Giáo án môn Ngữ văn 11 - Nam cao

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Nam cao

I. VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ VÀ CON NGƯỜI:

1. Cuộc đời:

- Nam Cao (1917-1951) tên khai sinh Trần Hữu Tri, sinh trong một gia đình nông dân ở làng Đại Hoàng, huyện Lý Nhân, tình Hà Nam.

- Học hết bậc Thành chung vào Sài Gòn kiếm sống và bắt đầu sáng tác hơn 3 năm, vì ốm đau ông trở về quê. Sau đó, ông dạy học ở trường tư thục Hà Nội.

- 1943 ông tham gia Văn hóa cứu quốc ở Hà Nội.

- 1946 là phóng viên mặt trận trong đoàn quân Nam tiến Nam Trung Bộ.

- 1947 ông lên Việt Bắc làm công tác báo chí

- 1950 ông tham gia chiến dịch Biên giới

-1951 trên đường vào công tác ở vùng địch hậu Liên khu III, ông bị giặc pháp phục kích và sát hại.

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 3964Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Nam cao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NAM CAO
I. VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ VÀ CON NGƯỜI: 
1. Cuộc đời:
- Nam Cao (1917-1951) tên khai sinh Trần Hữu Tri, sinh trong một gia đình nông dân ở làng Đại Hoàng, huyện Lý Nhân, tình Hà Nam.
- Học hết bậc Thành chung vào Sài Gòn kiếm sống và bắt đầu sáng tác hơn 3 năm, vì ốm đau ông trở về quê. Sau đó, ông dạy học ở trường tư thục Hà Nội.
- 1943 ông tham gia Văn hóa cứu quốc ở Hà Nội.
- 1946 là phóng viên mặt trận trong đoàn quân Nam tiến Nam Trung Bộ.
- 1947 ông lên Việt Bắc làm công tác báo chí
- 1950 ông tham gia chiến dịch Biên giới
-1951 trên đường vào công tác ở vùng địch hậu Liên khu III, ông bị giặc pháp phục kích và sát hại.
2/ Con người:
- Bề ngoài có vẻ lạnh lùng vụng về, ít nói, nhưng đời sống nội tâm rất phong phú.
- Nam Cao thường day dứt, hối hận, những việc làm, ý nghĩ mà ông tự thấy là tầm thường, luôn nghiêm khắc đấu tranh với chính mình.
- Có tấm lòng đôn hậu, chan chứa yêu thương, ông gắn bó sâu nặng, giàu ân tình với quê hương và những người nghèo khổ bị áp bức.
- Cuộc đời lao động sáng tạo nghệ thuật vì lý tưởng nhân đạo và hi sinh anh dũng vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. 1996 ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
II. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC:
1/ Quan điểm nghệ thuật:
- Trong cuộc đời cầm bút Nam Cao rất có ý thức về quan điểm nghệ thuật của mình :
+ Nghệ thuật phải gắn bó đời sống, nhìn thẳng vào sự thật phải nói lên nỗi khổ, cùng quẫn của nhân dân vì họ mà lên tiếng.
+ Tư tưởng nhân đạo là yêu cầu đồi với “tác phẩm hay”, “tác phẩm giá trị”
+ Ý thức sâu sắc và đòi hỏi rất cao sự tìm tòi sáng tạo trong nghề văn. Nhà văn phải có lương tâm, sự cẩu thả trong văn chương chẳng những “bất lương” mà còn “đê tiện”.
- Sau Cách mạng, Nam Cao tích cực tham gia kháng chiến.
2/ Các đề tài chính:
a) Trước CMT8: Tập trung hai đề tài chính ® Người trí thức nghèo và người nông dân nghèo. 
- Người trí thức: Nam Cao miêu tả sâu sắc tấn bi kịch tinh thần của người trí thức nghèo trong xã hội cũ. Họ là những người tri thức có ý thức sâu sắc về giá trị sự sống và nhân phẩm, có hoài bão, có tâm huyết và tài năng nhưng bị gánh nặng cơm áo và hoàn cảnh xã hội làm cho họ “chết mòn”, phải sống như một kẻ vô ích, một người thừa 
TPTB: Đời thừa, Cười, Nước mắt. 
- Người nông dân: viết về cuộc sống tối tăm, đi sâu vào tình cảnh và số phận nhân vật để phát hiện và khẳng định nhân phẩm và bản chất lương thiện của họ. 
TPTB: Chí Phèo, Lão Hạc, Một bữa no. 
b) Sau CMT8: Là cây bút tiêu biểu của văn học giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945-1954)
TPTB: Nhật ký ở rừng (1948), truyện ngắn Đôi mắt (1948), tập ký sự Chuyện biên giới (1950)
3/ Phong cách nghệ thuật:
- Nam Cao có khuynh hướng tìm vào nội tâm, đi sâu vào thế giới tinh thần của con người. Ông là nhà văn có biệt tài diễn tả, phân tích tâm lý nhân vật.
- Tạo những đoạn đối thoại, độc thoại nội tâm chân thật sinh động đảo lộn thời gian và không gian ® kiểu kết cấu tâm lý vừa phóng túng linh hoạt nhất quán.
- Viết về cái nhỏ nhặt, xoàng xĩnh. Từ những việc quen thuộc trong đời sống hàng ngày đến những vấn đề xã hội, thể hiện triết lý sâu sắc về con người, về cuộc sống và nghệ thuật.
- Nam Cao là nhà văn có giọng điệu riêng: buồn thương chua chát, dửng dưng lạnh lùng mà đầy thương cảm, đằm thắm yêu thương.
III. KẾT LUẬN:
Nam Cao là nhà văn hiện thực lớn, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn, có đóng góp quan trọng đối với quá trình hiện đại hóa truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.

Tài liệu đính kèm:

  • docTac gia Nam Cao.doc