Giáo án môn Ngữ văn 11 - Hai đứa trẻ

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Hai đứa trẻ

A. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

Giúp học sinh:

 - Cảm nhận được tình cảm xót thương của Thạch Lam đối với những người phải sống nghèo khổ, quẩn quanh và sự cảm thông trân trọng của nhà văn trước mong ước của họ về một cuộc sống tươi sáng hơn.

 - Thấy được một vài nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của Thạch Lam qua truyện ngắn trữ tình “ Hai đứa trẻ”: ít sự kiện, hành động nhưng đầy ắp suy tư, rung cảm tinh tế, lời văn trong sáng gợi cảm hết sức thú vị

B. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

Đọc sáng tạo, đối thoại, diễn giảng, thảo luận (GV hướng dẫn HS đọc kỹ bài học trong SGK, chuẩn bị những câu hỏi ở phần hướng dẫn học bài ).

C. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

SGK, SGV, giáo án.

 

doc 7 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 5917Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Hai đứa trẻ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 37-38-39: Ngày soạn thắng 10 năm 2009
Hai đứa trẻ
Thạch Lam
a. Mục đích – yêu cầu:
Giúp học sinh:
	 - Cảm nhận được tình cảm xót thương của Thạch Lam đối với những người phải sống nghèo khổ, quẩn quanh và sự cảm thông trân trọng của nhà văn trước mong ước của họ về một cuộc sống tươi sáng hơn.
 - Thấy được một vài nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của Thạch Lam qua truyện ngắn trữ tình “ Hai đứa trẻ”: ít sự kiện, hành động nhưng đầy ắp suy tư, rung cảm tinh tế, lời văn trong sáng gợi cảm hết sức thú vị
B. PHƯƠNG PHáP DạY HọC: 
Đọc sáng tạo, đối thoại, diễn giảng, thảo luận(GV hướng dẫn HS đọc kỹ bài học trong SGK, chuẩn bị những câu hỏi ở phần hướng dẫn học bài ).
C. PHƯƠNG TIệN DạY HọC:
SGK, SGV, giáo án.
D. TIếN TRìNH THựC HIệN:
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài mới:
Thạch Lam là nhà văn hiện thực hay lãng mạn? Câu hỏi đăt ra bởi trong tác phẩm của Thạch Lam chất lãng mạn và chất hiện thực hòa quyện chặt chẽ với nhau. Người ta nói tới giá trị hiện thực trong sáng tác của ông song lại càng không thể quên cái tình của Thạch Lam trải đều trong các tác phẩm. ở “ Hai đứa trẻ” có thể nói đến tình người giữa những người lao động nghèo, có thể nói đến sự tàn tạ của ngày tàn, chợ tàn, người tàn có thể nói tới khát vọng của những người bình thường, nhỏ bé và hơn hết có thể nói tới cái tình của nhà văn với những con người nghèo khổ, đặc biệt là những đứa trẻ nơi phố huyện tăm tối kia
Nội dung cần đạt
HĐ của GV và HS
I. Tác giả tác phẩm
 1)Tác giả
 - Tên thật : Nguyễn Tường Lân:1910
 - Quê: Thái Hà, Hà Nội-> tiếp thu được cái tinh tế nhạy cảm thanh lịch duyên dáng của con người Hà thành. Vì vậy văn TL cũng có cái nhẹ nhàng tinh tế trong sáng thấm đẫm một không khí bàng bạc êm ái.
 -1916-1932: Sống tại Cẩm Giàng- Hải Dương -> sống gần gũi với cảnh đời cơ cực và bế tắc của những người nông dân thị dân nghèo -> hiểu và cảm thông với họ. Văn chương ông thường chan chứa tinh thần nhân đạo 
