Giáo án môn Ngữ văn 11 - Chí phèo

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Chí phèo

I. TÌM HIỂU CHUNG:

1. Đề tài:

Viết về người nông dân cùng khổ bị xã hội thực dân phong kiến tàn phá cả nhân hình lẫn nhân tính.

2. Tựa đề:

- Cái lò gạch cũ

- Đôi lứa xứng đôi

- Chí Phèo

3/ Chủ đề tác phẩm:

Qua tác phẩm Chí Phèo, Nam Cao tố cáo mạnh mẽ xã hội thực dân phong kiến tàn bạo đã cướp đi của người nông dân lương thiện cả nhân hình lẫn nhân tính. Đồng thời nhà văn cũng trân trọng, phát hiện và khẳng định bản chất tốt đẹp của họ ngay khi họ biến thành quỷ dữ.

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2139Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Chí phèo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÍ PHÈO
Nam Cao
I. TÌM HIỂU CHUNG: 
1. Đề tài:
Viết về người nông dân cùng khổ bị xã hội thực dân phong kiến tàn phá cả nhân hình lẫn nhân tính.
2. Tựa đề:
- Cái lò gạch cũ
- Đôi lứa xứng đôi
- Chí Phèo
3/ Chủ đề tác phẩm:
Qua tác phẩm Chí Phèo, Nam Cao tố cáo mạnh mẽ xã hội thực dân phong kiến tàn bạo đã cướp đi của người nông dân lương thiện cả nhân hình lẫn nhân tính. Đồng thời nhà văn cũng trân trọng, phát hiện và khẳng định bản chất tốt đẹp của họ ngay khi họ biến thành quỷ dữ.
4/ Tóm tắt tác phẩm: (6 sự việc)
- Chí Phèo say rượu “vừa đi vừa chửi”
- Chí Phèo ở tù về, đến nhà Bá Kiến rạch mặt ăn vạ
- Chí Phèo thức tỉnh, sống trong tình yêu thương của Thị Nở.
- Thị Nở từ chối sống với Chí Phèo
- Chí Phèo tuyệt vọng uất ức, đi đòi lương thiện
- Cảnh cái chết của Bá Kiến và Chí Phèo xôn cao cà làng Vũ Đại và hình ảnh thoáng hiện của cái lò gạch cũ.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:
1/ Cách vào truyện độc đáo của Nam Cao:
- Chi tiết tiếng chửi của một kẻ say (vu vơ, mơ hồ) say là chửi, vừa đi vừa chửi. Đồng thời rất tỉnh táo, lời chửi có sắp xếp, lớp lang, lời lẽ trôi chảy, hướng đến nhiều đối tượng.
Đối tượng của tiếng chửi từ chung khái quát, trừu tượng đến ngày càng cụ thể liên quan hơn đến Chí Phéo. Đối tượng đó chính là cái xã hội sinh ra kiếp sống Chí Phèo.
+ Chửi trời
+ Chửi đời
+ Chửi làng Vũ Đại
+ Chửi đứa nào không chửi nhau với hắn
+ Chửa đứa nào đẻ ra Chí Phèo
- Rất lạ ® không ai chú ý, không ai nghe chửi, không ai lên tiếng, không ai phản ứng ® dường như họ không thấy người chửi tồn tại.
- Tâm trạng bi phẫn, bất mãn, của một con người ít nhiều ý thức được mình đã bị xã hội phi nhân tính gạt bỏ ra ngoài thế giới loài người.
- Cảm nhận được tâm trạng cô đơn, cô độc, đến tuyện đối của Chí Phèo, hắn khao khát được giao cảm với mọi người nên đã chọn một cách giao tiếp tệ hại nhất mà không được đáp lại ® con người bị tha hóa ấy trơ trọi giữa cuộc đời.
Þ Tiếng chửi được miêu tả từ đầu truyện một cách bất ngờ ® giới thiệu nhân vật một cách ấn tượng độc đáo.
2/ Người duy nhất giao tiếp với Chí Phèo:
- Người đàn bà xấu, dở hơi, nghèo... > < có tâm lòng chân thành
- Cách đối xử :
o 	Đối với Chí Phèo như một con người : cho Chí Phèo bát cháo hành.
o 	Chăm sóc, quan tâm, yêu thương bằng tình người chân thành.
o 	Giúp Chí Phèo nhận ra “cháo hành rất ngon” và “đàn bà không có men như rượu cũng làm người say”
o 	Mở ra cho Chí Phèo bao hy vọng :
