Giáo án môn Ngữ văn 11 - Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

A Phần chuẩn bị

I. Mục tiêu bài học:

Giúp hs

- Nắm được vị trí các đặc điểm của văn học trung đại Việt Nam.

- Biết vận dụng các tri thức đã biết để đọc – hiểu những tác phẩm được đọc trong thời kì này

II.Phương tiện thực hiện:

1. Giáo viên : SGK + SGV + Bài soạn

2. Học sinh : Đọc, soạn và chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên

III. Cách thức tiến hành:

Gợi tìm , trả lời câu hỏi , thảo luận

B Tiến trình dạy học

I Kiểm tra bài cũ

II Dạy bài mới

 Lời vào bài ( 1): Tiết học này chúng ta tiếp tục nghiên cứu bài khái quát văn học trung đại Việt

doc 5 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1738Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 22/11/07 Ngày dạy : 24/11/07
Đọc văn Tiết 46
Khái quát văn học việt nam
từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
A Phần chuẩn bị 
I. Mục tiêu bài học:
Giúp hs
Nắm được vị trí các đặc điểm của văn học trung đại Việt Nam.
 Biết vận dụng các tri thức đã biết để đọc – hiểu những tác phẩm được đọc trong thời kì này
II.Phương tiện thực hiện: 
Giáo viên : SGK + SGV + Bài soạn 
Học sinh : Đọc, soạn và chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên 
III. Cách thức tiến hành:
Gợi tìm , trả lời câu hỏi , thảo luận 
B Tiến trình dạy học
I Kiểm tra bài cũ 
II Dạy bài mới 
 Lời vào bài ( 1’): Tiết học này chúng ta tiếp tục nghiên cứu bài khái quát văn học trung đại Việt Nam...
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
(HS đọc SGK)
- Văn học trung đại Việt Nam có những đặc điểm cơ bản gì? Cho biết nội dung đặc điểm ấy và nêu ví dụ chứng minh.
? Chủ đề nổi bật của văn học trung đại Việt Nam ? Chứng minh qua các tác phẩm đã học ?
Gv gợi ý học sinh chứng minh qua các tác phẩm : Thiên đô chiếu , Hịch tướng sĩ , Bình Ngô đại cáo , Truyện Kiều , Thơ Nôm của Hồ Xuân Hương
? Những biểu hiện cụ thể của đặc điểm này ? 
? Lí giải về đặc điểm này của văn học trung đại Việt Nam?
? Văn học Việt nam ảnh hưởng thi pháp trung đại luôn vận động theo hướng dân tộc, dân chủ hoá thể hiện qua những quy định nào ?
? Đánh giá khái quát nhất về văn học trung đại Việt Nam , những đóng góp về nội dung và nghệ thuật ?
? Tìm hiểu mối quan hệ lịch sử xã hội và lịch sử văn học Việt nam?
? Tìm hiểu quan niệm văn học trung đại và một số thể loại văn học thời kỳ đó?
I. Vị trí của văn học trung dại Việt Nam
II. Các giai đoạn phát triển của văn học trung đại Việt Nam.
III. Một số đặc điểm của văn học trung đại Việt Nam 
Văn học trung đại Việt Nam từ thế kỉ thứ X đến hết thể kỉ thứ XIX có 4 đặc điểm cơ bản.
a. Văn học gắn bó với vận mệnh đất nước và con người. (10’)
+ Bài ca yêu nước
+ Những tác phẩm thể hiện sự băn khoăn day dứt trước số phận con người.
+ Chủ đề của văn học trung đại là:
* Chủ nghĩa yêu nước
* Chủ nghĩa nhân đạo
* Chủ nghĩa anh hùng
Chứng minh bằng những áng văn được mệnh danh là: “Hùng văn thiên cổ”. Đó là bài thơ:
- “Nam quốc sơn hà”
- “ Hịch tướng sĩ” – Trần Quốc Tuấn
- “Bình ngô đại cáo” – Nguyễn Trãi
- “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” – Nguyễn Đình Chiểu.
thơ văn yêu nước của văn học trung đại thời kỳ đầu gắn liền với tư tưởng trung quân. Đến cuối thế kỉ XIX vua đầu hàng giặc thì tinh thần yêu nước gắn liền với ý thức trách nhiệm của người dân với đất nước
* Tình cảm thiết tha với đất nước.
* Ngợi ca tấm gương trung nghĩa cao cả.
* Niềm tự hào với dân tộc.
* Nỗi đau đớn trước cảnh nước mất, nhà tan.
Mỗi con người dù tư tưởng khác nhau: hoặc Nho, hoặc Phật, hoặc Lão, hoặc Gia Tô nhưng tất cả đều dễ dàng thông cảm nhau trong tình yêu tổ quốc.
- Quan tâm tới số phận con người phải kể tới chủ đề nhân đạo trong văn chương. “ Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ quan tâm tới số phận dù nhỏ bé như Nhị Khanh, oan khuất như Vũ Nương, bị dồn đuổi đến cùng như Đạo Nhị, Văn Chương chú ý tới những khát vọng cháy bỏng được chung sống đoàn tụ với chồng của người chinh phụ, nỗi khát khao thầm kín của người cung nữ, nỗi đau xé lòng của những số phận bất hạnh...Tất cả là nguồn cảm hứng trong sáng tác của Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Du.Nhu cầu bức xúc về quyền sống con người, sự bùng nổ mãnh liệt của cá tính là nội dung của thơ Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ. Sự gắn bó với đất nước và số phận con người vừa làm cho văn học giàu chất hùng tráng, vừa thấm đượm giọng điệu cảm thương. 
b, Luôn hấp thụ nguồn mạch văn học dân gian.(10’)
+ Bất cứ nên văn học của quốc gia nào cũng đều gắn bó và hấp thụ nền văn học dân gian.
+ Riêng ở nước ta đặc điểm này càng thấy rõ, trước khi văn học trung đại ra đời, ta đã có nền văn học dân gian.
- Văn học dân gian cung cấp đề tài cốt truyện những phương pháp nghệ thuật vàđịnh hướng bảo tồn văn học dân tộc. Chứng minh” Việt điện u linh tập” “ Linh nam chích quái” các tác giả đều sưu tầm, viết lại các truyện dân gian của người Việt. Đặc biệt “ Thánh Tông di thảo”, “Truyền kỳ lục mạn” “ Nam triều công nghiệp diễn chí” bên cạnh chất sử thi anh hùng cũng thấp thoáng nụ cười hóm hỉnh dân gian ( Chi tiết phò Trịnh Tông lên ngôi chúa, đặt Trịnh Tông lên mâm đội lên đầu của kiêu binh)
Các thể thơ lục bát, song thất lục bát đều có nguồn gốc từ ca dao, dân ca 
+ Các tác giả lớn đều tắm mình trong suối nguồn của văn học dân gian.
c, Tiếp thu tinh hoa văn học Trung quốc trên tinh thần dân tộc tạo nên giá trị văn học đậm đà bản sắc dân tộc Việt nam.(7’)
- Đây là đặc điểm quan trọng của văn học trung đại Việt nam.
+ Nghìn năm Bắc thuộc,người Trung Hoa đã đem văn hoá Hán truyền vào Việt nam.
+ Tiếp thu hình thức ngôn ngữ Hán( Chữ viết, thể loại).
- Tuy nhiên cha ông ta đã cố gắng Việt
+ Thơ đường viết bằng chữ Nôm.
+ Dùng chữ Hán đọc theo âm việt
+ Truyện Truyền kỳ ít sắc màu ma quái
d, Văn học Việt Nam ảnh hưởng thi pháp trung đại luôn vận động theo hướng dân tộc, dân chủ hoá.(7’)
- Văn học Việt nam ảnh hưởng của thi pháp văn học trung đại.
+ Tính qui phạm khắt khe về hể loại
+ Đối lập giữa nhã và tục.
+ Đề cao mẫu mực cổ xưa.
+ Tính phi ngã, coi nhẹ biểu hiện cá tính con người
+ Các điển tích, tượng trưng ước lệ.
Song văn học vận đọng theo chiều hướng dân tộc, dân chủ hoá.
+ Xuất hiện văn thơ chữ nôm
+ Yếu tố dân gian cùng nội dung hiện thực đã phá dần tính qui phạm( Nguyễn Du- Hồ Xuân Hương – Nguyễn Công Trứ)
* Kết luận (2’)
- Văn học Việt nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX phát triển qua bốn giai đoạn,
- Văn học không ngừng phát triển, kế thừa, tiếp thu văn học dân gian và các nước lân cận, đặc biệt là Trung quốc. 
- Hết thế kỷ XIX , văn học trung đại kết thúc vai trò của mình nhưng đã để lại cho đời sau kho tàng quý báu trên hai bình diện nội dung và nghệ thuật.
* Về nội dung: Phản ánh chân thật, sinh động đời sống tâm linh của con người Việt nam trong mười thế kỷ trung đại.
* Hình thức: Để lại kinh nghiệm sáng tác, các thể loại kể cả chữ Nôm và chữ Hán.
Bài tập nâng cao (7’)
Bài 1
a, Văn học phản ánh chân thật lịch sử chính trị xã hội.
+ Hai lần chiến đấu và chiến thắng quân Tống
+ Ba lần chiến đấu và chiến thắng quân Nguyên 
+ Hai mươi năm bền bỉ chống quân Minh.
Các sự kiện này đã tạo cho văn học thể hiện sâu sắc chủ nghĩa yêu nước, tinh thần tự cường dân tộc, đề cao tình thần quyết chiến quyết thắng( Văn thơ thời Lý Trần, Lê). 
b, Xã hội phong kiến lụi tàn dần văn học vẫn phát triển trên hai lĩnh vực phơi bày hiện thực xã hội đề cao khát vọng con người.
+ Truyền kỳ lục mạn
+ Truyện Kiều của Nguyễn Du, thơ Dặng Trần Côn
+ Thơ Hồ Xuân Hương
+ Thơ Tú Xương, Nguyễn Khuyến.
+ Dù ảnh hưởng tư tưởng nho giáo, Phật giáo ,Lão nhưng văn học Việt nam vẫn gắn với tinh thần dân tộc, thống nhất với nhau ở tình yêu Tổ quốc, ở lòng vị tha.
c, Khi thực dân Pháp xâm lược và đặt ra chế độ mới:
+ Văn học trung đại kết thúc chuyển sang thời kỳ hiện đại.
+ Vẫn phát huy bản chất của dân tộc.
Bài 2 
a, Quan niệm của văn học thời trung đại về con người :
+ ảnh hưởng của đạo Nho đã quyết định thể chế chính trị + kinh tế + xã hội. Đó là hình thức:
* Hoàng Đế chuyên chế + Làng họ + gia đình làm kinh tế tự túc và cống nạp.
Hình thức này tạo ra bốn giai cấp: Sĩ, nông, công, thương. Trong đó hai nhân vật quan trọng là nhà Nho và nông dân. Trong tầng lớp sĩ phu có hai mô hình nhân cách là quân tử và tiểu nhân.
+ Nhà nho chú ý con người xã hội hơn là con người tự nhiên, chú ý con người đạo đức hơn con người trí tuệ
 + Con gnười do trời sinh ra nên nhận ở trời “ tính “ và “Mệnh”. Tính con người vốn thiện, mang sẵn mầm mống nhân nghĩa, lễ , trí. Con người sống trong cộng đồng : nhà, họ. làng, nước. Cộng đồng giống như gia đình có thân, sơ, trên, dưới. Tính con ngừi vốn lương thiện nhưng do hoàn cảnh mà sinh ác. vì vậy mỗi con người phải học tu dưỡng, cả xã hội phải lo giáo hoá cho con người nhuần hậu.
mệnh là sự qui định của trời. Sống chết có mệnh, giàu sang tại trời. Con người không tự quyết định được. nhưng con người có tự do là chụi trách nhiệm giữa trí và ngu, có học hay không có học, có dức hay không có đức, do đó chịu tu dưỡng hay không tu dưỡng. Đây là nỗ lực của mỗi con người.
Người quân tử và tiểu nhân lúc đầu phân theo dẳng cấp sau phân theo có hjc hay không có học, có đức hay không có đức. Người quân tử sống theo lý tưởng nhân nghĩa, yêu thương con người, sống đúng đắn và có trách nhiệm với con người.
Người quân tử sống theo lễ nghĩa chứ không theo lợi, không chạy theo lòng dục, không quan tâm đến lợi ích cá nhân. Nhưng người quân tử lại có ý thức về bản thân mình để có trách nhiệm với mọi người không ngừng nỗ lực học tập, tu dưỡng, nhìn nhận giá trị của bản thân mình.
b, Về một thể loại văn học:
Trong thể loại văn xuôi thời trung đại, văn tế được sử dụng nhiều. Văn tế dùng vào nhiều mục đích:
+ Tế thần, thánh.
+ Tế mừng thọ.
+ Tế mừng khi được thăng quan tiến chức.
+ Tế người chết ( tế ma)
Dần dần chỉ còn lại tế thần, thánh, người chết. ở mỗi loại văn tế có lời lẽ và nội dung khác nhau nhưng có điểm giống nhau là hình thức trang trọng và tôn kính, có bố cục giống nhau.ở bài văn tế người chết (Tế ma) hay còn gọi là điếu văn (bài văn thể hiện lòng thương xót) có bố cục như sau:
b1: Phần lung khởi ( mở đầu) .Phần này thường bắt đầu bằng hai chữ “Than ôi” hoặc “Hỡi ôi” hay “ thương ôi”. Nội dung của phần này là lý do thực tế, ai tế. 
b2, Thích thực: Phần này thường bắt đầu bằng các từ: “ nhớ linh xưa”, “ Nhớ ông ( bà) xưa”, “Nhớ cha mẹ xưa”. Nội dung kể công đức người chết.
b3. Ai vãn: Phần này bắt đầu bằng từ:” Chúng tôi nay”, “ chúng con nay” Nội dung thể hiện tâm lòng xót thương, tiếc nuối của người sống với người chết.
b4: Kết thúc: Phần này mang ý nghĩa kết thúc bài văn tế, thường mượn cảnh thiên nhiên, sự vật gần gũi để bày tỏ tình cảm,bày tỏ sự cô đơn nỗi lòng li biệt. Từ kết thúc là: “ Hời ôi” thượng hưởng” hoặc là cất tiếng gọi tha thiết . 
 C. Hướng dẫn học sinh học bài và chuẩn bị bài ( 1’)
 1 Bài cũ
 - Nắm vững kiến thức bài học .
 2 Bài mới
- Soạn Thuật hoài – Phạm Ngũ Lão .

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 46 khai quat van hoc trung dai vn.doc