Giáo án Ngữ văn 11: Đại cáo bình ngô

Giáo án Ngữ văn 11: Đại cáo bình ngô

ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ

A. Mục tiêu bài học

Giúp HS:

- Hiểu được ý nghĩa quan trọng của bản tuyên ngôn độc lập, khẳng định sức mạnh yêu nước, tư tưởng nhân nghĩa của nhân dân ta.

- Nắm vững đặc trưng thể cáo, thấy sáng tạo của Nguyễn Trãi.

B. Phương tiện

SGK, giáo án

C. Phương Pháp

Diến giảng, đàm thoại

D. Tiến trình dạy học

- Ổn định lớp

- Kiểm tra bài cũ

- Bài mới

 Vua Lê Thánh Tông đã từng nói: “Lòng Ức Trai tỏ rạng văn chương”. Nguyễn Trãi là vì sao sáng trên bầu trời văn học, một nhà văn có nhiều cống hiến to lớn cho văn hóa dân tộc. Khi nhắc đến Nguyễn Trãi người ta lập tức nghĩ ngay đến Đại Cáo Bình Ngô- một áng “thiên cổ hùng văn” bậc nhất trong văn học chữ Hán cổ điển nước ta. Đó là bản tuyên ngôn độc lập hùng tráng, đanh thép

 

