Tiết 118 + 119
KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM
I. MỤC TIÊU BÀI KIỂM TRA
- Trên cơ sở nắm vững các kiến thức và kĩ năng đã được học trong chương trình Ngữ văn lớp 11, HS trả lời được chính xác các câu hỏi đưa ra.
- Viết được một bài văn nghị luận có luận điểm, luận cứ xác thực; vận dụng hợp lí nhiều thao tác lập luận ; giọng điệu chân thành, nhiệt tình ; thể hiện được những ý kiến riêng của bản thân về một hiện tượng (vấn đề) gần gũi, quen thuộc trong đời sống hoặc trong văn học.
Ngày soạn: 18/4/2011 Ngày kiểm tra: 2/5/2011 Dạy lớp: 11A Ngày kiểm tra: 2/5/2011 Dạy lớp: 11B Ngày kiểm tra: 2/5/2011 Dạy lớp: 11C Tiết 118 + 119 KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM I. MỤC TIÊU BÀI KIỂM TRA - Trên cơ sở nắm vững các kiến thức và kĩ năng đã được học trong chương trình Ngữ văn lớp 11, HS trả lời được chính xác các câu hỏi đưa ra. - Viết được một bài văn nghị luận có luận điểm, luận cứ xác thực; vận dụng hợp lí nhiều thao tác lập luận ; giọng điệu chân thành, nhiệt tình ; thể hiện được những ý kiến riêng của bản thân về một hiện tượng (vấn đề) gần gũi, quen thuộc trong đời sống hoặc trong văn học. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức : Tự luận - Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra tự luận trong 90 phút. III. THIẾT LẬP MA TRẬN KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Cộng 1. Văn học Bài thơ Xuất dương lưu biệt của Phan Bội Châu và Hầu Trời của Tản Đà HS chỉ rõ được tính chất giao thời của hai bài thơ Xuất dương lưu biệt của Phan Bội Châu và Hầu Trời của Tản Đà 1 3 30% = 3 điểm 2. Tiếng Việt HS nhớ được đặc điểm loại hình của Tiếng Việt 1 2 20% = 2 điểm 3. Làm văn HS viết được một bài nghị luận về một tác phẩm văn học 1 5 50% = 5 điểm 1 2 = 20% 1 3 = 30% 1 5 = 50% 3 10 điểm IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA ĐỀ KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM NGỮ VĂN 11 – CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN THỜI GIAN: 90 PHÚT Câu 1 (3 điểm) : Hãy làm rõ tính chất giao thời (giữa văn học trung đại và văn học hiện đại) của các tác phẩm Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu và Hầu Trời của Tản Đà? Câu 2 (2 điểm) : Hãy nêu đặc điểm loại hình của Tiếng Việt? Câu 3 (5 điểm) Hãy phân tích khổ một và khổ hai bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử? V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM Câu 1 HS chỉ rõ được tính chất giao thời thể hiện trong hai bài thơ: Đặc điểm của văn học trung đại - Bài Lưu biệt khi xuất dương: + Bài thơ dùng để nói chí, nói lên khát vọng, lí tưởng của bạc nam nhi. + Hình tượng nhân vật được hiện lên là hình tượng trượng phu quân tử, là con người của vũ trụ càn khôn. + Thể thơ: thất ngôn bát cú đường luật rất nghiêm chỉnh, viết bằng chữ Hán. + Từ ngữ, hình ảnh mang tính ước lệ, tượng trưng. - Bài Hầu Trời: + Đề tài rất quen thuộc. + Cái tôi có cốt cách ung dung, ngang tàng. Đặc điểm của văn học hiện đại (1.5 điểm): - Bài Lưu biệt khi xuất dương: + Có sự đổi mới về tư tưởng: ý thức rõ nét về cái tôi cá nhân, về trách nhiệm của cá nhân. + Nhận ra tính lạc hậu, cổ hủ của Nho học, của sách thánh hiền. - Bài Hầu Trời: + Thể hiện sự ý thức về tài năng văn chương, về cái tôi của bản thân rất rõ nét. + Cảm hứng lãng mạn phóng túng, phát huy cao độ trí tưởng tượng, bài thơ chia thành nhiều khổ không gò bó. 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.5 0.5 Câu 2 HS nêu được ba đặc điểm loại hình của Tiếng Việt: - Tiếng là đơn vị cơ sở của Ngữ pháp. - Từ không biến đổi hình thái. - Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là sắp đặt theo thứ tự trước sau và sử dụng các hư từ. 0.5 0.5 1 Câu 3 a/ Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách làm bài văn nghị luận văn học. - Kết cấu rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, văn cảm xúc, gợi hình. Không mắc lỗi: chính tả, dùng từ, viết câu. b/ Yêu cầu về kiến thức: HS có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đạt được một số ý sau: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, cảm hứng chủ đạo của Hàn Mặc Tử khi viết bài thơ “Đây thôn Vỹ Dạ” - Nêu được những nét chính ND đoạn thơ: Là bức tranh vẽ bằng tâm tưởng về cảnh và con người xứ Huế để làm sống dậy những kỷ niệm về 1 mối tình, làm quặn thắt nỗi đau của 1 cuộc đời bất hạnh - Phân tích được bức tranh phong cảnh và con người xứ Huế trong khổ thơ thứ nhất + Cảnh ấm áp, rực rỡ, tinh khiết của buổi sớm mai trong trẻo, gợi cảm nhưng mơ hồ, hư ảo, không dễ nắm bắt. + Con người xuất hiện trong vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng, hồn hậu của người Huế, tâm hồn Huế. -> Gợi về khát khao mong mỏi, nỗi niềm trắc ẩn của nhà thơ về nhưng kỷ niệm nao lòng về thơ, về tình yêu, về cuộc đời + Nghệ thuật dùng câu, dùng từ đặc sắc càng làm tôn vẻ đẹp của cảnh và ngưới xứ Huế - Phân tích rõ sự đổi khác của cảnh và tình trong khổ thơ thứ 2 + Cảnh: chia lìa, hắt hiu làm quặn thắt nỗi buồn đau và thất vọng của nhà thơ vì bệnh tật + Không đến được với Huế bằng hình hài, nhà thơ thả mình theo trăng để mộng ước để trông chờ, khắc khoải ước mong về tình yêu, hạnh phúc nhưng vẫn là ảo vọng, hoài nghi bởi nhà thơ đang phải đối mặt với những giây phút cuối cùng của cuộc đời. + Càng đau đớn, khắc khoải nhà thơ lại càng khát khao tìm gặp được tri âm, hy vọng được gắn bó với cuộc đời + Phân tích được những hình ảnh thực, ảo và cách dùng từ độc đáo khơi sâu nỗi đau đang chà xát tâm hồn nhà thơ . - Tóm lược ND đã phân tích, có liên hệ thực tế Lưu ý: - Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức - Giáo viên mạnh dạn cho điểm tối đa đối với các bài viết sáng tạo, chú ý đến diễn đạt, hành văn, trau chuốt trong dùng từ, đặt câu, trình bày đẹp, khoa học . 0,25 0,25 2,5 (0,75) (0,75) (0,5) (0,5) 2,5 (0,75) (0,75) (0,5) (0,5) 0,5
Tài liệu đính kèm: