Giáo án môn học Vật lý khối 11 (nâng cao)

Giáo án môn học Vật lý khối 11 (nâng cao)

A. MỤC TIÊU:

ã Kiến thức

- Ôn lại một số khái niệm đã học ở các lớp dưới và bổ xung thêm một số khái niệm mới: hai loại điện tích (dương, âm) và lực tương tác giữa hai điện tích điểm cùng dấu, giữa hai điện tích điểm khác dấu, ba cách nhiễm điện của các vật.

- Hiểu được các khái niệm điện tích điểm, hằng số điện môi và làm quen với cái điện nghiệm.

- Nắm được phương, chiều và độ lớn của lực tương tác giữa các điện tích điểm (lực Cu-long) trong chân không và trong điện môi.

ã Kỹ năng

- Sử dụng điện nghiệm.

- Vận dụng được công thức xác định lực Cu-lông trong chân không và trong điện môi để xác định lực tương tác giữa các điện tích.

- Biểu diễn lực tương tác giữa các điện tích bằng vectơ và tìm lực tương tác giữa nhiều điện tích bằng vectơ.

- Biết cách biểu diễn lực tương tác giữa các điện tích bằng vectơ.

- Biết cách tìm lực tổng hợp tác dụng lên một điện tích bằng phép cộng các vectơ lực.

 

