Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 15: Đọc văn Bài ca ngắn đi trên cát (Sa hành đoản ca) - Cao Bá Quát -

Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 15: Đọc văn Bài ca ngắn đi trên cát (Sa hành đoản ca) - Cao Bá Quát -

Tiết 15: Đọc Văn

BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN CÁT

(Sa hành đoản ca)

 - Cao Bá Quát -

1. Mục tiêu

 Giúp học sinh:

 a. Về kiến thức

 - Nắm được trong hoàn cảnh nhà Nguyễn trì trệ, bảo thủ, CBQ tuy vẫn đi thi nhưmg đã tỏ ra chán ghét con đường mưu danh cầu lợi tầm thường.Bài thơ biểu lộ tinh thần phê phán của ông đối với học thuật và sự bảo thủ trì trệ của chế độ nhà Nguyễn nói chung, góp phần lí giải hành động khởi nghĩa của ông về sau vào năm 1854

- Hiểu được mối quan hệ giữa nội dung nói trên và hình thức nghệ thuật của bài thơ cổ thể về nhịp điệu, hình ảnh.Các yếu tố hình thức này có đặc điểm riêng, phục vụ cho việc chuyển tải nội dung

• Tích hợp với giáo dục bảo vệ môi trường:

Thấy được mối liên hệ giữa môi trường và tâm lí nhân vật.

 

doc 5 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1475Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 15: Đọc văn Bài ca ngắn đi trên cát (Sa hành đoản ca) - Cao Bá Quát -", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11A
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11B
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11C
Tiết 15: Đọc Văn	
BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN CÁT
(Sa hành đoản ca)
	- Cao Bá Quát -
1. Mục tiêu
 Giúp học sinh: 
 a. Về kiến thức
- Nắm được trong hoàn cảnh nhà Nguyễn trì trệ, bảo thủ, CBQ tuy vẫn đi thi nhưmg đã tỏ ra chán ghét con đường mưu danh cầu lợi tầm thường.Bài thơ biểu lộ tinh thần phê phán của ông đối với học thuật và sự bảo thủ trì trệ của chế độ nhà Nguyễn nói chung, góp phần lí giải hành động khởi nghĩa của ông về sau vào năm 1854
- Hiểu được mối quan hệ giữa nội dung nói trên và hình thức nghệ thuật của bài thơ cổ thể về nhịp điệu, hình ảnh...Các yếu tố hình thức này có đặc điểm riêng, phục vụ cho việc chuyển tải nội dung
Tích hợp với giáo dục bảo vệ môi trường:
Thấy được mối liên hệ giữa môi trường và tâm lí nhân vật.
 b. Về kĩ năng
Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản văn học thuộc hình thức cổ thể
 c. Về thái độ
Trân trọng tài năng và con người Cao Bá Quát
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a. Chuẩn bị của giáo viên
 SGK, SGV, GA, TLTK.
b. Chuẩn bị của học sinh
 SGK, bài soạn, tài liệu liên quan
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ (5’):
 CH: ĐTL Bài ca ngất ngưởng và phân tích lối sống ngất ngưởng của NCT khi ông về hưu?
 TL:
- Sống tự do, phóng túng, thích gì làm nấy, sống theo cách của mình.
- Quan niệm, thái độ sống:
+ Được – mất vẫn vui như người thái thượng
+ Khen – chê: mặc như gió thổi bỏ ngoài tai
+ Không thoát tục, nhập tục cũng không vướng tục
+ Là bề tôi trung thành, tài năng như Nhạc Phi, Hàn Kì...
* Đặt vấn đề vào bài mới (1’):
Nửa đầu thế kỉ XIX, Nguyễn ánh tiêu diệt anh, em Tây Sơn, thiết lập chế độ phong kiến chuyên chế (tập trung quyền lực trong tay nhà vua). Nhà Nguyễn ban hành những chính sách hà khắc. Sưu thuế nặng nề, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ nhà Nguyễn coi trọng người Nam hơn người Bắc. Điều đó khiến cho giới trí thức Bắc Hà nhiều người thiếu niềm tin và khủng hoảng về mặt lí tưởng. Để thấy rõ tâm trạng ấy, chúng ta tìm hiểu bài “Sa hành đoản ca”- Bài ca ngắn đi trên cát. 
b. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên 
TG
Hoạt động của học sinh
GV hướng dẫn HS tìm hiểu phần tiểu dẫn SGK
Gọi HS đọc và tóm tắt ý chính
GV chốt lại
Hiệu là Chu Thần. Thi Hương từ năm 14 tuổi. Năm 23 tuổi đậu Cử Nhân. Sau đó cứ 3 năm một lần trong 9 năm dòng vào thi hội nhưng đều không đố. Năm 32 tuổi được gọi vào Huế nhận một chức tập sự ở bộ Lễ. Khi làm sơ khảo kì thi ở Thừa Thiên, ông đã dùng muội đèn chữa những lỗi phạm huý trong 24 quyển thi đáng được lấy đỗ. Việc lộ, Cao Bá Quát bị bắt giam tra tấn cực hình. Được tha, ông phải đi phục vụ phái đoàn công cán ở Xing-ga-po. Về nước, ông bị thải hồi. Bốn năm sau, ông được cử đi làm giáo Thụ ở Sơn Tây. Ông là người tài năng, nổi tiêng hay chữ, viết đẹp, nổi tiếng trong giới trí thức Bắc Hà và được tôn như bậc thánh “Thần Siêu thánh Quát”. Ông là người ôm ấp những hoài bão lớn, có ích cho đời. Một tính cách mạnh mẽ, một thái độ sống vượt khỏi khuôn lồng chật hẹp của chế độ phong kiến tù túng. Năm 1853, ông đã cùng nhân dân Mĩ Lương Sơn Tây nổi dậy chống lại triều đình nhà Nguyễn. Năm 1855 trong một trận đánh, ông bị quân triều đình bắn chết. Còn có nguồn tin là ông bị bắt xử chém và tru di ba họ. Ông để lại 1400 bài thơ, hơn hai chục bài văn xuôi. Một số bài phú Nôm, hát nói. 
10
I. TÌM HIỂU CHUNG
- CBQ (1809?- 1855) tự là Chu Thần, hiệu là Cúc Đường, Mẫn Hiên
- Quê quán: Làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc quận Long Biên, Hà Nội )
- CBQ đỗ cử nhân năm1831 tại trường thi Hà Nội. Sau đó ông nhiều lần vào kinh đô Huế thi Hội nhưng không đỗ.
- Là nhà thơ có tài năng và bản lĩnh, được người đương thời tôn là Thánh Quát (Thần Siêu, Thánh Quát)
