Giáo án môn Ngữ văn 11 - Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ

A. Mục tiêu bài học

 Qua giờ luyện tập, nhằm giúp HS:

 1. Củng cố và nâng cao hiểu biết về thao tác lập luận bác bỏ

 2. Tích hợp các văn bản nghị luận đã học và tích hợp với vốn sống cá nhân

 3. Vận dụng được thao tác lập luận bác bỏ trong bài văn nghị luận

B. Phương tiện thực hiện

 - SGK, SGV Ngữ văn 11

 - Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11

 - Các tài liệu tham khảo khác

C. Cách thức tiến hành

 - Ôn tập củng cố

 - Thực hành luyện tập

D. Tiến trình giờ dạy

 1. Ổn định

 2. KTBC (không Kt)

 3. GTBM

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 5651Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết theo PPCT: 82
LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ
	Ngày soạn: 13.01.10
	Ngày giảng:
	Lớp giảng: 	11A	11C	11K	11E
	Sĩ số:
	Điểm KT miệng:
A. Mục tiêu bài học
	Qua giờ luyện tập, nhằm giúp HS:
	1. Củng cố và nâng cao hiểu biết về thao tác lập luận bác bỏ
	2. Tích hợp các văn bản nghị luận đã học và tích hợp với vốn sống cá nhân
	3. Vận dụng được thao tác lập luận bác bỏ trong bài văn nghị luận
B. Phương tiện thực hiện 
	- SGK, SGV Ngữ văn 11
	- Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11
	- Các tài liệu tham khảo khác
C. Cách thức tiến hành
	- Ôn tập củng cố
	- Thực hành luyện tập
D. Tiến trình giờ dạy 
	1. Ổn định
	2. KTBC (không Kt)
	3. GTBM
	4. Hoạt động dạy học
Hoạt động của Thầy và Trò
Yêu cầu cần đạt
GV: Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm thao tác LLBB? Yêu cầu và cách bác bỏ một vấn đề?
HS thực hiện GV chốt lại
GV: yêu cầu HS xem lại bài lên bảng chữa -> lấy điểm những bài làm tốt
I. Ôn lại kiến thức cơ bản
II. Luyện tập
1. Bài tập 1
a. Đoạn văn a:
- Vấn đề bác bỏ: quan niệm sống quẩn quanh, nghèo nàn của những người đã trở thành nô lệ của tiện nghi.
- Cách bác bỏ: dùng lí lẽ và những hình ảnh so sánh sinh động. (mảnh vườn rào kín; đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng) để vừa bác bỏ vừa nêu ý đúng, động viên người đọc làm theo.
- Diễn đạt:
+ Từ ngữ: giản dị có mức độ
+ Câu: câu tường thuật, câu miêu tả, khi đối chiếu so sánh
-> Đoạn văn sinh động thân mật có sức thuyết phục cao.
b. Đoạn văn b:
- Vần đề bác bỏ: thái độ dè dặt, né tránh của những người hiền tài trước một vương triều mới.
- Cách bác bỏ: dùng lí lẽ phân tích để nhắc nhở, kêu gọi những người hiền tài ra giúp nước.
+ Không phê phán trực tiếp mà phân tích những khó khăn trong sự nghiệp chung
+ Khẳng định trên dải đất văn hiến của nước ta không hiếm người tài để bác bỏ thái độ sai lầm nói trên, động viên người hiền tài ra giúp nước.
- Diễn đạt:
+ Từ ngữ: trang trọng, giản dị
+ Giọng điệu: chân thành khiêm tốn
+ Câu văn: tường thuật, câu hỏi tu từ
+ Lí lẽ, hình ảnh so sánh
-> Tác dụng: vừa bác bỏ vừa động viên khích lệ thuyết phục đối tượng ra giúp nước
2. Bài tập 2
a. Quan niệm a:
- Vấn đề cần bác bỏ: chỉ cần đọc nhiều sách và thuộc nhiều thơ văn thì học giỏi văn. (thiếu kiến thức đời sống)
- Cách bác bỏ: dùng lí lẽ và dẫn chứng thực tế
b. Quan niệm b:
- Vấn đề cần bác bỏ: chỉ cần luyện tư duy, luyện nói, viết thì sẽ học giỏi văn. (chưa có kiến thức bộ môn và kiến thức dời sống)
- Cách bác bỏ: dùng lí lẽ và dẫn chứng thực tế.
c. Quan niệm đúng đắn: muốn học tốt môn ngữ văn, cần phải:
- Sống sâu sắc và có trách nhiệm để tích lũy vốn sống thực tế.
- Có động cơ và thái độ học tập đúng đắn để có khát vọng vươt lên trên những giới hạn của bản thân.
- Có phương pháp học tập phù hợp với bộ môn để nắm được tri thức một cách cơ bản và hệ thống.
- Thường xuyên đọc sách báo, tạp chí ..và có ý thức thu thu thập thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.
3. Bài tập 3
a. Mở bài
- Giới thiệu 2 quan niệm sống (quan niệm 1 SGK, quan niệm 2 cách sống của tuổi trẻ thời hội nhập là phải có trí tuệ, có khát vọng làm giàu
b. Thân bài
- Thừa nhận đây cũng là một trong những quan niệm sống đang tồi tại. phân tích ngắn gọn nguyên nhân phát sinh quan niệm sống ấy.
- Bác bỏ quan niệm về cách sống ấy.
- Vấn đề cần bác bỏ: bản chất của quan niệm sống ấy thực ra là lối sống buông thả, hưởng thụ và vô trách nhiệm.
- Cách bác bỏ: dùng lí lẽ và dẫn chứng thực tế.
- Khẳng định một quan niệm về cách sống đúng đắn.
c. Kết bài
- Phê phán, nêu tác hại của quan niệm về cách sống sai trái
	5. Củng cố và dặn dò
	- Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet83luyentapTTLLBACBO.doc