Giáo án môn Ngữ văn 11 - Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu

I. TRẬT TỰ TRONG CÂU ĐƠN:

1. Câu 1:

Hắn móc đủ mọi túi, để tìm một cái gì, hắn giơ ra: đó là một con dao nhỏ, nhưng rất sắc. Hắn nghiến răng nói tiếp: Vang, bẩm cụ không được thì con phải đâm chết dăm ba thằng, rồi cụ bắt.

a) Sắp xếp theo trật tự một con dao rất sắc, nhưng nhỏ, câu không sai về ngữ pháp và ý nghĩa, vì rất sắc và nhỏ là thành phần đẳng lập: cùng làm thành phần phụ cho danh từ “con dao”. Nhưng đặt vào đoạn văn thì trật tự sắp xếp không phù hợp với mục đích của hành động : đe dọa, uy hiếp đối phương.

b) Sắp xếp đó có mục đích: dồn trọng tâm thông báo vào cụm từ rất sắc cho phù hợp với ý định của Chí Phèo là đe dọa, uy hiếp Bá Kiến.

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2027Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỰC HÀNH VỀ LỰA CHỌN TRẬT TỰ 
CÁC BỘ PHẬN TRONG CÂU
I. TRẬT TỰ TRONG CÂU ĐƠN: 
1. Câu 1:
Hắn móc đủ mọi túi, để tìm một cái gì, hắn giơ ra: đó là một con dao nhỏ, nhưng rất sắc. Hắn nghiến răng nói tiếp: Vang, bẩm cụ không được thì con phải đâm chết dăm ba thằng, rồi cụ bắt.
a) Sắp xếp theo trật tự một con dao rất sắc, nhưng nhỏ, câu không sai về ngữ pháp và ý nghĩa, vì rất sắc và nhỏ là thành phần đẳng lập: cùng làm thành phần phụ cho danh từ “con dao”. Nhưng đặt vào đoạn văn thì trật tự sắp xếp không phù hợp với mục đích của hành động : đe dọa, uy hiếp đối phương.
b) Sắp xếp đó có mục đích: dồn trọng tâm thông báo vào cụm từ rất sắc cho phù hợp với ý định của Chí Phèo là đe dọa, uy hiếp Bá Kiến. 
c) So sánh với trật tự của các từ ngữ đó trong trường hợp sau: 
Hắn có một con dao râu sắc nhưng nhỏ. Dao ấy thì làm sao chặt được cành to này !?
 ® Người nói nhằm thực hiện hành động và mục đích chế nhạo, phủ định tác dụng của con dao nên đặt tính từ nhỏ ở cuối câu (phù hợp). 
* Rút ra bài học: 
Trong mỗi tình huống giao tiếp, mỗi ngữ cảnh, câu có một mục đích, một nhiệm vụ giao tiếp khác nhau. Đồng thời, người nói (người viết) thực hiện những hành động nói khác nhau. Vì thế cần xác định trọng tâm thông báo của mỗi câu ở mỗi tình huống, và trật tự sắp xếp các bộ phận trong câu. 
2. Câu 2:
a) Bạn em nhỏ người nhưng rất thông minh. Thầy giáo đã chọn bạn ấy vào đội tuyển học sinh giỏi. 
b) Bạn em rất thông minh, nhưng nhỏ người. Thầy giáo đã chọn bạn ấy vào dội tuyển học sinh giỏi 
Cách viết của câu a phù hợp với trọng tâm thông báo: “Thầy giáo đã chọn bạn ấy vào đội tuyển học sinh giỏi”
3. Câu 3:
* Câu 3a 
Một đêm khuya, Mị nghe tiếng gõ vách {... }. Mị vừa bước ra, lập tức có mấy người choàng đến, nhét áo vào miệng Mị rồi bịt mắt, cõng Mị đi. 
Sáng hôm sau, Mị mới biết mình đang ngồi trong nhà thống lí Pa Tra ... 
* Câu 3.a 
Đây là câu bắt đầu kể sự kiện, nên cần nêu trước hoàn cảnh thời gian một đêm khuya. Sau đó mới lần lượt kể diễn biến của sự kiện. 
* Câu 3.a 
Câu sau sáng hôm sau phải tiếp nối thời gian, tạo sự liên kết với câu trước. 
® Không thể đặt nó ở giữa hoặc cuối câu, vì sự kiện được kể sẽ không liền mạch.
* 3.b
b. Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có mà trời biết! Hắn không biết cả làng Vũ Đại cũng không ai biết ... Một anh đi thả ống lươn, một buổi sáng tinh sương, đã thấy hắn trần truồng và xám ngắt trong một cái váy đụp {...}
* Câu 3.c
c. Nhưng rồi hỏi ra mới rõ cô ấy không phải con gái nhà Pá Tra: cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lý Pá Tra.
Cô Mị về làm dâu nhà Pá Tra đã mấy năm.
* Câu 3.c
 Đã mấy năm đặt ở cuối câu (vị trí dành cho phần tin mới) biểu hiện trọng tâm thông báo ý chính của câu Cô Mị về làm dâu thời gian làm dâu của Cô Mị
II. TRẬT TỰ TRONG CÂU GHÉP :
1. a) Vế chỉ nguyên nhân trong câu ghép này (là vì mẫu chuyện ấy nhắc cho hơn một cái gì đó rất xa xôi) cần đặt sau vì vế chính (hắn lại nao nao buồn) cần đặt trước để liếp tục nói về “hắn”
® vế chính đặt trước để liên kết dễ dàng với những câu đi trước, vế phụ đặt sau để liên kết dễ dàng với những câu đi sau. 
b) Vế chỉ sự nhượng bộ (tuy ...) đặt sau câu. Đó là vế phụ xét về cấu tạo ngữ pháp (đặt trước vế chính) những trường hợp này được đặt sau, để bổ sung một thông tin cần thiết “chịu ơn”.
2. Lựa chọn câu văn thích hợp nhất để dùng vào vị trí bỏ trống ở dầu đoạn văn (SGK): 
A. Các phương pháp . . . . phổ biến khá rộng 
B. Trong những năm gần đây . . . . phổ biến khá rộng. 
C. Trong những năm gần đây . . . . Nó không phải là điều mới lạ. 
D. Các phương pháp . . . gàn đây.
Câu c có vế nó không phải là điều mới lạ đặt trước, để liên kết ý với trạng ngữ “những năm trước đây” của câu trong SGK.
Ghi nhớ:
Trật tự các bộ phận trong câu có vai trò quan trọng trong câu đơn lẫn câu ghép. Nếu đổi trật tự các bộ phận, nghĩa của câu có thể khác hẳn. Vì vậy thành phần trạng ngữ để ở đầu, giữa hoặc cuối câu có những tác dụng nhất định trong liên kết ý của đoạn văn.

Tài liệu đính kèm:

  • docTHUC HANH VE LUA CHON TRAT TU CAC BO PHAN TRONGCAU.doc