 - 1933: Bắt đầu tham gia tự lực văn đoàn cùng các anh là Nhất Linh và Hoàng Đạo -> Nhờ vậy đã chịu ảnh hưởng của lối viết văn của nhóm này: thường đi sâu phân tich đời sống nội tâm, diễn tả tinh vi những cảm xúc, cảm giác của con người.
 - 1940: ông mắc bệnh lao và mất tại yên phụ Tây Hồ.
2) Sự nghiệp văn học.
 - Đặc điểm phong cách
+ Phản ánh hiện thực cuộc sống bế tắc của những người dân lạo động, tiểu tư sản thị dân nghèo. Ông thường khai thác những khía cạnh bình thường mà nên thơ của cuộc sống.
+ Truyện TL là loại truyện trữ tình.Vì vậy truyện thường không có cốt truyện, mạch truyện là mạch cảm xúc của con người. Truyện thường kết cấu theo diễn biến tâm trạng trong không gian và thời gian đượm buồn. Truyện thường đi sâu phân tích thế giới nội tâm sâu sắc và tinh vi những cảm xúc cảm giác mơ hồ mong manh tinh tế.
- Những tác phẩm chính: SGK
3. Tác phẩm “HĐT”
+ Xuất xứ: rút từ tập “Nắng trong vườn”
+ Tóm tắt
* Tâm trạng Liên trước cảnh chiều tà
* Tâm trạng Liên trước những kiếp sống nhỏ bé quẩn quanh
* Tâm trạng Liên khi đêm về
* Tâm trạng Liên trong lúc đợi tàu.
II. Đọc – hiểu.
1) Tâm trạng Liên lúc chiều về:
a. Cảnh lúc chiều về
- Màu sắc: 
+ Đỏ rực như lửa cháy.
+ Đám mây như hòn than sắp tàn.
+ Dãy tre đen lại.
=> màu sắc có sự chuyển động : đỏ -> hồng -> đen lại. Tuy có màu sắc rực rỡ nhưng lại gợi sự lụi tàn. Bởi vậy mà cảnh đẹp nhưng buồn
- Âm thanh:
+ Tiếng trống thu không: phía chòi canh.
+ Tiếng ếch nhái kêu ran: kêu ran ngoài đồng ruộng.
+Tiếng muỗi vo ve: trong quán hàng.
=> âm thanh không làm cho không gian sôi động mà càng làm cho không gian thêm buồn vì đó là âm thanh đều đều nhịp điệu rền rĩ trở đi trở lại tạo cảm giác trễ nải, mệt mỏi và lặng lẽ êm đềm. 
Âm thanh được tác giả miêu tả từ xa đến gần, từ to đến nhỏ. Nó có tác dụng thu hẹp khoảng cách không gian vì tầm nhìn thu hẹp bởi bóng tối bao phủ dần. Âm thanh cũng cho thấy không gian rất yên tĩnh để có thể nghe thấy.
- Nhận xét:
+ Cảnh đẹp, êm đềm nhưng gợi nên cảm giác tàn lụi
+ Cảnh vật mang cái hồn của đồng nội quê hương VN, cái hồn dân tộc cho tác phẩm, và chất lãng mạn cho tác phẩm. 
+ Nghệ thuật: 
. Sử dụng nhiều thanh bằng để thể hiện những âm điệu êm đềm của một buổi chiều quê: “chiều chiều rồi” -> âm điệu câu văn như một bản nhạc như môt tiếng reo khẽ khàng.
. Từ láy với mật độ lớn: văng vẳng, vo ve, thấm thía, man mác . Gợi cảm giác buồn và một hồn văn lặng lẽ. 
. Cách ngắt nhịp thay đổi linh hoạt: từ ngắn -> chuyển sang dài. Câu văn được mở rộng nhờ những dấu phẩy, chấm phẩy và quan hệ từ và thay cho những dấu chấm câu.
- Tâm trạng nhân vật Liên: buồn man mác trước cái buồn của buổi chiều quê. Tâm hồn liên nhạy cảm và gắn bó với làng quê, Liên có thể lắng nghe những âm thanh nhỏ nhoi thân thuộc mà ít người để ý.
- Cảnh chợ tàn: hình ảnh quê hương thôn dã: mùi âm ẩm của đất quê, mùi riêng của quê hương này nhưng cũng toát lên cái vẻ nghèo nàn. Vì chỉ có vỏ bưởi, vỏ thị lá nhãn. (Mái tranh ơi hỡi mái tranh, Thấm bao mưa nắng mà thành quê hương – T. Đăng Khoa)
- Tình cảm của Liên: thân thuộc với quê hương, gắn bó với mảnh đất quê hương và tinh tế nhạy cảm nhưng cũng gợi chút buồn vì quê hương nghèo tăm tối 
