh giá những ưu điểm và nhược điểm trong bài làm của mình đồng thời có được những định hướng cần thiết để làm tốt hơn những bài viết lần sau.
B. Phương tiện dạy học:
- SGK, SGV, bài viết của học sinh.
C. Phương pháp giảng dạy:
- Phát vấn, gợi mở, thảo luận
D. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
Tiết 16 (Làm văn) TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 1 A.Mục đích, yêu cầu: Giúp HS: - Hệ thống hoá những kiến thức và khả năng biểu lộ ý nghĩ và cảm xúc, về lập dàn ý, về diễn đạt. - Tự đánh giá những ưu điểm và nhược điểm trong bài làm của mình đồng thời có được những định hướng cần thiết để làm tốt hơn những bài viết lần sau. B. Phương tiện dạy học: - SGK, SGV, bài viết của học sinh. C. Phương pháp giảng dạy: - Phát vấn, gợi mở, thảo luận D. Tiến trình tổ chức dạy học: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Trả bài viết. Hoạt động của GV (1) Hoạt động của HS (2) Nội dung cần đạt (3) Hoạt động 1: Hướng dẫn HS xác định yêu cầu của đề bài. - Gọi HS xác định yêu cầu của đề. - GV bổ sung. - HS ghi lại đề bài vào vở học. - HS suy nghĩ trả lời. I. Đề bài: Ghi lại những cảm nghĩ chân thực của Em vào những ngày đầu tiên bước vào trường THPT. II. Xác định yêu cầu của đề: - Yêu cầu thể loại: Phát biểu cảm nghĩ. - Yêu cầu nội dung: Cảm xúc trong những ngày đầu tiên bước vào trường THPT. - Yêu cầu tư liệu: Những tình cảm chân thật của bản thân. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS lập dàn ý. - Gọi HS lập dàn bài. - Gọi các HS khác lần lượt bổ sung vào dàn ý. - Trên ý tưởng của HS, GV chốt lại những ý chính. HS lập dàn ý. - HS thảo luận. II. Dàn ý: 1. Mở bài: - Ấn tượng khó quên về những ngày đầu đi học. - Giới thiệu cảm xúc bồi hồi, những kỉ niệm đẹp trong ngày đầu tiên đi học. 2. Thân bài: Lần lượt trình bày các cảm nghĩ theo một trình tự hợp lý (Nhắc lại một vài kỷ niệm trong những buổi học đầu tiên). - Nôn nao được gặp bạn bè, thầy cô mới, trường mới. - Lo về bài vở. - Bỡ ngỡ nhưng thích thú với chiếc áo dài. Cảm thấy mình chững chạc hơn (không đeo khăn quàng). - Phấn khởi tìm bạn tâm giao. - Có thể có những cảm xúc riêng cho lần đầu tiên xa cha mẹ (ở trọ học). - Xen vào đó có thể nhắc lại một vài kỷ niệm ở những buổi học đầu tiên: + Gv kiểm tra bài cũ có những bạn có tên gọi quá ấn tượng. + Buổi học khai giảng đầu tiên. + Tiết sinh hoạt chủ nhiệm hào hứng, sôi nổi. 3. Kết bài: - Suy nghĩ tốt đẹp về trường, lớp, bạn bè. - Ý thức, thái độ sống tích cực. Lưu ý: Vì đây là bài văn đòi hỏi nhiều cảm xúc, sáng tạo nên các em có thể tiến hành theo nhiều cách. Song điều nổi bật ở bài này là những rung động chân thành của bản thân. - GV nêu nhận xét chung về ưu, khuyết điểm. - HS trả lời III. Kết quả bài viết: Nhận xét về ưu, khuyết điểm của bài viết. 1. Ưu điểm: - Biết cách thể hiện cảm xúc chân thực của mình. - Có một số bài trình bày sạch đẹp, diễn đạt trôi chảy, ý tưởng phong phú. 2. Hạn chế: - Một số bài làm chưa thể hiện được cảm xúc riêng của bản thân. - Một số bài còn mắc nhiều lỗi: dùng từ, diễn đạt, chính tả, sử dụng dấu chấm câu. 3. Kết quả cụ thể: Điểm 8,0 đến 10: bài. Điểm 6,5 đến 7,5: bài. Điểm 5,0 đến 6,0: bài. Điểm 3,5 đến 4,5: bài. Điểm 0,0 đến 3,0: bài. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS sửa lỗi. - GV gọi HS sửa lỗi. HS sửa lỗi. IV. Sửa lỗi: - Sửa cách viết đoạn. Củng cố: Dặn dò: - Soạn bài Rama buộc tội. 6. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: