Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tác phẩm Việt Bắc

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tác phẩm Việt Bắc

A. Mục tiên cần đạt :

Giúp HS

- Cảm nhận được một thời cách mạng và kháng chiến gian khổ mà anh hùng nghĩa tình gắn bó thắm thiết của những người kháng chiến với Việt Bắc với nhân dân với đất nước; qua đó thấy rõ: Từ tình cảm thủy chung truyền thống của dân tộc, TH đã nâng lên thành một tình cảm mới, in đậm nét thời đại, đó là ân tình cách mạng- một cội nguồn sức mạnh quan trọng tạo nên thắng lợi của cách mạng và kháng chiến.

- Nắm được phương thức diễn tả và tác dụng của bài thơ: Nội dung trữ tình chính trị được thể hiện bằng một hình thức nghệ thuật đậm đà tính dân tộc.

B. Phương tiện thực hiện :

 - Sách giáo khoa, sách giáo viên

 - Thiết kế bài học.

C. Phương pháp thực hiện :

 Phát vấn gợi mở, thảo luận, thực hành luyện tập.

D. Tiến trình lên lớp :

 

doc 5 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 3760Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tác phẩm Việt Bắc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 25-26. Ngày soạn: 10/2009 
Phần II: Tác phẩm VIệT BắC
 Tố Hữu 
A. Mục tiên cần đạt :
Giúp HS
- Cảm nhận được một thời cách mạng và kháng chiến gian khổ mà anh hùng nghĩa tình gắn bó thắm thiết của những người kháng chiến với Việt Bắc với nhân dân với đất nước; qua đó thấy rõ: Từ tình cảm thủy chung truyền thống của dân tộc, TH đã nâng lên thành một tình cảm mới, in đậm nét thời đại, đó là ân tình cách mạng- một cội nguồn sức mạnh quan trọng tạo nên thắng lợi của cách mạng và kháng chiến.
- Nắm được phương thức diễn tả và tác dụng của bài thơ: Nội dung trữ tình chính trị được thể hiện bằng một hình thức nghệ thuật đậm đà tính dân tộc. 
B. Phương tiện thực hiện :
 - Sách giáo khoa, sách giáo viên
 - Thiết kế bài học.
C. Phương pháp thực hiện :
	Phát vấn gợi mở, thảo luận, thực hành luyện tập.
D. Tiến trình lên lớp :
 1. ổn định lớp 
 2. Kiểm tra bài cũ.
Hoạt động của GV & HS
Yêu cầu cần đạt
Tóm tắt những nét chính về hoàn cảnh sáng tác bài Việt Bắc?
Nhận xét hình ảnh trung tâm của đoạn thơ này là gì?
Bốn câu thơ là lời của ai nói với ai? Nội dung nói những gì? Qua những kỉ niệm đó em thấy tình cảm giữa người về kể ở như thế nào? Cách nói có gì đặc sắc?
Theo em bốn câu thơ này là tâm trạng của những ai? Tại sao? Những hình ảnh đặc sắc được nói đên gợi những tình cảm gì?
Khổ thơ nói tới những kỉ niệm gì? đặc sắc về nghệ thuật?
Bốn câu thơ đã thể hiện nội dung gì, những đặc sắc về nghệ thuật?
Nội dung chính của khổ thơ nói tới điều gì? Nỗi nhớ ấy được so sánh với nỗi nhớ của ai?
Trong những khổ thơ tiếp theo , Tố Hữu đã có những thành công gì về mặt nội dung và nghệ thuật?
* Củng cố : 
- Học thuộc bài thơ
- Phân tích những đoạn thơ tiêu biểu.
I/ Tiểu dẫn :
1) Hoàn cảnh sáng tác
- Việt Bắc là tác phẩm xuất sắc của Tố Hữu nói riêng và thơ Việt Nam hiện đại nói chung.
Bài thơ được sáng tác vào tháng 10 năm 1954. Đây là thời điểm các cơ quan Trung ương của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về thủ đô Hà Nội, sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp đã kết thúc vẻ vang với chiến thắng Điện Biên Phủ và hòa bình được lập lại ở miền Bắc.
- Nhân sự kiện có ý nghĩa lịch sử này, Tố Hữu viết bài thơ để ôn lại một thời kháng chiến gian khổ mà hào hùng, thể hiện nghĩa tình sâu nặng của những người con kháng chiến đối với nhân dân Việt Bắc, với quê hương Cách mạng.
2) Cảm nhận chung:
 - Bài thơ viết theo thể thơ lục bát...
 - Cách cấu tứ khá đặc biệt. Tố hữu tưởng tượng ra một cuộc chia tay đầy lưu luyến giữa những người từng có những gắn bó lâu dài.
 - Cách cấu tứ này thường thấy trong ca dao - dân ca để diễn tả tình cảm tình yêu đôi lứa.
 - Kết cấu bài thơ theo lối hỏi đáp quen thuộc.hai nhân vật Mình – Ta thực chất là sự phân thân của chủ thể trữ tình..
II/ Đọc hiểu:
1) Đoạn 1: (20 Câu)
 a) 4 câu đầu:
 - Thời gian được nói tới trong khổ thơ là thời gian bắt đầu từ khởi nghĩa Bắc Sơn (1940).....
 - Bằng cách nói ngọt ngào của ca dao, tác giả đã gợi lên được những nghĩa tình cách mạng. Các đại từ mình - ta trong đoạn thơ không để nói tới tình yêu đôi lứa mà để nói tới tình cảm cách mạng...
 - Cách sử dụng câu hỏi một câu hỏi nhấn vào không gian, một câu hỏi nhấn vào thời gian trong khổ thơ đã góp phần gợi lên một vùng cách mạng, một thời cách mạng.
 - Những câu thơ không chỉ cho thấy những tình cảm lớn mà còn cho thấy nét đẹp trong đạo lí truyền thống uống nước nhơ nguồn của dân tộc.
 b) 4 câu tiếp:
 - Bốn câu thơ trực tiếp bộc lộ tâm trạng của cả người về kẻ ở. Tiếng ai gợi ra sự gắn bó của người trong cuộc. Nó như lời giã từ của một người yêu với một người yêu.
 - Cuộc chia tay gợi vẻ đẹp cổ điển nhưng khác với văn chương cổ (thường buồn, biệt li..). Đây là cuộc chia tay trong niềm vui...
 - Hình ảnh áo chàm(hoán dụ) vừa gợi hình ảnh bình dị quen thuộc vừa gợi lên sự gắn bó thân thiết và cả sự thuỷ chung son sắt.
 - Cách sử dụng các từ láy tha thiết, bâng khuâng, bồn chồn vừa tạo hình vừa tạo tính nhạc vừa gợi lên một thế giới nội tâm đầy cảm xúc...
 - Cách ngắt nhịp khá đặc biệt ở câu lục thứ ba, ngắt nhịp 3/3, câu 8: 3/3/2, kết hợp với thủ pháp tiểu đối đã diễn tả thành công tâm trạng bâng khuâng lưu luyến của buổi chia tay, vừa mới mẻ hiện đại vừa cổ kính lắng đọng...
-> Tạo ra sự đối đáp, nhà thơ đã dàn dựng được cảnh chia tay. Nhưng đó chỉ là hình thức kết cấu bên ngoài, còn ở chiều sâu chính là sự thống nhất của tình cảm trong tiếng nói chung.
 c) 12 câu cuối:
- 12 dòng thơ tiếp nối nhau tạo thành một dòng chảy của những kỉ niệm cuồn cuộn, nồng nàn, tha thiết. Mỗi cặp 6-8 lại khơi gợi một kỷ niệm về những tháng ngày sâu nặng nghĩa tình của VBắc. 
- Những câu 6 tiếp nối nhau đều là những câu hỏi như một sự khơi gợi nỗi nhớ đối với người về xuôi. Mỗi câu 6 lại hướng tới “mình”, những chữ “mình” tiếp nối nhau như một điệp khúc của tình cảm. Và đặc biệt ở những câu 6, chữ “mình” tha thiết bao giờ cũng gắn với chữ “đi” đầy nhớ thương (ở đây về cũng là đi, đi cũng là về). Chữ “mình”, chữ “đi” bao giờ cũng kèm với chữ “nhớ”, mới thấy người ở lại lưu luyến kẻ về xuôi biết bao: “Mình đi có nhớ những ngày - Mình đi mình có nhớ mình” Tố Hữu đã sử dụng tài tình dụng chữ “mình”, một đại từ xưng hô tiềm ẩn bao tình cảm thân thương.
- Mỗi câu 8 trong cặp lục bát là mỗi câu nhắc nhở một kỉ niệm không bao giờ quên, kỷ niệm về những ngày gian khổ xây dựng phong trào trong hình ảnh “mưa buồn suối lũ những mây cùng mù”, về những ngày “miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai”, về những ngày náo nức trong phong trào kháng Nhật của thuở còn Việt Minh và những ngày tưng bừng chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám nơi “mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào”.
- Cái đặc sắc trong câu 8 này là ở chỗ tiết tấu rất giàu nhạc điệu của nghệ thuật đối. Tố Hữu đã sử dụng nghệ thuật đối một cách triệt để qua tất cả các câu 8 ở đây, nghệ thuật đối làm cho nhạc điệu của đoạn thơ trở nên réo rắt và tạo nên những ấn tượng mạnh mẽ, sâu sắc đối với từng kỉ niệm. Đối giữa các vế trong một câu nhưng lại cũng có những lối đối ngay trong một vế câu như “mưa nguồn / suối lũ” rồi “những mây / cùng mù”; lại có những biến thể lồng chéo tạo nên các vế đối như trong trường hợp “Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa” vốn nằm trong những cụm từ đã tương đối cố định, đó là “Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào”. Đoạn thơ vì thế rất giàu nhạc điệu, một thứ nhạc điệu được tạo nên từ tiết tấu của câu thơ, gợi được cảm xúc bâng khuâng lưu luyến đầy ắp những kỉ niệm, đầy ắp nghĩa tình cách mạng.
2) Đoạn 2: (22 câu )
 a) Bốn câu đầu:
 - Bốn câu thơ là lời khẳng đinh đinh ninh một nỗi nhớ và cũng là đạo lí của con người Việt Nam, đạo lí của con người cách mạng.
 - Khổ thơ sử dụng sáng tạo các đại từ mình – ta đặc biệt là đại từ “mình” vừa chỉ chủ thể vừa chỉ đối tượng tạo sự hoà quyện gắn bó máu thịt bền chặt vừa gợi không khí của những khúc hát giao duyên..
 b) Tám câu thơ tiếp theo:
- Nỗi nhớ Việt Bắc được cụ thể hoá như nỗi nhớ của tình yêu. Vì thế, hình ảnh thiên nhiên VB hiện ra vừa êm đềm thơ mộng vừa gần gũi, thân thuộc
- Những câu thơ ngắt nhịp đều đặn 
c) 10 câu tiếp: 
- Khổ thơ cho thấy nghĩa tình gắn bó của người cán bộ miền xuôi với đồng bào VB. Nghĩa tình cách mạng trong những ngày tháng gian nan càng sâu đậm càng đáng nhớHình ảnh củ sắn lùi, bát cơm xẻ nửa cho thấy nét đẹp của nghĩa tình và cả sự hy sinh cao cả
- Trong nỗi nhớ về VB tác giả đặc biệt nhớ tới hình ảnh người mẹ, hình ảnh người mẹ “ cháy lưng” làm dưng dưng cảm động tới người đọc
 Đoạn thơ đã thể hiện bút pháp điêu luyện của Tố Hữu.
3) Đoạn 3:
- Đoạn thơ có cấu tứ khá đặc biệt. Sau hai câu thơ nói nói tới tâm trạng chung là 8 câu thơ nói về bộ tranh tứ bình của VB. Cả thiên nhiên và con người đã làm cho bức tranh sinh động