b) Tâm trạng nhân vật Liên trước những số phận con người nơi phố huyện.
- Những số phận:
+ Những đứa trẻ con nhà nghèo -> động lòng thương nhưng chính chị không có tiền mà cho chúng nó -> Tình thương đi liền cảm giác bất lực.
+ Chị Tí: ngày đi mò cua bắt ốc, tối đến dọn hàng nước nhưng cũng chẳng ăn thua gì -> quan tâm: sao hôm nay chị dọn hàng muộn thế?
+ Bà cụ Thi: hiện thân của lớp người cũ với tiếng cười phẫn uất, uất ức -> sợ, thương: chén rượu rót đầy, cái nhìn thương cảm dõi theo bóng cụ đi lẫn vào bóng tối.
+ Bác Siêu: gánh phở là món hàng xa xỉ, ế ẩm -> buồn thương. Phở của bác Siêu còn gợi đến một kỉ niệm của quá khứ.
+ Bác Xẩm: tiếng đàn bầu bần bật như tiếng nức nở, hình ảnh đứa trẻ con bò lê la -> xót xa nhìn thau sắt trắng đặt trước mắt không có khách nghe.
+ Ngay cả chị em Liên: không có khách mua hàng nên thuộc cả tên người mua lẫn những thức hàng đã bán -> nghèo 
- Nhận xét: mỗi người một số phận nhưng điểm chung là nghèo. Không chỉ vậy cuộc sống còn mang những dấu hiệu tàn lụi đơn điệu quẩn quanh: hôm nay chị Tí dọn hàng muộn hơn mọi hôm, hôm nào tất cả họ cũng từng ấy công việc. Nhà văn cảm thương chia sẻ nhưng cũng buồn cho một cuộc sống “Quanh quẩn mãi cũng vài ba dáng điệu.Tới hay lui cũng chừng ấy mặt người”. Tuy nhiên nhà văn Thcạch Lam cũng cho thấy những con người nghèo khổ ấy vẫn không mất đi niềm hy vọng: Chừng ấy người trong bóng tốicuộc đời của họ
2) Tâm trạng Liên trong đêm tối
- Cảnh đêm: 
+ Tương phản sáng tối:
Sáng 
Tối
+ ánh sáng ngọn đèn chị Tí.
+ ánh sáng bếp lửa bác Siêu.
+ Những khe sáng lọt qua cửa hàng nhà Liên và những cửa hàng còn thức.
+ Chấm sáng nhỏ đi trong đêm.
+ ánh sáng của những ngôi sao lấp lánh.
+ ánh sáng của những con đom đóm.
+ Tối hết cả: con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà.
+ Bóng tối ngập đầy dần các ngõ con.
+ Bóng người đi trong đêm tối.
+ Vũ trụ tối thăm thẳm.
+ Nhận xét:
. ánh sáng được miêu tả nhiều chi tiết nhưng chỉ là những chấm sáng, khe sáng, hột sáng. Còn bóng tối thì dầy đặc, bao trùm và đè nặng(gợi nỗi ám ảnh). Giống như bóng tối của cuộc đời tù hãm, của cái nghèo.
. ánh sáng tuy ít nhưng vẫn có ý nghĩa: đặc biệt là hình ảnh ngọn đèn chị Tí: ngọn đèn là quầng sáng thân mật một điểm sáng quy tụ những con người nghèo khổ, ngọn đèn là ánh sáng hiện tại > < ánh sáng từ HN từ quá khứ xa xăm, ngọn đèn là niềm day dứt về những kiếp người bé mọn song vẫn còn chút hy vọng le lói đợi chờ.
+ Cảnh thơ mộng: đêm mùa hạ êm như nhung, những ngôi sao , những con đom đóm lấp lánh dưới những mặt lá bàng, hoa bàng rụng khe khẽ
+ Nghệ thuật: so sánh tạo hình ảnh và gợi cảm giác, từ láy gợi tả tạo hình
- Tâm trạng nhân vật Liên: 
+ Buồn trước cái tối tăm của phố huyện nhưng vẫn không hết hy vọng đợi chờ.
+ Tìm thấy chút thi vị thơ mộng của đất trời, đêm của quê hương.
3) Tâm trạng nhân vật Liên trong cảnh đợi tàu.
- Nguyên nhân Liên đợi tàu:
+ Giữa cuộc sống tối tăm tù đọng Liên vẫn mơ về một cuộc sông tốt đẹp hơn- đó chính là HN
+ Chuyến tàu ấy là chuyến tàu từ HN về, chuyến tàu đến từ thế giới huyền thoại, đến từ kí ức về một thời rực sáng.. Đó là chuyến tàu mang lại ý nghĩa cho cuộc sống của Liên
- Sự đợi chờ:
+ Đón đợi tàu từ đằng xa: những dấu hiệu đầu tiên: ngọn lửa xanh biếc, sát mặt đất như ma trơi -> tiếng còi xe lửa trong gió xa xôi
+ Lúc tàu đến gần hơn: nghe thấy những tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh và làn khói bừng sáng -> tiếng hành khách ồn ào khe khẽ
+ Đoàn tàu đến: còi rít lên -> đoàn tàu rầm rộ đi tới: các toa đèn sáng trưng, lố nhố người, đồng và kền lấp lánh. Liên đứng cả dậy để chiêm ngưỡng đoàn tàu
+ Đoàn tàu đi qua: đi vào đêm tối để lại đốm than bay dọc trên đường. Liên nhìn theo chấm nhỏ của chiếc đèn treo cuối toa xe cho đến lúc cả đoàn tàu khuất sau rặng tre.
- Tâm trạng:
+ Háo hức đợi chờ: đón đợi từ lúc chuyến tàu chưa đến, chỉ qua những dấu hiệu đầu tiên, khi đoàn tàu đến chị em Liên đứng cả dậy để được chiêm ngưỡng cho thỏa nỗi mong chờ cả ngày, đoàn tàu qua rồi mà Liên cứ đứng lặng nhìn theo mãi cho đến khi khuất hẳn
+ Có một chút thất vọng vì Liên chợt nhận ra: đoàn tàu hôm nay không đông như mọi khi, thưa vắng người và hình như kém sáng hơn.
+ Đoàn tàu đi rồi mà Liên không thể bình tâm lại nổi: “Liên lặng theo mơ tưởng: HN xa xăm, HN sáng rực vui vẻ và huyên náo”. Liên nghĩ về ngọn đèn chị Tí và cái thế giới khác hẳn do con tàu mang đến. Đó là thế giới mà Liên luôn mơ về nó.
+ Liên lại đợi chờ chuyến tàu ngày mai, nó đem lại cho Liên chút dịu dàng khe khẽ, nó là hy vọng cho cái cuộc đời tăm tối tẻ nhạt của Liên và của những người dân nơi đây.
III. Tổng kết
1) Nội dung
- Tâm hồn Liên tinh tế nồng ấm bình dị mang khát vọng ánh sáng. Điều đó cho thấy con người không cam chịu cuộc sống tối tăm mà luôn hướng về một cuộc sống tốt đẹp hơn có ý nghĩa hơn.
- Tác phẩm vừa có giá trị hiện thực vừa có giá trị nhân đạo. Vì vậy NT nhận xét: “Đọc TN “HĐT” thấy bận bịu vô hạn về một tấm lòng quê hương êm mát và sâu kín.
2) Nghệ thuật:
- Nêu những nét cơ bản về TL? Những điều đó có ảnh hưởng như thế nào đến con đường và phong cách văn chương TL?
Đặc điểm phong cách văn TL là gì?
- Nêu những tác phẩm chính của TL?
- Tóm tắt tác phẩm “HĐT” theo tâm trạng nhân vật Liên?
- Cảnh lúc chiều về được tác giả miêu tả như thế nào?
- Em có nhận xét gì về màu sắc của cảnh vật?
- Tác giả đã miêu tả những âm thanh nào? Em có nhận xét gì về những âm thanh này?
- Từ đó em có nhận xét gì về bức tranh thôn quê lúc chiều về được tác giả miêu tả?
- Đặc sắc về nghệ thuật?
- Tâm trạng nhân vật Liên khi chiều về là gì?
- Cảnh chợ tàn có ý nghĩa gì?
- Tâm trạng, tình cảm của Liên ra sao trước cảnh chợ tàn?
- Những số phận nào được tác giả miêu tả ? Tâm trạng Liên trước từng đối tượng ra sao?
- Từ đó em có nhận xét gì?
- Cảnh đêm được tác giả miêu tả như thế nào?
 Từ đó em có nhận xét gì?
- Tâm trạng Liên trước cảnh đêm ở phố huyện ra sao?
- Tại sao Liên đợi tàu?
- Sự đợi chờ của Liên được thể hiện như thế nào?
- Tâm trạng của Liên khi tàu đến và đi ra sao?
- Nêu những nội dung và đặc sắc nghệ thuật cơ bản của tác phẩm?
- Sự kết hợp bút pháp trữ tình và hiện thực
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế sâu sắc

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 373839 Hai dua tre Thach Lam.doc