Giáo án dạy Ngữ văn 11 tiết 95: Bài thơ số 28 (Trích tập Người làm vườn). R. Ta- Go

Giáo án dạy Ngữ văn 11 tiết 95: Bài thơ số 28 (Trích tập Người làm vườn). R. Ta- Go

BÀI THƠ SỐ 28.

(Trích tập Người làm vườn).

 R. Ta- go.

I.MỤC TIÊU.

- Giúp học sinh nắm được vài nét về cuộc đời của Ta-go. Hiểu rõ bài thơ số 28 là bài thơ tình hay nhất, trước hết Ta-go đã nói đúng được tâm lí, nguyện vọng của trai gái đang yêu nhau.

- Đọc diễn cảm, phân tích một tác phẩm thơ ca qua văn bản dịch.

- Bồi dưỡng tình cảm chân thực, trong sáng trong tình yêu.

II.PHƯƠNG PHÁP

III. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

IV. HOAÏT ÑOÄNG DAÏY HOÏC

 1.Kieåm tra baøi cũ .

 Đọc thuộc lòng bài thơ Tôi yêu em- Pu-skin. Tình yêu của nhân vật trữ tình được thể hiện như thế nào trong bài thơ?

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 5700Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Ngữ văn 11 tiết 95: Bài thơ số 28 (Trích tập Người làm vườn). R. Ta- Go", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tieát: 95.
Ngaøy soaïn: ..
Ngày dạy:.
	 BÀI THƠ SỐ 28.
(Trích tập Người làm vườn).
	R. Ta- go.
I.MỤC TIÊU.
- Giúp học sinh nắm được vài nét về cuộc đời của Ta-go. Hiểu rõ bài thơ số 28 là bài thơ tình hay nhất, trước hết Ta-go đã nói đúng được tâm lí, nguyện vọng của trai gái đang yêu nhau.
- Đọc diễn cảm, phân tích một tác phẩm thơ ca qua văn bản dịch.
- Bồi dưỡng tình cảm chân thực, trong sáng trong tình yêu.
II.PHƯƠNG PHÁP
III. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
IV. HOAÏT ÑOÄNG DAÏY HOÏC 
 1.Kieåm tra baøi cũ . 
 Đọc thuộc lòng bài thơ Tôi yêu em- Pu-skin. Tình yêu của nhân vật trữ tình được thể hiện như thế nào trong bài thơ?
 2.Giảng bài mới:
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Mục tiêu cần đạt
5
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc- hiểu khái quát.
GV: Gọi học sinh đọc tiểu dẫn SGK, sau đó giúp học sinh tóm tắt vài nét về tác giả.
GV: Giới thiệu bài thơ.
 Bài thơ là một hành trình tìm kiếm sự hòa hợp, thống nhất, sự đồng điệu giữa những mặt tưởng chừng như là nghịch lí, mâu thuẫn: Giữa cho và nhận, giữa thể xác và tâm hồn, giữa hạnh phúc và đau khổ, giữa tự do và ràng buộc, giữa hữu hạn và vô hạn.
Hoạt động 1 HS Đọc tiểu dẫn SGK, tóm lược về tác giả.
I. Đọc- hiểu khái quát.
-Ta-go ( 1861 – 1941) là một thiên tài toàn năng của Ấn Độ. Ông là một nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch lớn, một họa sĩ có tài, một nhà giáo ưu tú, một nhà hoạt động xã hội nhiệt thành, một nhà hiền triết.
- Giá trị xuyên suốt toàn bộ tác phẩm của Ta-go là tư tưởng nhân đạo.
- Bài thơ : Rút từ tập thơ tình Người làm vườn. 
35
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc- hiểu chi tiết.
GV: Gọi học sinh đọc diễn cảm văn bản tác phẩm. Sau đó, chia lớp thành các tổ học tập tiến hành thảo luận các câu hỏi.
Câu 1: Mở đầu bài thơ là hình ảnh đôi mắt, điều đó có dụng ý nghệ thuật gì?
Câu 2: Giọng điệu trong bài thơ là giọng điệu của ai?Đây là lời đối thoại của chàng trai với cô gái là người mình yêu, hay chỉ là một lời độc thoại nội tâm? Có người cho rằng có thể tìm thấy hai hình ảnh, hai giọng điệu: Tình nhân và triết nhân trong bài thơ. Ý kiến của em?
Câu 3: Xác định cấu trúc và kiểu tư duy của bài thơ?
Câu 4: Có ý kiến cho rằng, câu thơ: Anh đã để cuộc đời anh trần trụi dưới mắt em /Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh, là vô lí. Hãy lí giải và cho ý kiến.
Câu 5:Những biện pháp nghệ thuật mang tính giả định với cấu trúc :
If..but.only.
(Nếunhưng..chỉ là)
 có tác dụng ở phương diện nào?
Câu 6: Những hình ảnh tượng trưng, so sánh, ẩn dụ, Ta-go muốn nói điều gì về tình yêu đôi lứa qua bài thơ số 28?
GV: Em hãy nhận xét những nét đặc sắc về nghệ thuật bài thơ?
 Hoạt động 2:HS Đọc diễn cảm văn bản.
HS:  Thảo luận nhóm, cử đại diện báo cáo kết quả. Các nhóm còn lại tranh luận, trao đổi.
HS: Đó chính là biểu hiện của sự khát khao hòa hợp tâm hồn.
HS: Thảo luận, phát biểu.
 Giọng điệu bài thơ là giọng điệu của chàng trai. Do bài thơ được xây dựng theo kiểu tư duy hướng nội nên có thể tìm thấy hai hình ảnh, hai giọng điệu: Tình nhân và triết nhân.
HS: Thảo luận, trả lời.
- Cấu trúc: Tầng bậc, từ thấp lên cao, từ cụ thể đến trừu tượng.
- Tư duy: Hướng nội, hướng vào bên trong.
HS: Tranh luận, trả lời: Đó là sự nghịch lí nhưng lại phù hợp với khát vọng hòa hợp trong tình yêu.
HS: So sánh cấu trúc tiếng Anh để lí giải:
-If it were only a gem.( Nếu đời anh chỉ là một viên ngọc)
- If it were only a flower.( Nếu đời anh chỉ là một đóa hoa). Viên ngọc, đóa hoa là những vật vừa quý giá, vừa đẹp đẽ mà tạo hóa ban cho con người, đời anh cũng đẹp và quý giá như vậy, nhưng nếu cần làm cho em xinh đẹp hơn, quý giá hơn , anh cũng nguyện ước hiến dâng cho em.
HS: Thảo luận, trả lời.
II. Đọc- hiểu chi tiết.
1) Trong ba câu thơ đầu , tác giả nhắc đến đôi mắt. Đôi mắt của người yêu có vẻ băn khoăn, u buồn, hình như chưa thật tin, muốn nhìn thẳng vào tận đáy tâm tưởng của anh. Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, nó như ánh sáng kì diệu của trời đất rọi chốn sâu thẳm của trái tim con người:Như trăng kia muốn vào sâu biển cả, trăng lặng xuống biển, hòa nhập vào cõi mênh mông tỏa ra ánh sáng lung linh, huyền diệu. Đó chính là biểu hiện của sự khát khao hòa hợp tâm hồn.
2) Do bài thơ được xây dựng theo kiểu tư duy hướng nội nên có thể tìm thấy hai hình ảnh, hai giọng điệu: Tình nhân và triết nhân.
3)- Bài thơ được cấu trúc tầng bậc, từ thấp lên cao, từ cụ thể đến trừu tượng.
- Kiểu tư duy của bài thơ là kiểu tư duy hướng nội, hướng vào tâm linh.
4) Để đáp ứng khát vọng hòa hợp trong tình yêu, chàng trai đã bày tỏ hết lòng mình không giấu điều gì trước mắt người yêu, nhưng thật nghịch lí khi chàng trai nói ngược:Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh. Có thể sự phơi bày cuộc đời mới chỉ là bề ngoài, mới chỉ là một khía cạnh của đời anh. Điều mà người yêu đòi hỏi còn cao quý, thập toàn và thánh thiện hơn nhiều.
5) Nếu ở đoạn trên, tình cảm của chàng trai mới chỉ dừng lại ở sự giải bày lòng chân thực thì đến đoạn:Nếu đời anh..tình cảm của chàng trai phát triển cao hơn. Để người yêu tin tưởng, hiểu thấu, chàng trai sẵn sàng hiến dâng cuộc đời mình. Đoạn thơ như một lời nguyện ước cao cả của chàng trai.
 Ta-go lặp lại những từ nếu (if), chỉ(only), nhưng (but) để khẳng định ý nghĩa hiến dâng trọn vẹn cho tình yêu.
6) Chàng trai có thể hi sinh và hiến dâng đến như vậy, nhưng vẫn chưa đủ, điều mà người yêu cần đến là thứ khác. Nó không phải là vật chất tầm thường mà quan trọng hơn là tinh thần. Để đáp ứng được điều đó, tình yêu của chàng trai lại chuyển lên cung bậc cao hơn là hiến dâng trái tim.
 Ta- go đã vận dụng thủ pháp so sánh, ví von để khám phá chiều sâu và bến bờ của trái tim.Trái tim con người là thế giới bí ẩn, khó có thể hiểu hết được mọi biến thái của nó. Chính vì khoảng cách đó mà tình yêu đòi hỏi rút ngắn lại bằng sự đồng cảm, hòa hợp. Nhưng chàng trai biết:Trái tim anh lại là tình yêu / Nỗi vui sướng, khổ đau của nó là vô biên / Những đòi hỏi và sự giàu sang của nó là trường cửu.Ở đây có sự đối lập vừa sung sướng, vừa đau khổ, vừa đòi hỏi vừa giàu sang.Sự đối lập đó tồn tại và mãi mãi tồn tại trong tình yêu, do đó tình yêu đòi hỏi phải thống nhất, phải hài hòa. Đó là một quy luật:Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy /Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu.
* Sự trọn vẹn trong tình yêu là vô hạn, dù biết vậy nhưng tình yêu vẫn khao khát cái hoàn thiện. Nếu mỗi người tình biết hướng về cái trọn vẹn để nắm bắt, để khám phá, sáng tạo thì công việc đó chính là hạnh phúc..Muốn có hạnh phúc trong tình yêu không gì bằng ngày ngày cứ nhân lòng tin yêu, sự hiểu biết, sự hòa hợp lên như rót đầy cốc rượu nồng- đó là chân lí của Ta-go, nhà thơ trữ tình tinh tế bậc nhất.
* Nghệ thuật:
- Đây là bài thơ trữ tình giàu chất triết lí.
- Cấu trúc bài thơ chặt chẽ, có hệ thống, mạch lạc, thể hiện tư duy lôgic và triết học của tác giả.
- Cuûng coá, daën doø( 1 phút): Cảm nhận được vẻ đẹp triết lí trong thơ tình yêu của Ta-go.
- Baøi taäp veà nhaø: Đọc thuộc lòng bài thơ. 
IV. RUÙT KINH NGHIEÄM.

Tài liệu đính kèm:

  • docbài thơ số 28.doc