A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh :
-Nắm được tác dụng của việc lập dàn ý và cách thức lập dàn ý cho bài văn nghị luận.
-Nắm vững và biết cách lập được dàn ý bài văn nghị luận.
-Hình thành ý thức và thói quen lập dàn ý trước khi viết bài văn nghị luận trong nhà trường cũng như ngoài cuộc sống.
B. phương tiện thực hiện :
-Sách giáo khoa,sách giáo viên, thiết kế bài học,các tài liệu khác có liên quan,bảng phụ.
C. Cách thức tiến hành :
-Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo hình thức nêu vấn đề, gợi tìm, thảo luận, trả lời câu hỏi, thực hành.
-Kết hợp việc cho học sinh xem bảng phụ và trả lời các bài tập trong sách giáo khoa.
LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN -Giáo viên hướng dẫn : Lý Quang Lịch. Ngày soạn : 09-03-2011 -Giáo sinh thực tập : Trần Tuấn Hạnh. Ngày giảng : 14-03-2011 -Trường THPT : Văn Lãng,Lạng Sơn. Lớp : 10A4 Tiết : 80 A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh : -Nắm được tác dụng của việc lập dàn ý và cách thức lập dàn ý cho bài văn nghị luận. -Nắm vững và biết cách lập được dàn ý bài văn nghị luận. -Hình thành ý thức và thói quen lập dàn ý trước khi viết bài văn nghị luận trong nhà trường cũng như ngoài cuộc sống. B. phương tiện thực hiện : -Sách giáo khoa,sách giáo viên, thiết kế bài học,các tài liệu khác có liên quan,bảng phụ... C. Cách thức tiến hành : -Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo hình thức nêu vấn đề, gợi tìm, thảo luận, trả lời câu hỏi, thực hành. -Kết hợp việc cho học sinh xem bảng phụ và trả lời các bài tập trong sách giáo khoa. D. Tiến trình dạy học. 1.Kiểm tra sĩ số. -Giáo viên kiểm tra sĩ số lớp theo báo cáo của cán bộ lớp. 2.Kiểm tra bài soạn. -Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh. 3.ND dạy học. *Phần mở đầu : Thao tác lập dàn ý cho bài văn nghị luận là thao tác quan trọng,cần thiết đối với mỗi chúng ta.Nó giúp chúng ta có sự định hướng về nội dung và cách thức giải quyết khi đứng trước một vấn đề văn học.Vậy việc lập dàn ý cho bài văn nghị luận có tác dụng gì? Và cách thức tiến hành ra sao? Thầy và các em sẽ cùng tìm hiểu trong tiết học ngày hôm nay : "Lập dàn ý bài văn nghị luận". Hoạt động của giáo viên và học sinh Yêu cầu cần đạt *Hoạt động 1 : Tìm hiểu tác dụng của việc lập dàn ý. -Câu hỏi : Thế nào là lập dàn ý?Tác dụng của việc lập dàn ý? -Học sinh dựa và sách giáo khoa để trả lời. *Hoạt động 2 : Tìm hiểu cách lập dàn ý bài văn nghị luận. -Giáo viên cho học sinh đọc bài tập,cho thời gian suy nghĩ và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa. -Câu hỏi : Để xác định được luận điểm,ta cần phải làm nhu thế nào? -Học sinh trả lời. -Câu hỏi : Luận cứ cho các luận điểm trên là gì? -Học sinh tìm các luận cứ để trả lời câu hỏi. -Giáo viên đưa bảng phụ cho học sinh quan sát hệ thống luận điểm,luận cứ. -Giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý. -Giáo viên cho học sinh đọc phần ghi nhớ trong sách giáo khoa. -Giáo viên cho học sinh đọc bài tập,đưa yêu cầu. -Học sinh suy nghĩ,trả lời,bổ sung cho nhau. -Giáo viên chốt lại kiến thức. -Giáo viên gợi ý bài tập,yêu cầu học sinh về nhà hoàn thành. I.Tác dụng của việc lập dàn ý. *Khái niệm : Lập dàn ý là thao tác lựa chọn,sắp xếp,triển khai những nội dung cơ bản(Luận điểm,luận cứ) theo bố cục ba phần của văn bản. *Tác dụng : -Giúp người đọc bao quát được những nội dung chủ yếu,những luận điểm,luận cứ cần triển khai,phạm vi và mức độ nghị luận. -Giúp viết đúng trọng tâm,mạch lạc,tránh xa đề,lạc đề. -Giúp chủ động được thời gian,tránh được việc triển khai thiếu ý,lạc ý. II.Cách lập dàn ý bài văn nghị luận. *Đề bài : Sách giáo khoa. 1.Tìm ý cho bài văn. -Tìm ý là tìm hệ thống luận điểm,luận cứ cho bài văn.Muốn tìm ý,cần phải căn cứ vào yêu cầu,vào thao tác,có hai thao tác chủ yếu là giải thích và bình luận. a,Xác định luận đề. -Vấn đề cần làm sáng tỏ của bài văn : Sách là phương tiện cung cấp tri thức cho con người,giúp con người trưởng thành về mọi mặt. -Quan điểm của chúng ta về vấn đề này : Đây là một vấn