Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tâm Sự của Nguyễn Khuyến trong Thu Điếu

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tâm Sự của Nguyễn Khuyến trong Thu Điếu

Nguyễn Khuyến ( 1835-1909) là bậc đại Nho, đại quan của triều Nguyễn, cũng là bậc thi bá thi bá của Thi đàn Việt Nam ( cả Hán lẫn Nôm) thế kỷ XIX. Người đời đều ngưỡng mộ khi nhắc đến chùm thơ thu của ông. Sách giáo khoa Ngữ Văn 11 hiện hành tuyển dạy bài Thu Điếu ( Mùa thu câu cá ), với hai yêu cầu cần đạt là: - Cảm nhận được nét đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam và vẻ đẹp tâm hồn yêu thiên nhiên đất nước của nhà thơ. – Thấy được nghệ thuật tả cảnh tả tình và sử dụng tiếng Việt của Nguyễn Khuyến.

Rõ ràng, Nội dung quan trọng còn thiếu là Tâm sự, nỗi niềm ưu tư của nhà thơ về bản thân và thời cuộc. Và khi lý giải tâm sự của nhà thơ, học sinh thường lúng túng, dẫn đến áp đặt hoặc sơ lược. Hạn chế phổ biến là:

-Khi lý giải nguyên nhân cáo quan về ở ẩn của Nguyễn Khuyến, thường đơn giản cho là: không hợp tác với chính quyền thực dân Pháp ( phần Tiểu dẫn của Sách giáo khoa ), có ý thức giữ gìn tiết tháo trong thời loạn ( Sách Ngữ văn Nâng cao 11).

-Khi nói về tình thu trong bài, thường hay áp đặt : nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn nhà thơ, tấm lòng yêu nước thầm kín nhưng không kém phần sâu sắc ( Sách giáo viên)

Theo tôi, muốn hiểu được tâm sự, nỗi buồn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ Thu Điếu nói riêng và trong chùm thơ thu nói chung, phải hiểu được lý do nhà thơ cáo quan về ở ẩn và tâm sự của ông những năm cuối đời.

1/ Ở phần Tiểu dẫn, chúng ta cần cho học sinh thảo luận Nguyên nhân cáo quan ẩn dật của Nguyễn Khuyến. Nên nhớ, khi thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh lân cận, chúng cách chức và bắt bớ nhiều quan lại trung nghĩa, ngang nhiên cắt đặt bổ nhiệm bộ máy quan lại các tỉnh huyện, làn sóng từ quan treo ấn hoặc đi kh