- 4 Cặp thơ tiếp theo cứ một câu nói về thiên nhiên là một câu thơ nói về con người . Sự hài hoà giữa thiên nhiên và con người đã làm cho bức tranh thêm đẹp, thêm gợi cảm.
+ Mỗi mùa mỗi cảnh trong bộ tranh tứ bình có một nét đẹp riêng nhưng cũng lại mang một nét riêng. Đó chính là sự hài hoà giưũa âm thanh màu sắc , hài hoà giữa thiên nhiên và con ngừi.
+ Khổ thơ cho thấy mô thức quen thuộc của ca dao dân ca qua các đại từ mình –ta
+ Lời thơ có sự cân sứng nhịp nhàng trong đối ý đối lời khiến noc như một nốt nhạc trầm bổng thiết tha.
+ Điêp từ nhớ được nhắc lại mỗi lần một sắc thái khác nhau khi hướng tới thiên nhiên khi hướng tới con người tạo nên sự đa dạng trong nỗi nhớ.
+ Đoạn thơ có lối kết cấu hô ứng ...
4) Đoạn 4:
- Khổ thơ cho thấy nỗi nhớ bao quát thiên nhiên và con người.
 Thủ pháp nhân hoá biến thiên nhiên thành một lực lượng kháng chiến . Rừngmang tính chất của con ngườiVN qủ cảm và biết phân biệt địch ta...
 TH nhìn thiên nhiên xuất phát từ lòng yêu nước gắn liền với yêu cách mạng
5) Đoạn 5:
- Đoạn thơ khái quát hình ảnh cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện. Việt Bắc trở thành điểm đến của tất cả các cánh quân , của ý chí Việt Nam để tạo nên một cuộc đụng đầu lịch sử...
- Thủ pháp điệp từ, cường điệu đã tô đậm khí thế, sức mạnh của những đoàn quân ra trận.
- Đoạn thơ cũng sử dụng nhiều các động từ liên kết với nhau tạo thành những chuyển rung dữ dội. Những động từ vừa tạo khí thế vừa giàu chất tạo hình..
- Những câu thơ lục bát vốn uyển chuyển nhưng Tố Hữu đã tạo cho nó một âm hưởng tràn đầy khí thế...
6) Kết luận:
- VB là bbài thơ đậm tính dân tộc từ nội dung tới hình thức nghệ thuật. Bài thơ đã bao quát những tình cảm tốt đẹp và tinh thần ý chí của dân tộc ta trong kháng chiến chống Pháp.
- Bài thơ với thể thơ 6-8, sử dụng lối đối đáp , cách diễn đạt như những câu ca dao- dân ca khiến giọng thơ ngọt ngào như những khúc hát ru.
- Việt Bắc là đỉnh cao thơ Tó Hữu, một mẫu mực về sự kết hợp giữa trữ tình – chính trị.
Chủ đề: VB là khúc tình ca về cách mạng, về kháng chiến mà cội nguồn sâu xa là tình yêu đất nước, niềm tự hào về sức mạnh của nhân dân, là truyền thống ân nghĩa, đạo lý thuỷ chung của dân tộc.
Luyện tập:
Câu 1. Những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Việt Bắc 
Bài thơ Việt Bắc (đoạn trích được học) có nghệ thuật đậm đà tính dân tộc:
- Thể thơ lục bát là thể thơ quen thuộc của dân tộc đã được sử dụng thành công.
- Kết cấu đối đáp thường thấy trong ca dao, dân ca truyền thống được dùng một cách sáng tạo để diễn tả nội dung tình cảm phong phú về quê hương, con người, Tổ quốc và Cách mạng.
- Cặp đại từ nhân xưng mình - ta với sự biến hóa linh hoạt và những sắc thái ngữ nghĩa - biểu cảm phong phú vốn có của nó được khai thác rất hiệu quả.
- Những biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ, tượng trưng...) quen thuộc với cách cảm, cách nghĩ của quần chúng được dùng nhuần nhuyễn.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 2526 Viet BacTH phan II tac pham.doc