doc 10 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 3899Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11: Đại cáo bình ngô", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ
Mục tiêu bài học
Giúp HS:
Hiểu được ý nghĩa quan trọng của bản tuyên ngôn độc lập, khẳng định sức mạnh yêu nước, tư tưởng nhân nghĩa của nhân dân ta.
Nắm vững đặc trưng thể cáo, thấy sáng tạo của Nguyễn Trãi.
Phương tiện
SGK, giáo án
Phương Pháp
Diến giảng, đàm thoại
Tiến trình dạy học
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
Bài mới
	Vua Lê Thánh Tông đã từng nói: “Lòng Ức Trai tỏ rạng văn chương”. Nguyễn Trãi là vì sao sáng trên bầu trời văn học, một nhà văn có nhiều cống hiến to lớn cho văn hóa dân tộc. Khi nhắc đến Nguyễn Trãi người ta lập tức nghĩ ngay đến Đại Cáo Bình Ngô- một áng “thiên cổ hùng văn” bậc nhất trong văn học chữ Hán cổ điển nước ta. Đó là bản tuyên ngôn độc lập hùng tráng, đanh thép
T. gian
Nội dung bài học
Hoạt động GV
HS
I. Tìm hiểu chung
1. Hoàn cảnh sáng tác
Tháng 1/1428 sau chiến thắng giặc Minh, Nguyễn trãi thay Lê Lợi viết Đại Cáo Bình Ngô tuyên bố với toàn dân công cuộc cứu nước tuy gian khổ, khó khăn nhưng thắng lợi vẻ vang mở ra kỉ nguyên hòa bình lâu dài cho đất nước.
2. Thể loại
Cáo được viết theo lối văn biền ngẫu, dùng để tuyên bố cho mọi người biết rõ những sự kiện lịch sử trọng đại.
3. Bố cục
- Đoạn 1: “ Từng nghechứng cớ còn ghi”: Nêu chính nghĩa của cuộc kháng chiến.
- Đoạn 2: “Vừa rồichịu được”: Tố cáo tội ác của giặc.
- Đoạn 3: “Ta đâyxưa nay”: Lược thuật cuộc kháng chiến.
- Đoạn 4: đoạn còn lại: Tuyên bố hòa bình.
II. Đọc-hiểu
1. Chính nghĩa của cuộc kháng chiến
a. Tư tưởng nhân nghĩa
- Nhân nghĩa: yên dân, trừ bạoª nhân dân sống yên ổn, diệt trừ những kẻ tàn bạo ức hiếp dân.
ª Tư tưởng tiến bộ, cao cả.
b. Tư cách độc lập dân tộc
- Nước ta có nền văn hiến lâu đời
- Cương vực lãnh thổ riêng
- Phong tục tập quán
- Nhiều anh hùng, hào kiệt
ª Cách viết sóng đôi, khẳng định tư cách độc lập của Đại Việt có thể sánh ngang với Trung Quốc.
- Truyền thống đấu tranh chống xâm lược, đấu tranh vì nhân nghĩa.
ª Công cuộc kháng chiến thắng lợi là tất yếu.
2. Tố cáo tội ác của giặc.
- Lừa dối nhân dân ta bằng chiêu bài “Phù Trần diệt Hồ”
- Tàn sát sinh linh 
- Bóc lột, vơ vét của cải
ª Tội ác chất chồng, trời đất không dung. Hình ảnh so sánh cường điệu kết hợp với câu cảm thán: “Độc ác thaykhông rửa sạch mùi”
ª Tác giả xót xa trước tình cảnh nhân dân và căm thù giặc Minh.
Hết tiết 1
3. Lược thuật cuộc kháng chiến
a. Hình tượng Lê Lợi
- Thồng nhất giữa con người bình thường và vị lãnh tụ khởi nghĩa:
+ Người bình thường:
Nguồn gốc xuất thân: “chốn hoang dã nương mình”
Xưng hô khiêm nhường: “Ta”
+ Vị lãnh tụ:
Căm thù giặc sâu sắc: “há đội trời chung”
Lí tưởng, hoài bão lớn: “Tấm lòng cứu nước, vẫn đăm đăm muốn tiến về đông”
Quyết tâm thực hiện lí tưởng: “Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh”
ª Người anh hùng xuất thân từ nhân dân
- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã phải vượt qua những khó khăn, gian khổ:
+ “Vừa khi cờ nghĩa dấy lên,
chính lúc quân thù đương mạnh”
+ Thiếu nhân tài
+ Thiếu lương thực 
+ Thiếu quân.
- Nhờ vào:
+ “Tấm lòng cứu nước”
+ “Gắng chí khắc phục gian nan”
+ “Nhân dân bốn cõi một nhà”
+ “Tướng sĩ một lòng phụ tử” mà cuộc khỏi nghĩa vượt qua những khó khăn.
_ Ở giai đoạn đầu cuộc khởi nghĩa, tác giả khắc họa hình tượng Lê Lợi chủ yếu là hình tượng tâm lí và bút pháp trữ tình kết hợp tự sự để từ hình tượng một người mà khắc họa được những khó khăn, ý chí quyết tâm của toàn dân tộc.
b. Bức tranh toàn cảnh về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Chiến thắng của ta:
+ “Sấm vang chớp giật”, “Trúc chẻ tro bay”
+ “Sạch không kình ngạc”, “Tan tác chim muông”
+ “Trút sạch lá khô”, “Phá toan đê vỡ”
Sức mạnh của ta “đá núi cũng mòn”, “nước sông phải cạn”.
ª Hình tượng phong phú được đo bằng sự rộng lớn, kì vĩ của thiên nhiên
- Thất bại của địch:
+ “Máu trôi đỏ nước”, “cỏ nội đầm đìa máu đen”, “thây chất đầy đường”
- Cảnh chiến trường:
+ “Sắc phong vân phải đổi’
+ “Ánh nhật nguyệt phải mờ”
- Ngôn ngữ:
+ Sử dụng động từ mạnhª dồn dập, dữ dội
+ Tính từ chỉ mức độ ở đỉnh điểmª đối lập giữa ta và địch.
-Câu văn dài, ngắn, linh hoạt ª nhạc điệu dồn dập, sảng khoái.
+ Âm thanh giòn giã như sòng trào, bão cuốn
“Ngày mười tám.
Ngày hai mươi.”
_ Tạo dựng lên bức tranh toàn cảnh cuộc khởi nghĩa với bút pháp nghệ thuật đậm chất anh hùng ca.
4. Tuyên bố hòa bình
- Bài học lịch sử: Sụ thay đổi nhưng thực chất là sự phục hưng là nguyên nhân điều kiện để thiết lập sự vững bền.
_ Viễn cảnh đất nước tươi sáng, huy hoàng.
 : Gọi HS đọc tiểu dẫn.
s
 : Trình bày ngắn gọn hoàn cảnh sáng tác?
 : Sau mười năm kháng chiến gian khổ, quyết liệt. 1/1428 nhân dân ta dưới ngọn cờ lãnh đạo của Lê Lợi đã đánh đuổi giặc Minh ra khỏi đất nước. Sau chiến thắng Lê 
Lợi đã tổ chức phong thưởng cho tướng lĩnh và chính thức lên ngôi hoàng đế. Nguyễn Trãi thay mặt vua viết Đại Cáo Bình Ngô để tuyên bố cho toàn dân biết công cuộc cứu nước trải qua nhiều gian nan đã thắng lợi. Từ đây, dân tộc bước vào kỉ nguyên mới.
s
 : Theo các em hiểu, cáo là một thể loại như thế nào?
 : Cáo là thể văn nghị luận cổ viết theo lối biền ngẫu được vua chúa, tướng lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố một sự nghiệp trọng đại để mọi người cùng biết.
s
 : Tại sao bài cáo này lại là Đại Cáo Bình Ngô trong khi ta đánh giặc Minh?
 : Ở đây ta có hai cách hiểu:
+ Các vua chúa nhà Minh quê ở đấy Ngô
+ Chỉ chung bọn giặc sang cai trị nước ta rất tàn ác, gọi giặc phương Bác là Ngô để tỏ ý căm ghét.
 : Gọi HS đọc bài cáo. (Hướng dẫn cách đọc) 
s
 : Bài cáo có thể chia làm đoạn? Nội dung từng đoạn?
s
 : Theo Nguyễn Trãi việc nhân nghĩa là những việc gì?
 : Trong hai câu đầu Nguyễn Trãi đã nêu mục đích, nội dung của việc làm nhân nghĩa. Nhân nghĩa chủ yếu là để yên dân và trước nhất là phải lo trừ bạo. Nhân nghĩa với ông không đơn thuần là nghĩa cử đẹp mà nhân nghĩa là trừ bạo vì dân.
 : GV đọc cho HS nghe bài “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt
s
 : So với “Nam quốc sơn hà” thì ở bài này chủ quyền nước Đại Việt của ta được khẳng định nhờ vào đâu?
 : Nếu nhân nghĩa là tiền đề có tính chất tiên nghiệm thì chân lí về sự tồn tại độc lập chủ quyền của nước Đại Việt lại có cơ sở chắc chắn từ thực tiễn lịch sử:
“Như nước Đại Việt ta từ trước.
 Phong tục Bắc Nam cũng khác”
Nguyễn Trãi đã đưa ra những yếu tố căn bản để xác định độc lập chủ quyền như: cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, nền văn hiến lâu đời, chế độ lịch sử, nhân tài dồi dào.
“Từ Triệu, Đinh.cũng có”
 : “Mỗi bên xưng đế một phương” các em cần chú ý từ “đế”. Trong nguyên văn chữ Hán “các đế nhất phương”, nhiều bản dịch trước đây dịch là “làm chủ”, “hùng cứ’nay đều bỏ chỉ giữ chữ “đế” để giữ nguyên giá trị tác phẩm. “Hùng cứ” và “xưng đế” rất khác nhau cả về tính hợp pháp lẫn quyền lực. “Đế” là vua thiên tử, duy nhất, toàn quyền.
ª Cho thấy sự bình đẳng, ý thức ngang hàng với Trung Quốc.
 : Nguyễn Trãi không chỉ xác định chủ quyền Đại Việt về lãnh thổ mà còn về văn hóa. Đó là quan niệm mới mẻ, tiến bộ. Đoạn văn sử dụng thể đối trong câu văn biền 
ngẫu nhưng lại đa dạng về số lượng 
câu chữ trong vế đối khi thì đối thất ngôn, tứ ngônĐoạn văn đã có yếu tố chính luận.
ª Phương châm đấu tranh chống giặc Minh thể hiện xuyên suốt trong bài cáo.
Nguyễn Trãi đã thấy được “phúc chu thủy tín dân do thủy” (Lật thuyền mới biết sức dân mạnh như sức nước) và kẻ nào đi ngược với nhân nghĩa kẻ ấy sẽ bị thất bại.
 : Gọi HS đọc đoạn 2 (giọng đọc đau xót, căm thù).
s
 : Qua đoạn văn vừa đọc, các em hãy cho biết tác giả đã tố cáo những âm mưu, hành động tội ác nào của giặc?
 : Nguyễn Trãi đã vạch trần luận điệu bịp bợm của giặc và chỉ rõ âm mưu cướp nước ta của chúng. Chúng mượn chiêu bài “Phù Trần diệt Hồ” nhưng thực chất là để cướp nước ta
Tội ác của chúng gây ra đối với nhân dân ta là vô cùng độc ác dã man: thuế khóa nặng nề, vơ vét sản vật, phu phen, phá hoại làng nghề, 
tàn hại cỏ cây, côn trùng. Nhưng độc ác dã man hơn hết là:
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
 : Đoạn văn đã thể hiện nỗi lòng của tác giả trước sự đau khổ của nhân dân, giọng văn lúc căm giận lúc đau xót lúc đậm chất trữ 
tình lúc đậm chất chính luận.
ª Đứng trên quyền sống của người vô tội để lên án giặc, Đại Cáo Bình Ngô đã có yếu tố của bản tuyên ngôn nhân quyền.
 : Gọi HS đọc đoạn 3
 : Đây là đoạn văn dài nhất bài cáo như bản anh hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
s
 : Tác giả đã khắc họa hình tượng Lê Lợi như thế nào?
s
: Con người lãnh tụ cuộc khởi được thể hiện như thế nào trong Lê Lợi?
s
: Qua đây các em có nhận xét gì về nỗi lòng của Lê Lợi với nỗi lòng của Trần Quốc Tuấn trong “Hịch tướng sĩ”?
: Lê Lợi cũng căm thù giặc sâu sắc nếu như Trần Quốc Tuấn “ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa” thì Lê Lợi “nếm mật nằm gaiquên ăn vì giận”, cùng có một quyết tâm sắt đá Trần Quốc Tuấn “dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ” thì Lê Lợi “ trằn trọc trong cơn mộng mị”. Cảm hứng về truyền thống dân tộc đã giúp Nguyễn Trãi khắc họa thành công hình tượng anh hùng Lê Lợi.
s
:Để có được những thắng lợi rực rỡ về sau thì Lê Lợi đã trải qua những khó khăn gì? 
s
: Trước những khó khăn đó nhờ vào đâu mà cuộc khởi nghĩa có thể vượt qua để đi đến thắng lợi?
 : Trong bản tuyên ngôn độc lập lịch sử này, Nguyễn Trãi đã tuyên ngôn về vai trò sức mạnh của người dân-người manh lệ đây là một tư tưởng lớn mà mãi sau này ta mới được thấy lại hình ảnh những người dân ấp, dân lân ở “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu.
s
 : Chiến thắng của ta được miêu tả, so sánh bằng những hình tượng gì?
s
 : Thất bại của địch và khung cảnh chiến trường được miêu tả như thế nào?
s
: Qua những chi tiết vừa tìm hiểu các em thấy cách sử dụng ngôn ngữ, âm thanh, nhịp điệu mà tác giả sử dụng có gì đặc sắc khi nói về chiến thắng của ta và thất bại của địch?
s
: Hình ảnh những tên giặc đi xâm lược được tác giả miêu tả như thế nào?
: Hình ảnh kẻ thù xâm lược mỗi tên một vẻ, hoàn cảnh khác nhau nhưng đều gặp nhau một điểm chung đó là: ham sống sợ chết, hèn nhát.
“Quân Mộc Thạnh xéo lên nhau chạy để thoát thân
Lí An, Phương Chính nín thở cầu thoát thân”
:Sự thảm hại của kẻ thù càng tôn thêm khí thế hào hùng của ta. Kẻ thù hèn nhát được tha chết cũng làm bật nổi được tính chính nghĩa của, nhân đạo của ta.
“Họ đã tham sống.nhân dân nghỉ sức”
s
 : Em hiểu như thế nào về hai câu: “Kiền khôn bĩrồi lại minh”
s
: Cuộc khởi nghĩa chiến thắng nhờ vào những sức mạnh nào?
: Có sự kết hợp giữa sức mạnh truyền thống “nhờ trời đất tổ tông khôn thiêng ngầm giúp đỡ” và sức mạnh thời đại “một cỗ nhung y chiến thắng”. 
- Củng cố và dặn dò:
Cần nắm được nội dung chính trong từng đoạn cụ thể, thấy được cái hay trong nghệ thuật xây dựng bài cáo, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi.
Chuẩn bị bài mới: Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh.

Tài liệu đính kèm:

  • docDai cao binh ngo.doc