Giáo án môn Ngữ văn 11 - Thao tác lập luận so sánh

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Thao tác lập luận so sánh

I. TÌM HIỂU BÀI:

1/ Khái niệm:

- So sánh là thao tác đặt các đối tượng vào cùng một bình diện để tìm những nét giống nhau và khác nhau về chúng.

- Khi viết văn nghị luận ta cũng dùng so sánh.

2/ Mục đích, yêu cầu của các thao tác lập luận, so sánh:

- Đối tượng được so sánh: tác phẩm “Chiêu hồn”

- Đối tượng so sánh: tác phẩm “Chinh phụ ngâm khúc”, “Cung oán ngâm khúc” và “Truyện Kiều”

- Điểm giống: Các tác phẩm đều cùng đề cập đến số phận con người.

- Điểm khác:

 + Chinh phụ ngâm khúc, Cung oán ngâm khúc: nói về một lớp người

 + Truyện Kiều: nói đến một xã hội người

 + Chiêu hồn: đề cập đến loài người lúc sống và chết.

+ Nếu “Truyện Kiều “ nâng cao lịch sử thơ ca thì “Chiêu hồn” đã mở rộng địa dư ' của nó đến cõi chết.

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1583Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Thao tác lập luận so sánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH
I. TÌM HIỂU BÀI: 
1/ Khái niệm: 
- So sánh là thao tác đặt các đối tượng vào cùng một bình diện để tìm những nét giống nhau và khác nhau về chúng.
- Khi viết văn nghị luận ta cũng dùng so sánh.
2/ Mục đích, yêu cầu của các thao tác lập luận, so sánh:
- Đối tượng được so sánh: tác phẩm “Chiêu hồn”
- Đối tượng so sánh: tác phẩm “Chinh phụ ngâm khúc”, “Cung oán ngâm khúc” và “Truyện Kiều”
- Điểm giống: Các tác phẩm đều cùng đề cập đến số phận con người.
- Điểm khác: 
	+ Chinh phụ ngâm khúc, Cung oán ngâm khúc: nói về một lớp người
	+ Truyện Kiều: nói đến một xã hội người
	+ Chiêu hồn: đề cập đến loài người lúc sống và chết. 
+ Nếu “Truyện Kiều “ nâng cao lịch sử thơ ca thì “Chiêu hồn” đã mở rộng địa dư ' của nó đến cõi chết.
- Hiệu quả: Từ việc từng bước dẫn ra những minh chứng cụ thể là tác phẩm “Chinh phụ ngâm khúc”, “Cung oán ngâm khúc” và “Truyện Kiều”, tác giả đã so sánh đối chiếu để cuối cùng thuyết phục người đọc nhận định của ông là đúng.
- Mục đích của so sánh là làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác. So sánh đúng làm cho bài văn nghị luận sáng rõ, cụ thể sinh động &có sức thuyết phục
3/ Cách so sánh:
- Bằng cách nói hình ảnh “trong đêm tối ngày xưa đó” tác giả đã cho người đọc hiểu rằng: Ngô Tất Tố viết “Tắt đèn” trước CMT8 khi tư tưởng của chủ nghĩa Mác chưa được truyền bá rộng rãi. Nhưng ông đã dùng tư tưởng của mình để soi đường cho nhân vật của mình đi đúng hướng ® Cả câu này nhằm mục đích nêu tiêu chí là “giá trị soi đường” để so sánh 
- Nguyễn Tuân so sánh Ngô Tất Tố với 2 loại người: 
+ Loại người chủ trương “cải lương hương ẩm”. Họ cho rằng chỉ cần cải cách những hủ tục thì đời sống người dân sẽ được nâng cao. 
+ Loại người hoài cổ: Họ cho rằng chỉ cần trở về với cuộc sống thuần phác ngày xưa thì đời sống người nông dân sẽ cải thiện 
- Chỉ ra ảo tưởng của hai loại người trên, Nguyễn Tuân đã làm nổi bật cái đúng của Ngô Tất Tố : Người nông dân phải đứng lên chống lại kẻ áp bức bóc lột mình 
- Đối tượng đưa ra so sánh đều có mối liên quan với nhau về một mặt (tác phẩm của người chủ trương cải lương hương ẩm, của người hoài cổ và tác phẩm của Ngô Tất Tố đều nói về người nông dân). 
- Các đối tượng đưa ra so sánh dựa trên tiêu chí “giá trị soi sáng” con đường người nông dân phải đi từ sự so sánh, Nguyễn Tuân rút ra kết luận chân thực: giá trị soi sáng trong “Tắt đèn” cao hơn ở những tác phẩm mà ông đưa ra so sánh. 
- Khi so sánh phải đặt các đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí mới thấy được sự giống nhau & khác nhau giữa chúng, đồng thời phải nêu rõ quan điểm, ý kiến của người nói người viết .
II. LUYỆN TẬP:
- Mặt giống : 
Nguyễn Trãi đã khẳng định nước Đai Việt (phía Nam) có tất cả những điều mà TQ có như: Văn hóa, lãnh thổ, phong tục, chính quyền hào kiệt
- Mặt khác giữa nước ta và TQ:
+ Văn hóa (vốn xưng văn hiến đã lâu)
+ Lãnh thổ (núi sông bờ coi đã chia)
+ Phong tục (phong tục Bắc Nam cũng khác)
+ Chính quyền riêng (từ Triệu, Đinh ...)
+ Hào kiệt (đời nào cũng có)
- Từ những điểm khác nhau, chứng tỏ nước ta là một nước độc lập tự chủ nên ý đồ muốn thôn tính muốn sáp nhập nước ta vào Trung Quốc là hoàn toàn trái đạo lí, không thể chấp nhận được
 - Bằng cách sử dụng thao tác so sánh, tác giả đã giúp người đọc nhận thức một cách sâu sắc chủ quyền độc lập của đất nước &dã tâm của kẻ thù. Chính vì thế đoạn văn đã có sức thuyết phục lớn.

Tài liệu đính kèm:

  • docTHAO TAC LAP LUAN SO SANH.doc