đề đúng đắn. b,Xác định các luận điểm. *Học sinh huy động những hiểu biết của mình,trả lời câu hỏi : -Khái niệm sách : Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người,bởi nó ghi lại những hiểu biết về thế giới tự nhiên và xã hội đã được tích lũy hàng ngàn năm. -Tác dụng của sách : Mở rộng những chân trời mới. +Mở mang sự hiểu biết của con người. +Mách bảo con người những kinh nghiệm ứng xử với môi trường tự nhiên,xã hội. -Thái độ đối với sách và với việc đọc sách : Cần có thái độ đúng đắn,biết trân trọng giữ gìn sách,bảo quản,đọc sách nghiêm túc,có suy nghĩ. c,Tìm luận cứ cho các luận điểm. -Luận điểm 1 : Sách là sản phẩm kì diệu của con người. +Sách là sản phẩm tinh thần của con người. +Sách là kho tàng tri thức,phản ánh những thành tựu khoa học,kinh nghiệm sống của nhân loại. +Sách là phương tiện giúp ta vượt thời gian,không gian. -Luận điểm 2 : Sách mở rộng cho tôi những chân trời mới. +Sách giúp ta hiểu biết thêm về mọi lĩnh vực. +Sách là người bạn tâm tình gần gũi,giúp con người hoàn thiện về nhân cách. -Luận điểm 3 : Cần có thái độ đúng đối với sách và việc đọc sách. +Tạo thói quen lựa chọn sách,hứng thú đọc và học theo những sách có nội dung tốt. +Học điều hay trong sách bên cạnh việc học trong thực tế. 2.Lập dàn ý. a,Mở bài. -Theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp.Phải dẫn dắt được câu nói của Macxim Gorki. -Nêu luận đề. -Định hướng triển khai vấn đề. b,Thân bài. *Lần lượt trình bày các luận điểm,luận cứ đã tìm được ở phần trên.Theo cách thức như sau: -Luận điểm 1 : +Luận cứ 1 +luận cứ 2 -Luận điểm 2 : +Luận cứ 1 +Luận cứ 2 -Luận điểm 3 : +Luận cứ 1 +Luận cứ 2 c,Kết bài. -Khẳng định vai trò,tác dụng của sách đối với con người. -Mở rộng hướng mới để tìm hiểu về sách. *Ghi nhớ : Sách giáo khoa. III.Luyện tập. Bài tập 1 : *Đây là một đề bài nghị luận xã hội. Nội dung vấn đề cần nghị luận là "đức" và "tài”. Thao tác lập luận chính là giải thích nên cần vận dụng các luận điểm, luận cứ sao cho phù hợp và đầy đủ để người đọc (người nghe) hiểu vấn đề một cách cặn kẽ, thấu đáo. Ngoài ra, đề bài còn đề cập đến việc vận dụng lời dạy của Bác như thế nào đối với bản thân. a,Cần bổ sung một số ý còn thiếu : -Đức và tài có quan hệ khăng khít với nhau trong mỗi con người. Cần thường xuyên rèn luyện,phấn đấu để có cả tài và đức. b,Lập dàn ý : *Mở bài : -Giới thiệu câu nói của Hồ Chí Minh. -Định hướng tư tưởng của bài viết. *Thân bài : -Giải thích câu nói của Hồ Chí Minh. -Lời dạy của bác có ý nghĩa sâu sắc đối với việc rèn luyện,tu dưỡng của từng cá nhân. *Kết bài : -Cần phải thường xuyên rèn luyện,phấn đấu để có cả tài lẫn đức. -Ý kiến của bản thân. Bài tập 2 : *Vấn đề nghị luận trong đề bài này là một câu tục ngữ vừa có mặt đúng vừa có mặt chưa đúng. Người viết cần xác định các ý đúng và các ý chưa đúng trước khi lập dàn ý, đồng thời xác định cách vận dụng câu tục ngữ vào thực tiễn học tập của bản thân sao cho phù hợp. *Mở bài : -Lời mở đầu : Dẫn ý,dẫn câu tục ngữ. -Giá trị của câu tục ngữ. *Thân bài : -Giải thích câu tục ngữ :Cái khó,bó,cái khôn. -Rút ra bài học : Trong cuộc sống,khó khăn hạn chế năng lực sáng tạo của con người. -Câu tục ngữ trên có mặt đúng,mặt sai : +Mặt đúng : Nói đến sự phát triển chủ quan,chịu sự tác động của hoàn cảnh khách quan. +Mặt sai : Còn phiến diện,chưa đánh giá đúng vai trò,nỗ lực của hoàn cảnh khách quan. -Bài học rút ra cho bản thân : Khi tính toán công việc gì,phải có kế hoạch,trong hoàn cảnh nào cũng phải vượt lên khó khăn bằng tất cả nỗ lực của bản thân. *Kết bài : Khó khăn chính là môi trường để ta rèn luyện,giúp ta thành công trong cuộc sống. E.Củng cố,dặn dò. -Qua bài học,các em cần nắm vững tác dụng của việc lập dàn ý,các bước lập dàn ý cho bài văn nghị luận. -Rèn luyện,hình thành thói quen lập dàn ý trước khi giải quyết một vấn đề văn học. -Về nhà hoàn thành tiếp các bài tập còn lại. -Chuẩn bị bài tiếp theo : "Truyện Kiều" Phê duyệt của giáo viên hướng dẫn Giáo sinh thực tập Lý Quang Lịch Trần Tuấn Hạnh Phê duyệt của ban chỉ đạo
Tài liệu đính kèm: