Giáo án môn Ngữ văn 11 - Hầu trời

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Hầu trời

A. Mục tiêu bài học

 Qua bài học nhằm giúp HS:

- Cảm nhận được tâm hồn lãng mạn độc đáo của thi sĩ Tản Đà (tư tưởng thoát li, ý thức về cái tôi, cá tính ngông) và những dấu hiệu đổi mới theo hướng hiện đại của thơ ca VN vào đầu những năm hai mươi của thế kỉ trước

- Thấy được giá trị nghệ thuật đặc sắc của thơ Tản Đà.

B. Phương tiện thợc hiện

 - SGK, SGV

 - Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11

 - Giới thiệu giáo án Ngữ văn 11

C. Cách thức tiến hành

 - Đọc hiểu

 - Đàm thoại phất vấn

 - Thuyết trình

 

doc 6 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 4925Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Hầu trời", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết theo PPCT: 76 - 77
HẦU TRỜI
	Tản Đà
	Ngày soạn: 30.12.09
	Ngày giảng:
	Lớp giảng: 	11A	11C	11K	11E
	Sĩ số:
	Điểm KT miệng:
A. Mục tiêu bài học
	Qua bài học nhằm giúp HS:
- Cảm nhận được tâm hồn lãng mạn độc đáo của thi sĩ Tản Đà (tư tưởng thoát li, ý thức về cái tôi, cá tính ngông) và những dấu hiệu đổi mới theo hướng hiện đại của thơ ca VN vào đầu những năm hai mươi của thế kỉ trước
- Thấy được giá trị nghệ thuật đặc sắc của thơ Tản Đà.
B. Phương tiện thợc hiện
	- SGK, SGV
	- Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11
	- Giới thiệu giáo án Ngữ văn 11
C. Cách thức tiến hành
	- Đọc hiểu
	- Đàm thoại phất vấn
	- Thuyết trình
D. Tiến trình bài giảng
	1. Ổn định
	2. KTBC (không kt)
	3. GTBM
	4. Hoạt động dạy học
Hoạt động của Thầy và Trò
Yêu cầu cần đạt
GV: Nêu những điểm đáng lưu ý về cuộc đời Tản Đà?
HS trả lời GV ghi bảng
GV: bên bờ sông Đà gần chân núi Tản -> Tản Đà
GV: sự nghiệp sáng tác của Tản Đà có điểm gì đáng chú ý?
HS trả lời Gv chốt lại
GV: đọc 1 đoạn -> gọi HS đọc và nhận xét cách đọc
- Cảm nhận ban đầu của em về văn bản vừa đọc
HS phát biểu
GV: Bài thơ được in trong tập thơ nào?
GV: Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? Em hãy nêu những hiểu biết của em về thể thơ đó?
HS phát biểu Gv chốt lại
GV: 4 câu/7 tiếng/khổ, kéo dài không hạn định, vần nhịp tương đối tự do, phóng khoáng có khổ vần bằng, có khổ vần trắc, có khổ 6 câu, khổ 10 câu.
GV: Nhận xét cách mở đầu của tác giả? Câu đầu gợi không khí gì?
HS phát biểu Gv chốt lại
GV: nghệ thuật chính mà tác giả sử dụng? Tác dụng?
HS: điệp từ "Thật"
GV: Nội dung chủ yếu của 6 khổ tiếp?
HS trả lới Gv ghi bảng
GV: Với Tản Đà, ngâm văn một mình, tự thưởng thức văn 1 mình cũng là 1 trò chơi, thú tiêu dao, tiêu khiển thanh nhã và độc đáo
GV: vì lí do "trời mất ngủ vì tiếng đọc thơ vang vọng của Tản Đà, trời mắng và đòi lên đọc"
GV: Qua việc tóm tắt nội dung các sự việc diễn ra em có nhân xét gì về cách kể, cách tả của tác giả ở đoạn thơ này? Tác dụng?
HS phát biểu tự do Gv chốt lại
GV: Cách tả cảnh thi sĩ hạ giới đọc văn cho trời nghe và chư tiên nghe như thế nào?
HS tìm chi tiết Gv ghi bảng
GV: như tìm được tri âm nghệ thuật
GV: Em có nhân xét gì về cách kể và cách tả của tác giả ở đoạn này?
HS phát biểu Gv chốt lại
GV: Thái độ và tình cảm của trời khi nghe đọc thơ văn được thể hiện qua những chi tiết nào?
HS tìm chi tiết Gv ghi bảng
GV: Hãy tìm những chi tiết thể hiện lời nhân xét của Trời về thơ văn Tản Đà? Tác dụng?
HS tìm chi tiết Gv ghi bảng
GV: Tản Đà có những lời lẽ và hành động nào? Phản ánh điều gì?
HS tìm chi tiết nhận xét Gv chốt lại
GV: không chỉ vậy, mà Tản Đàn còn xác định nhiệm vụ của người nghệ sĩ là gì?
HS trả lời Gv ghi bảng
GV: Việc chen vào đoạn thơ giầu chất hiện thực trong bài thơ có ý nghĩa gì?
GV: Quan niệm văn chương bám sát hiện thực
GV yêu cầu HS đọc SGK - Ghi nhớ
I. Khái quát về tác giả và tác phẩm
1. Tác giả
a. Cuộc đời
- (1889 - 1939), tên khai sinh: Nguyễn Khắc Hiếu
- Quê: làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây 
- Sinh ra và lớn lên trong buổi giao thời
- Nhỏ: học chữ Hán, sau 2 khoá thi Hương hỏng bỏ thi sáng tác văn chương chữ quốc ngữ
b. Sự nghiệp sáng tác
- Các tác phẩm chính: SGK (T.12)
- Sáng tác chủ yếu bằng chữ quócc ngữ, sử dụng các thể loại truyền thống với cảm hứng mới mẻ
- Cái tôi lãng mạn bay bổng vừa phóng khoáng vừa cảm thương vừa tìm về ngọn nguồn dân tộc, vừa có sáng tạo tài hoa độc đáo
- Thơ văn của ông là gạch nối giữa 2 thời đại văn học: trung đại và hiện đại
2. Tác phẩm
a. Đọc
b. Xuất xứ
- In trong tập "Còn chơi" xuất bản 1921
c. Thể thơ và bố cục
- Thể thơ: thất ngôn trường thiên
- Thơ tự sự - trữ tình: có cốt truyện, mở đầu, phát triển, kết thúc, có các nhân vật tình tiết nhưng được kể bằng thơ đẫm cảm xúc trữ tình
- Bố cục:
+ Phần 1: khổ thơ đầu - nhớ lại cảm xúc đêm qua, đêm được lên tiên
+ Phần 2: 6 khổ thơ tiếp, kể chuyện theo 2 cô tiên lên gặp trời
+ Phần 3: 12 khổ tiếp theo, kể chuyện Tản Đà đọc thơ văn cho trời và tiên nghe
+ Phần 4: còn lại, cảnh và cảm xúc trên đường về hạ giới
II. Đọc hiểu
1. Khổ thơ đầu
- Kể chuyện 1 giấc mơ -> không khí hư ảo
- Nghệ thuật: điệp từ "thật" -> nhấn mạnh đây không phải là mơ mà là thực, sự thật tác giả đã trải qua, muốn người đọc cảm nhận điều cơ bản ở đây là mộng mà như tỉnh, hư mà như thực.
=> Tạo cảm giác bàng hoàng vì lạ lùng, được gặp tiên, gây mối nghi ngờ, gợi trí tò mò của người đọc. Cách mở đầu rất duyên và đầy sáng tạo.
2. 6 khổ thơ tiếp
- Nội dung: kể chuyện Tản Đà nửa đêm (canh ba) năm một mình dưới đèn, buồn, dậy đun nước uống, uống nước xong nằm ngâm văn chơi văn
+ 2 cô tiên giáng trần, mới Tản Đà lên trời đọc văn cho trời nghe
+ Đường lên trời theo mây không cánh mà như bay, cảnh thiên môn đỏ trói, rực rỡ
+ Cảnh thi nhân lạy trời, được tiên nữ lôi dậy dắt lên ngồi ghế bành vân như tuyết như mây chờ đợi các tiên đến đông đủ
- Nghệ thuật: Cách kể, cách tả cụ thể, bình dị-> cảnh nhà trời, thiên đường không xa xôi, cách biệt với trần thế mà hết sức gần gũi
3. 12 khổ thơ tiếp
a. 6 khổ thơ đầu
- Cảnh thi sĩ hạ giới đọc văn thơ cho trời và chư tiên nghe:
+ Trời: sai pha nước để nhấp giọng rồi mới truyền đọc
+ Thi sĩ: 
● Dạ bẩm lạy trời con xin đọc -> trả lời trịnh trọng đúng nghi lễ
● Cơn đắc ý, đọc đã thích, văn dài hỏi tốt ran cung mây
● Điệp từ "Hết"
-> Thi sĩ đọc nhiệt tình, cao hứng và có phần tự hào, tự đắc vì văn thơ của mình
- Cách kể và tả: tỉ mỉ, cụ thể
- Thái độ và tình cảm của người nghe:
+ Trời cũng lấy làm hay
+ Tâm như nở dạ
+ Cơ lè lưỡi
+ Hằng Ng Chức nữ chau đôi mày, cung vỗ tay
-> thái độ vừa khâm phục vừa sợ hãi như hòa cùng cảm xúc của tác giả
+ Trời nhận xét:
● Văn đã giàu thay lại lắm lối
● Văn thật tuyệt
● Nhời văn chuốt đẹp như sao băng
● Khí văn hùng mạnh như mây chuyển
● Êm như gió thoảng tinh như sương
● Đầm như mưa sa lạnh như tuyết
-> trời khen văn thơ phong phú, giàu có lại lắm lối đa dạng + cực tả cái tự hào, tự nhận thức của nhà thơ về tài năng sáng tạo nghệ thuật của mình.
b. 6 khổ thơ sau
- Lời lẽ:
+ Tên: Khắc Hiếu họ Nguyễn
+ Quê: sông Đà núi Tản, nước Nam Việt
-> niềm tự hào về quê hương bản quán đất nước của tác giả
- Hành động:
+ Lên trời đọc thơ
+ Trò truyện với trời và tiên
+ Định mang văn lên bán chợ trời
-> Hành động khác thường, ngông -> bản ngã, tính cách, nét độc đáo của tâm hồn lãng mạn đầy bản lĩnh của tác giả, khao khát khẳng định tài năng của mình.
- Xác định thiên chức người nghệ sĩ: đánh thức, khơi dậy và phát triển cái thiên lương
- Tác dụng: Tản Đà không chỉ muốn thoát li cuộc đời bằng những cuộc mơ mà ông vẫn muốn sống và viết giữa cuộc đời nghèo khổ, đen bạc
III. Tổng kết
IV. Luyện tập
Bài tập 2
Cái Ngông trongHầu Trời: đọc thơ cho trời và tiên nghe, tự hào về tài thơ văn của mình, về nguồn gốc quê hương đất nước của mình, về sứ mạng vẻ vang đi khơi dậy cái thiên lương của mọi người bằng thơ. 
	5. Củng cố và dặn dò
- Nhắc lại hiến thức cơ bản
- Vội Vàng - Xâu Diệu

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet7677hautroitanda.doc