doc 137 trang Người đăng ngohau89 Lượt xem 1327Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Vật lý khối 11 (nâng cao)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài soạn số 1
Ngày 4/8/08
Tiết 
Phần I – điện - điện từ học
Chương I – điện tích - điện trường
1 – điện tích - định luật cu-lông
A. Mục tiêu:
Kiến thức
- Ôn lại một số khái niệm đã học ở các lớp dưới và bổ xung thêm một số khái niệm mới: hai loại điện tích (dương, âm) và lực tương tác giữa hai điện tích điểm cùng dấu, giữa hai điện tích điểm khác dấu, ba cách nhiễm điện của các vật.
- Hiểu được các khái niệm điện tích điểm, hằng số điện môi và làm quen với cái điện nghiệm.
- Nắm được phương, chiều và độ lớn của lực tương tác giữa các điện tích điểm (lực Cu-long) trong chân không và trong điện môi. 
Kỹ năng
- Sử dụng điện nghiệm.
- Vận dụng được công thức xác định lực Cu-lông trong chân không và trong điện môi để xác định lực tương tác giữa các điện tích.
- Biểu diễn lực tương tác giữa các điện tích bằng vectơ và tìm lực tương tác giữa nhiều điện tích bằng vectơ.
- Biết cách biểu diễn lực tương tác giữa các điện tích bằng vectơ.
- Biết cách tìm lực tổng hợp tác dụng lên một điện tích bằng phép cộng các vectơ lực.
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Thí nghiệm nhiễm điện của các vật (do cọ xát, do tiếp xúc và do hưởng ứng
- Một số hình vẽ 1.3 đến 1.5 SGK.
 Dự kiến ghi bảng:
Phần I – Điện - Điện từ học
Chương I - Điện tích - điện trường
Bài 1 - Điện tích - định luật Cu-lông
1) Hai loại điện tích, sự nhiễm điện các vật:
a) Hai loại điện tích:
+ Điện tích đ dương và âm.
+ Tương tác các điện tích: cùng tên đẩy, khác tên hút nhau. 
+ Đơn vị: Culong (C)
+ Điện tích êlectron có độ lớn: e = 1,6.10-19C 
điện tích hạt khác là nguyên lần e.
+ Dựa vào tương tác các điện tích: chế tạo điện nghiệm.
b) Sự nhiễm điện của các vật:
+ Nhiễm điện do cọ xát: SGK 
+ Nhiễm điện do tiếp xúc: SGK
+ Nhiễm điện do hưởng ứng: SGK 
2) Định luật Cu-lông:
a) Nội dung: SGK
b) Biểu thức: ; k = 9.109
c) Chú ý: Là lực tĩnh điện.
3) Lực tương tác của các điện tích trong chất điện môi:
+ Giảm e lần; e: hằng số điện môi.
+ 
2. Học sinh:
 - Xem lại một số khái niệm về điện tích đã học ở THCS.
C. Tổ chức các hoạt động dạy học :
Hoạt động 1 : ổn định tổ chức. Kiểm tra bài cũ.
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Báo cáo tình hình lớp.
- Trả lời câu hỏi của thày.
- Nhận xét bạn
- Tình hình học sinh.
- Yêu cầu: trả lời hiểu biết về điện tích...
- Kiểm tra miệng, 1 đến 3 em.
Hoạt động 2 : Bài mới: 
+ GV giới thiệu chương trình học lớp 11, phương pháp học tập 
+ GV giới thiệu phần I, chương I, Bài 1
+ Hai loại điện tích
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Đọc SGK theo HD
- Thảo luận nhóm về hai loại điện tích và tương tác giữa các điện tích.
- Trình bày về hai loại điện tích và tương tác giữa các điện tích.
- Nhận xét bạn trả lời của bạn.
+ HD HS đọc phần 1.a.
- Tìm hiểu các loại điện tích và tương tác giữa các điện tích như thế nào?
- Yêu cầu HS trình bày nội dung trên.
- Nhận xét trả lời của HS.
- Yêu cầu HS nêu ứng dụng tương tác giữa các điện tích.
- Đọc SGK theo HD
- Thảo luận nhóm, tìm các cách nhiễm điện cho các vật.
- Trình bày các cách nhiễm điện cho các vật.
- Nhận xét bạn trả lời.
- Trả lời câu C1.
+ HD HS đọc phần 1.b.
- Tìm hiểu các cách nhiễm điện cho các vật.
- Yêu cầu HS trình bày các cách nhiễm điện đó.
- Nhận xét trình bày của HS.
+ Yêu cầu HS trả lời câu C1.
Hoạt động 3: Phần 2: định luật Cu – Lông. . .
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Đọc SGK theo HD
- Thảo luận nhóm về định luật Cu – lông.
- Trình bày nộng dung định luật.
- Nhận xét bạn trình bày.
+ HD HS đọc phần 2.
- Tìm hiểu định luật Cu – Lông.
- Trình bày nội dung định luật. Chú ý biểu diễn lực tương tác giữa 2 điện tích.
- Nhận xét trình bày của bạn.
- Đọc SGK theo HD
- Thảo luận nhóm về tương tác giữa các điện tích trong chất điện môi.
- sự tương tác giữa các điện tích trong chất điện môi.
- Nhận xét bạn trả lời.
- Trả lời C2.
+ HD HS đọc phần 3
- Tìm hiểu tương tác giữa các điện tích trong chất điện môi.
- Trình bày sự tương tác giữa các điện tích trong chất điện môi.
- Nhận xét trả lời của HS.
+ Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C2.
- Đọc SGK theo HD
- Trình bày công thức và nhận xét.
- Nhận xét bạn trình bày.
+ HD HS đọc phần 4.
- Công thức tổng quát xác định lực Cu-lông.
- Trình bày ý nghĩa các đại lượng trong công thức.
