Giáo án môn Ngữ văn 11 - Thơ Hồ Xuân Hương

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Thơ Hồ Xuân Hương

Hồ Xuân Hương, con ông Hồ Sĩ Danh (1706-1783), em cùng cha khác mẹ với quận công Hồ Sĩ Đống (1738-1786), quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông Hồ Sĩ Danh đậu cử nhân năm 1732, không ra làm quan, bỏ quê ra dạy học ở vùng Hải Dương, Kinh Bắc, rồi lấy con gái họ Hà làm vợ lẽ, sinh ra Hồ Xuân Hương. Hồ Xuân Hương sinh trong khoảng những năm 1745 đến 1780 và mất khá lâu trước năm 1842. Có thể hồi nhỏ, bà từng sống ít năm ở quê cha, nhưng từ khi cha mất, bà sống với mẹ ở Thăng Long, lúc đầu ở phường Khán Xuân, huyện Vĩnh Thuận, gần Hồ Tây, sau chuyển đến thôn Tiên Thị, tổng Tiên Túc, huyện Thọ Xương (nay là phố Lý Quốc Sư, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Lúc trưởng thành, bà thường ở một ngôi nhà riêng gần Hồ Tây, đặt tên là Cổ Nguyệt Đường (do chiết tự chữ Hồ thành hai chữ Cổ và Nguyệt); đây có thể là phòng văn hay nơi dạy học, cũng là nơi diễn ra các cuộc bình thơ, thù tiếp bạn bè.

 Hồ Xuân Hương không những nổi tiếng là "bà chúa thơ Nôm", mà còn là một bậc cao thủ về câu đối. Trong thời gian theo cha về Sơn Dương dạy học, Hồ Xuân Hương được nhiều cậu Tú, anh Nho ngấp nghé chuyện riêng tư. Một hôm, nhân ngày Tết Nguyên đán, cậu Tú Kình cùng một số thư sinh đem biếu quà Tết cho cụ đồ Hồ Sĩ Danh, thân sinh Hồ Xuân Hương, bị Hồ Xuân Hương ra câu đối:

- Tối ba mươi khép cánh càn khôn kẻo nữa ma vương đưa quỷ tới.

Tú Kình đối lại:

- Sáng mồng một mở then tạo hoá để cho thiếu nữ rước xuân vào.

Có sách nói cả hai vế câu đối trên là của Hồ Xuân Hương với nội dung:

- Tối ba mươi, khép cánh kiền (càn) khôn, ních chặt lại kẻo ma vương bồng (đưa) quỷ tới.

- Sáng mồng một, lỏng then tạo hoá, mở toang ra cho thiếu nữ bế (rước) xuân vào.

 

doc 2 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1452Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Thơ Hồ Xuân Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thơ Hồ Xuân Hương
HỒ XUÂN HƯƠNG - BẬC CAO THỦ VỀ CÂU ĐỐI
 Hồ Xuân Hương, con ông Hồ Sĩ Danh (1706-1783), em cùng cha khác mẹ với quận công Hồ Sĩ Đống (1738-1786), quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông Hồ Sĩ Danh đậu cử nhân năm 1732, không ra làm quan, bỏ quê ra dạy học ở vùng Hải Dương, Kinh Bắc, rồi lấy con gái họ Hà làm vợ lẽ, sinh ra Hồ Xuân Hương. Hồ Xuân Hương sinh trong khoảng những năm 1745 đến 1780 và mất khá lâu trước năm 1842. Có thể hồi nhỏ, bà từng sống ít năm ở quê cha, nhưng từ khi cha mất, bà sống với mẹ ở Thăng Long, lúc đầu ở phường Khán Xuân, huyện Vĩnh Thuận, gần Hồ Tây, sau chuyển đến thôn Tiên Thị, tổng Tiên Túc, huyện Thọ Xương (nay là phố Lý Quốc Sư, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Lúc trưởng thành, bà thường ở một ngôi nhà riêng gần Hồ Tây, đặt tên là Cổ Nguyệt Đường (do chiết tự chữ Hồ thành hai chữ Cổ và Nguyệt); đây có thể là phòng văn hay nơi dạy học, cũng là nơi diễn ra các cuộc bình thơ, thù tiếp bạn bè.
 Hồ Xuân Hương không những nổi tiếng là "bà chúa thơ Nôm", mà còn là một bậc cao thủ về câu đối. Trong thời gian theo cha về Sơn Dương dạy học, Hồ Xuân Hương được nhiều cậu Tú, anh Nho ngấp nghé chuyện riêng tư. Một hôm, nhân ngày Tết Nguyên đán, cậu Tú Kình cùng một số thư sinh đem biếu quà Tết cho cụ đồ Hồ Sĩ Danh, thân sinh Hồ Xuân Hương, bị Hồ Xuân Hương ra câu đối:
- Tối ba mươi khép cánh càn khôn kẻo nữa ma vương đưa quỷ tới.
Tú Kình đối lại:
- Sáng mồng một mở then tạo hoá để cho thiếu nữ rước xuân vào.
Có sách nói cả hai vế câu đối trên là của Hồ Xuân Hương với nội dung:
- Tối ba mươi, khép cánh kiền (càn) khôn, ních chặt lại kẻo ma vương bồng (đưa) quỷ tới.
- Sáng mồng một, lỏng then tạo hoá, mở toang ra cho thiếu nữ bế (rước) xuân vào.
Chiêu Hổ, một viên quan lại thời bấy giờ, một hôm đến chơi nhà Hồ Xuân Hương, khi đi qua sân, đụng phải quần áo của nàng đang phơi. Hồ Xuân Hương xuất thần đọc:
- Tán vàng, lọng tía, che đầu nhau mỗi khi nắng cực.
Chiêu Hổ đối lại:
- Thuyền rồng, mui vẽ, vém buồm lên rồi sẽ lộn lèo.
Khi tiếp chuyện một ông đồ tên là Bút ở làng Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, Hồ Xuân Hương (có một thời cùng gia đình sống ở phường Khán Xuân, huyện Vĩnh Thuận, nay là vùng vườn Bách Thảo, Hà Nội), ra vế đối:
- Gái Khán Xuân, xuân xanh tuổi mười ba, khép cửa phòng xuân còn đợi nguyệt.
Ông đồ Bút đối lại:
- Trai Đình Bảng, bảng vàng treo đệ nhất, chờ khi chiếm bảng trúng khôi khoa.
Có lần, Hồ Xuân Hương giặt quần áo dưới sông, trên cầu có võng quan đang đi qua, ứng khẩu đọc:
Võng đào ông lớn đi trên ấy;
Váy rách bà con vỗ dưới này.
Hồ Xuân Hương khi du ngoạn qua cửa Gió ở Đèo Ngang, đã viết:
- Khéo khen ai đẽo đá chênh vênh, tra hom ngược để đơm người đế bá.
- Gớm con tạo lừa cơ tem hẻm, rút nút nuôi cho lọt khách cổ kim.
Hồ Xuân Hương còn tức cảnh:
Giơ tay với thử trời cao thấp;
Xoạc cẳng đo xem đất vắn dài.
Khi Gia Long diệt được nhà Tây Sơn, tiến ra Bắc Hà, bắt dân chúng treo đèn kết hoa, chào đón tân triều. Viên khâm sai lúc bấy giờ được lệnh đi kinh lý các tỉnh. Các quan chức gặp Hồ Xuân Hương để xin câu đối. Nữ sinh tài hoa liền viết:
Thiên tử tinh kỳ đương bán diện;
Tướng quân thanh thế áp tam thuỳ.
Tạm dịch như sau:
Che nửa mảnh rực cờ thiên tử;
Trấn ba góc, rõ tài tướng quân.
Câu đối trên có nghĩa đen là: Cờ xí của nhà vua treo khắp mọi nơi, che nửa mặt người. Uy danh của vị khâm sai rất to lớn, bao trùm cả ba cõi.
Hồ Xuân Hương vốn là một nhà thơ tinh nghịch. Câu đối bằng chữ Hán của nữ sinh tài hoa này dễ gợi cho người đọc nhớ tới hình ảnh: "Chành ra ba góc da còn méo" trong bài thơ Vịnh cái quạt của bà. Câu đối nói trên được nhiều người hiểu rằng, cờ của vua Gia Long là loại cờ nửa mảnh và cái tài của vị khâm sai chỉ là cái tài áp vào ba góc mà thôi!...
Ông Chiêu Hổ đi làm quan xa, nhận được thư thăm của Hồ Xuân Hương. Trong thư hồi âm, ông Chiêu Hổ có hai câu:
Nay đã mần cha thằng xích tử;
Rầy thì đù mẹ cái hồng nhan.
Hồ Xuân Hương tức giận, viết một câu gửi cho ông Chiêu Hổ với lời lẽ mỉa mai:
- Mặc áo Giáp, dải cài chữ Đinh, Mậu Kỷ Canh khen mình rằng Quý 

Tài liệu đính kèm:

  • docThơ Hồ Xuân Hương.doc