® Khao khát làm người lương thiện sống chan hòa với mọi người.
® Chính Thị Nở sẽ là cầu nối giúp hắn sở về với cuộc đời.
Câu hỏi thảo luận :
Những nguyên nhân nào giúp cho bản tính lương thiện của Chí Phèo được đánh thức :
- Bản chất của Chí Phèo là người nông dân lương thiện, có bản tính tết đẹp. Xã hội ấy dẫu có tàn ác cũng không thể hủy diệt được ánh sáng lương thiện trong tận đáy sâu tâm hồn Chí Phèo.
- Chính tình cảm chân thành của Thị Nở đã làm thức tỉnh, hồi sinh bản chất lương thiện trong con người Chí Phèo.
3/ Tâm trạng của Chí Phèo khi bị Thị Nở cự tuyệt:
a) Tâm trạng
- Phản ứng của bà cô Thị Nở rất quyết liệt, gay gắt ® phản ứng đó cũng là của dư luận, định kiến xã hội lúc bấy giờ, vì đối với họ Chí Phèo không phải là con người mà là “con quỷ dữ của làng Vũ Đại” thì “không xứng” với con người như Thị Nở (dù Thị Nở xấu xí, dở hơi, nghèo...) ® bi kịch đau đớn của Chí Phèo. 
- Khi Thị Nở cự tuyệt, Chí Phèo đau đớn nuối tiếc và tìm mọi cách níu kẻo, Thị bỏ về, Chí chạy theo “nắm lấy tay” ® Chí khao khát được làm người lương thiện. 
- Trước thái độ dứt khoát của Thị Nở, Chí Phèo rơi vào tâm trạng tuyệt vọng “với bi kịch tinh thần của con người sinh ra là người nhưng lại không đuốc làm người”
- Chí đau đớn, vật vã và “uống rượu” ® “càng uống càng tỉnh” ® “hắn ôm mặt khóc rưng rức” ® trong sâu thẳm tâm hồn, Chí ý thức rất rõ về nổi đau thân phận của kẻ bị tha hóa. 
b) Hành động : 
- Giết Bá Kiến : sụ phản kháng lại kẻ đã đẩy mình vào con đường bi thảm
o 	Nhận ra và thấm thía tội ác của kẻ đã cướp đi nhân hình và nhân tính của mình.
o 	Hiểu ra nguồn gốc nỗi đau của mình, nguyên nhân bị đẩy vào con đường tha hóa.
- Tự sát : Chí Phèo đã thức tỉnh hoàn toàn
o 	Không thể trở về đường cũ : lưu manh, tha hóa, dập phá, chém giết.
o 	Không thể sống bình yên lương thiện trong xã hội ấy, không có con đường trở về với cuộc sống lương thiện. ® Chí Phèo chết để giúp mình thoát khỏi kiếp quỷ dữ. Trước đây, Chí Phèo sống như một con vật, nay thức tỉnh Chí Phèo chết như một con người. Niềm khao khát lương thiện còn cao hơn cả tính mạng.
Có ý nghĩa tố cáo mãnh liệt cái xã hội thực dân phong kiến, không những đẩy người nông dân lương thiện vào con đường lưu manh hóa mà còn đẩy họ vào chỗ chết.
4/ Nghệ thuật :
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình.
o 	Vừa có ý nghĩa tiêu biểu, nét chung : người nông dân nghèo bị bóc lột, bị đẩy vào bước đường cùng, lưu manh hóa ...
o 	Vừa sinh động, có cá tính độc đáo, gây ấn tượng mạnh mẽ : Chí Phèo bị hủy diệt cả nhân hình lẫn nhân tính, bị tước đoạt quyền làm người ...
o 	Nghệ thuật miêu tả tâm trạng tinh tế, phức tạp của nhân vật 
o 	Cốt truyện hấp dẫn, tình tiết đầy kịch tính và luôn biến hóa, càng về cuối càng quyết liệt, bất ngờ. 
o 	Ngôn ngữ sống động, điêu luyện, chọn lọc lại vừa gần gũi với lời ăn tiếng nói trong đời sống ...
5/ Tư tưởng nhân đạo, sâu sắc mới mẻ của Nam Cao:
Nam Cao đã phát hiện, miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người lao động ngay khi tưởng như họ đã bị xã hội tàn ác cướp mất cả bộ mặt người lần linh hồn người. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTac pham Chi Pheo Nam Cao.doc