- TP: Hoàn cảnh sáng tác bài “Sa hành đoản ca” trong lúc đi thi Hội. Cũng có ý kiến cho làm trong thời gian tập sự ở bộ Lễ triều đình Huế.
- Bài thơ thể hiện tư tưởng bế tắc của kẻ sĩ chưa tìm thấy lối thoát trên đường đời.
(HS đọc SGK)
(?) Bài nên đọc như thế nào?
(?) Giải nghĩa từ khó theo SGK
- Giọng điệu chậm rãi, suy tư, day dứt; chú ý các câu hỏi, câu cảm cuối bài.
- Giải thích từ khó đọc dưới các chân trang.
(?) Tìm bố cục bài thơ và nội dung mỗi phần?
- Bố cục: 2 phần
 + 4 câu đầu: cảnh bãi cát dài và người đi trên cát
 + 12 câu còn lại: tâm trạng và suy nghĩ của người đi trên bãi cát dài
? Tìm các chi tiết miêu tả, nói về bãi cát. (Câu 1, 11, 17, 2, 15, 16). Bãi cát có đặc điểm gì?
9
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Hình tượng bãi cát
- Bãi cát có đặc điểm:
+ Dài
+ Nối tiếp nhau dường như vô tận
- Đi trên cát: Đi 1 bước như lùi một bước: chân bị lún, có cảm giác như lùi lại, bị lún xuống
-> việc đi trên cát đầy gian nan, vất vả, phải vượt qua nó thì sẽ rất mệt mỏi và chán nản.
? Hình ảnh bãi cát trong bài thơ không đơn thuần là hình ảnh thực mà còn mang một ý nghĩa ẩn dụ. Nếu xem những bãi cát dài nối tiếp nhau dường như vô tận là cuộc đời rộng lớn mênh mông, nếu xem đường đi trên bãi cát là đường đời thì CBQ muốn nói điều gì về bản thân, cuộc đời của chính mình và gửi gắm điều gì đến bạn đọc?
=> ý nghĩa: đường đời, cuộc sống của nhà thơ nói riêng và đường đời, cuộc sống của con người nói chung thường không bằng phẳng mà đầy gian khổ, chông gai. Nhiều khi còn rơi vào sự bế tắc, mệt mỏi và chán nản.
=> Đây là sáng tạo của CBQ (không vay mượn từ VHTQ mà sáng tạo nó từ hiện thực).
Tích hợp với giáo dục bảo vệ môi trường:
? Đọc lại câu 1 và cho biết việc đi trên cát đã ảnh hưởng như thế nào tới tâm lí của nhân vật khách? 
14
2. Hình tượng khách
- Câu 1: 
+ nhịp điệu chậm rãi.
+ Sd từ lại: câu thơ như 1 tiếng thở dài chán nản, ngao ngán, mệt mỏi.
? Vì sao nhân vật khách lại như vậy?
? Qua việc chỉ ra những nguyên nhân đó, em thấy tâm trạng của tác giả ntn?
- Nguyên nhân: 
+ Đường đi dài, khó khăn
+ Mặt trời đã lặn mà vẫn không được nghỉ ngơi.
+ Bản thân không học được phép ngũ kĩ như tiên ông để quên sự đời, để không phải hành hạ mình.
=> Nhân vật khách đã mệt mỏi, chán nản việc theo đuổi lí tưởng, hoài bão về công danh sự nghiệp.
? Như vậy, khách thấy mình cũng là một kẻ ham danh lợi, và từ cuộc đời của chính mình, tác giả có những suy ngẫm gì về những người ham danh lợi trong cuộc sống, họ được mt ntn?
- Nhân vật khách thấy:
+ Những kẻ ham danh lợi đều phải chạy ngược, chạy xuôi, bôn tẩu nhọc nhằn.
+ Kẻ ham danh lợi giống như người đời thấy có quán rượu ngon thì đổ xô đến, mấy ai tỉnh táo thoát khỏi cám dỗ của rượu. Danh lợi cũng là 1 thứ rượu dễ làm say lòng người.
=> Khách chán ghét con đường mưu cầu danh lợi tầm thường.
? Là một trí thức phong kiến, tại sao CBQ lại có sự chán ghét đó? Điều đó thể hiện điều gì?
? Từ tư tưởng này, em hiểu câu thơ cuối cùng có ý nghĩa ntn?
- CBQ chán nản trước sự xuống cấp của học thuật, khoa cử thời Nguyễn.
- Nhà thơ phê phán, bất hợp tác với triều đình nhà Nguyễn lúc bấy giờ.
- Câu cuối: Kđ không thể tiếp tục như thế, phải tìm một con đường khác. Câu thơ thể hiện một khát khao thay đổi cs đương thời của nhà thơ.
? Bài thơ th điều gì?
2
III. Tổng kết
- Sự chán ghét của một người trí thức đối với con đường danh lợi tầm thường đương thời và niềm khao khát thay đổi cuộc sống 
- Nhịp điệu bài thơ góp phần diễn tả thành công những cảm xúc suy tư của nhân vật trữ tình về con đường danh lợi gập ghềnh trắc trở
c. Củng cố, luyện tập (3')
Bài thơ th điều gì?
Đọc ghi nhớ SGK 
Sự chán ghét của một người trí thức đối với con đường danh lợi tầm thường đương thời và niềm khao khát thay đổi cuộc sống
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1')
 + Bài cũ: 
Học và nắm chắc nội dung bài học.
 Tìm các bài thơ khác của Cao Bá Quát như: Sắp đến quê nhà, Dương phụ hành từ đó khái quát đựac điểm thơ Cao Bá Quát.
 + Bài mới: soạn bài Luyện tập thao tác lập luận phân tích.

Tài liệu đính kèm:

  • doc15.bai ca....doc