doc 2 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2005Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tâm Sự của Nguyễn Khuyến trong Thu Điếu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tâm Sự của Nguyễn Khuyến trong Thu Điếu.
Nguyễn Khuyến ( 1835-1909) là bậc đại Nho, đại quan của triều Nguyễn, cũng là bậc thi bá thi bá của Thi đàn Việt Nam ( cả Hán lẫn Nôm) thế kỷ XIX. Người đời đều ngưỡng mộ khi nhắc đến chùm thơ thu của ông. Sách giáo khoa Ngữ Văn 11 hiện hành tuyển dạy bài Thu Điếu ( Mùa thu câu cá ), với hai yêu cầu cần đạt là: - Cảm nhận được nét đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam và vẻ đẹp tâm hồn yêu thiên nhiên đất nước của nhà thơ. – Thấy được nghệ thuật tả cảnh tả tình và sử dụng tiếng Việt của Nguyễn Khuyến.
Rõ ràng, Nội dung quan trọng còn thiếu là Tâm sự, nỗi niềm ưu tư của nhà thơ về bản thân và thời cuộc. Và khi lý giải tâm sự của nhà thơ, học sinh thường lúng túng, dẫn đến áp đặt hoặc sơ lược. Hạn chế phổ biến là:
-Khi lý giải nguyên nhân cáo quan về ở ẩn của Nguyễn Khuyến, thường đơn giản cho là: không hợp tác với chính quyền thực dân Pháp ( phần Tiểu dẫn của Sách giáo khoa ), có ý thức giữ gìn tiết tháo trong thời loạn ( Sách Ngữ văn Nâng cao 11).
-Khi nói về tình thu trong bài, thường hay áp đặt : nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn nhà thơ, tấm lòng yêu nước thầm kín nhưng không kém phần sâu sắc ( Sách giáo viên)
Theo tôi, muốn hiểu được tâm sự, nỗi buồn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ Thu Điếu nói riêng và trong chùm thơ thu nói chung, phải hiểu được lý do nhà thơ cáo quan về ở ẩn và tâm sự của ông những năm cuối đời.
1/ Ở phần Tiểu dẫn, chúng ta cần cho học sinh thảo luận Nguyên nhân cáo quan ẩn dật của Nguyễn Khuyến. Nên nhớ, khi thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh lân cận, chúng cách chức và bắt bớ nhiều quan lại trung nghĩa, ngang nhiên cắt đặt bổ nhiệm bộ máy quan lại các tỉnh huyện, làn sóng từ quan treo ấn hoặc đi kháng chiến hoặc lui về ẩn dật rất nhiều. Nguyễn Khuyến không phải là trường hợp cá biệt. Nhưng là trường hợp tiêu biểu, và có nhiều nỗi niềm u uẩn hơn cả.
a- Nguyễn Khuyến hưu quan là để giữ gìn khí tiết, không dám làm tổn hại lý tưởng mà ông đã tôn thờ. Bởi ông là một nhà nho quân tử mẫu mực, được đào tạo bài bản ở Quốc tử giám, là học trò xuất sắc nơi cửa Khổng sân Trình với ba lân đỗ đầu thiên hạ; được hun đúc một niềm tin vững chắc vào lý tưởng Nho giáo. Ngay từ khi đi học đến khi làm quan, ông được hưởng nhiều vinh quang bổng lộc của triều đình nhà Nguyễn.
 b- Ông đã nếm trải nhiều đắng cay của nghèo đói thời thơ trẻ, sự lận đận qua hàng chục năm thi cử. Nhiều người chỉ biết ông đỗ đầu ba lần mà nhầm tưởng đường khoa cử của ông thông suốt. Đường quan chức lại lắm phen trồi trụt, và chưa có công trạng gì nổi bật.
- Nguyễn Khuyến ngày một chứng kiến sự phá sản của tư tưởng Nho giáo, những chuẩn mực đạo đức xã hội phong kiến đã chao đảo khi Pháp xâm lược và dần đặt ách thống trị. Đặc biệt là ý thức sâu sắc sự bất lực của bản thân và lớp nhà nho như ông trước thời cuộc.
	Cũng cờ cũng biển cũng cân đai
	Cũng gọi ông nghè có kém ai.
	Nghĩ rằng đồ thật góa đồ chơi ! ( Tiến sĩ giấy )
	Sách vở ích gì cho buổi ấy
	Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già ( Ngày xuân dặn các con )
Hay “ Nghĩ mình cũng gớm cho mình nhỉ
	Thế cũng bia xanh cũng bảng vàng( Tự trào )
Không phải Nguyễn Khuyến bất tài. Đó là sự lỗi thời của một kiểu người, lớp người trước yêu cầu của lịch sử, thời đại.
c- Vua Tự Đức, vị vua hay thơ mà ông chịu nhiều ân sủng nhất đã mất năm 1883, và sau đó sự kiện bốn tháng ba vua kinh hoàng xảy ra.
 Năm 1884, Nguyễn Khuyến vào Huế trực tiếp xin nghỉ hưu. Khá vất vả mới được Bộ Lại chấp thuận ở tuổi 50 !
2/ Tâm sự, nỗi buồn của nhà thơ trong Thu Điếu cần được xem xét mở rộng trong hệ thống các bài thơ thu nói riêng và mảng thơ quê cảnh ẩn dật nói chung.
-Trong mảng thơ quê cảnh ẩn dật sau khi cáo quan, Nguyễn Khuyến hay ƯỚM THỬ mình trong các trạng thái khác thường, làm ra kẻ khác thường như Kẻ say, lòa, điếc, cuồng, gàn, phổng,lười, già, đãng trí, lẩn thẩn( Trong các bài Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh, Uống rượu ở vườn Bùi, Cáo quan về ở nhà, Nghe hát đêm khuya, Tự trào, Tự thuật, Than già, Ngày xuân dạy các con, Ông phỗng đá, Anh giả điếc). Vì sao vậy? Tất cả là sự tự trào đau xót về bản thân, muốn lãng quên trách nhiệm và chạy trốn thế cuộc.
 Cờ đương giở cuộc không còn nước
Bạc chửa thâu canh đã chạy làng.
Mở miệng nói ra gàn bát sách,
Mềm môi chén mãi tít cung thang.
Nghĩ mình cũng gớm cho mình nhỉ! 
Thế cũng bia xanh cũng bảng vàng! ( Tự trào )
Nhưng tất cả chỉ là giả, là ra vẻ trong chốc lát. Say, cuồng rồi tỉnh-quá tỉnh, lòa -điếc- phỗng mà nghe thấy mọi điều, lẩn thẩn đãng trí rồi nhớ ra đau đáuVì thế, phân tích tâm sự của Nguyễn Khuyến là chỉ rõ trạng thái Ướm thử này và khoảnh khắc giật mình, phản tỉnh, thảng thốt của nhà thơ:
	Một tiếng trên không ngỗng nước nào ?
	 Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào ( Thu ẩm )
	Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt? 
	Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe ( Thu ẩm )
	Nghĩ ra lại sợ cái ông này. ( Tự thuật )
	Nghĩ mình cũng gớm cho mình nhỉ. ( tự trào )
	Tỉnh ra hỏi đã thái bình chưa ? ( Nói chuyện với bạn )
Đặt trong môtip ấy, dễ dàng chúng ta thấy rõ được câu hỏi, cái giật mình bâng khuâng thảng thốt đến tội nghiệp của nhà thơ ở Thu Điếu : 
	Cá đâu đớp động dưới chân bèo ?
Rõ ràng, lúc nào và làm gì, giả làm người nào, Nguyễn Khuyến cũng không thể lãng quên, chạy trốn trách nhiệm, nỗi ưu tư thời thế và suy xét bản thân. Đó là tấm lòng lo nước thương dân sâu sắc tha thiết của nhà thơ.
	Nguyễn Văn Tường
	Giáo viên trường THPT TRường Chinh

Tài liệu đính kèm:

  • docTam su cua Nguyen Khuyen trong Thu Dieu.doc