- Nhận xét trả lời của HS.
Hoạt động 4: Vận dụng, củng cố.
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Đọc SGK.
- Trả lời câu hỏi.
- Ghi nhận kiến thức.
- Trả lời bài tập 1, 2 SGK.
- Tóm tắt bài.
- Đánh giá, nhận xét kết quả giờ dạy.
Hoạt động 5 ( phút): Hướng dẫn về nhà.
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà.
- Về làm bài và đọc SGK bài sau.
- Trả lời các câu hỏi và làm bài tập trong SGK, đọc phần “Bạn có biết”.
- Đọc bài mới và chuẩn bị bài sau.
Bài soạn 2
 Ngày 10/8/08
Tiết:
2 – Thuyết êlectron. định luật bảo toàn điện tích.
A. Mục tiêu:
Kiến thức
- Nắm được những nội dung chính của thuyết êlectron cổ điển. Từ đó hiểu được ý nghĩa của các khái niệm hạt mang điện và vật nhiễm điện; chất dẫn điện và cáhc điện.
- Hiểu được nôi dung của định luật bảo toàn điện tích.
- Nếu có điều kiện, có thể hướng đẫn HS làm những thí nghiệm như trong SGK để HS rèn luyện về phương pháp làm thí nghiệm và kỹ năng làm thí nghiệm. 
Kỹ năng
- Giải thích được tính đẫn điện, tính cách điện của một chất, ba cách nhiễm điện của các vật trên cơ sở thuyết êlectron và định luật bảo toàn điện tích.
B. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên:
a) Kiến thức và dụng cụ:
- Thí nghiệm nhiễm điện các vật.
- Vẽ một số hình vẽ trong SGK lên bìa.
b) Dự liến ghi bảng:
Bài 2: Thuyết electron 
Định luật bảo toàn điện tích
1) Thuyết electron:
a) Các chất đ phân tử, nguyên tử; nguyên tử đ hạt nhân & êléctron chuyển động ...
b) Tổng đại số điện tích êléctron = điện tích hạt nhân.
c) Nguyên tử: mất êléctron đ ion dương; nhận êléctron đ ion âm.
* êléctron chuyển động từ vật này đ vật khác đ nhiễm điện. Vật thừa êléctron đ âm; thiếu êléctron đ dương.
2) Chất dẫn điện và chất cách điện:
+ Vật dẫn điện đ vật dẫn; vật cách điện đ điện môi.
+ Vật (chất) có nhiều điện tích tự do đ dẫn điện; Vật (chất) có chứa ít điện tích tự do đ cách điện.
+ Ví dụ: kim loại.... dẫn điện; thuỷ tinh, nhựa ... cách điện.
3) Giải thích ba hiện tượng nhiễm điện:
a) Nhiễm điện do cọ xát:
+ Khi cọ xát thuỷ tinh vào lụa, êléctron từ thuỷ tinh đ lụa đ thuỷ tinh nhiễm điện dương.
+ Lụa thừa êléctron đ âm.
b) Nhiễm điện do tiếp xúc:
+ Thanh kim loại tiếp xúc vật nhiễm điện dương: êléctron từ kim loại đ vật nhiễm điện.
+ Thanh kim loại tiếp xúc vật nhiễm điện âm: êléctron từ vật nhiễm điện Thanh kim loại tiếp xúc vật nhiễm điện dương: êléctron từ kim loại đ vật nhiễm điện. kim loại.
c) Nhiễm điện do hưởng ứng: 
+ Kim loại, gần quả cầu nhiễm điện dương: êléctron tự do trong kim loại đ quả cầu hút về đầu gần nó đ âm, đầu kia thiếu đ dương.
+ Nếu quả cầu mang điện âm đ đẩy êléctron...
4) Định luật bảo toàn điện tích: SGK.
2. Học sinh:
 - Ôn lại bài trước, chuẩn bị làm các thí nghiệm về nhiễm điện cho các vật.
C. Tổ chức các hoạt động dạy học :
Hoạt động 1 : ổn định tổ chức. Kiểm tra bài cũ.
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Báo cáo tình hình lớp.
- Trả lời câu hỏi của thày.
- Nhận xét bạn
- Tình hình học sinh.
- Yêu cầu: trả lời về hai loại điện tích, cách nhiễm điện cho các vật
- Kiểm tra miệng, 1 đến 3 em.
Hoạt động 2 : Bài mới: Bài 2: Thuyết electron . . .
Phần 1: Thuyết electron..
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Đọc SGK theo HD
- Thảo luận nhóm tìm nội dung của thuyết.
- Trình bày nội dung của thuyết.
- Nhận xét bạn trả lời.
+ Trình bày câu hỏi C1. 
+ Trình bày câu hỏi C2.
+ HD HS đọc phần 1.
- Tìm hiểu nội dung cơ bản của thuyết electron.
- Trình bày 3 nội dung của thuyết.
- Nhận xét trả lời của bạn.
+ Trả lời câu hỏi C1.
+ Trả lời câu hỏi C2.
- Đọc SGK theo HD
- Thảo luận nhóm tìm hiểu chất dẫn điện và chất cách điện là gì.
- Trình bày nội dung trên.
- Nhận xét bạn trả lời.
+ HD HS đọc phần 2.
- Tìm hiểu chất dẫn điện và chất cách điện.
- Trình bày chất dẫn điện và chất cách điện.
- Nhận xét trả lời của bạn.
Hoạt động 3 : Phần 2: giải thích 3 hiện tượng nhiễm điện.
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Đọc SGK theo HD
- Thảo luận nhóm tìm hiểu cách giải thích.
- Trình bày HS giải thích sự nhiễm điện do cọ xát.
- Nhận xét bạn trả lời.
+ HD HS đọc phần 3.a.
- Yêu cầu HS giải thích sự nhiễm điện do cọ xát. 
- Nhận xét trả lời của học sinh.
- Đọc SGK theo HD
- Thảo luận nhóm tìm hiểu cách giải thích.
- Trình bày HS giải thích sự nhiễm điện do tiếp xúc.
- Nhận xét bạn trả lời.
+ HD HS đọc phần 3.b.
- Yêu cầu HS giải thích sự nhiễm điện do tiếp xúc. 
- Nhận xét trả lời của học sinh.
- Đọc SGK theo HD
- Thảo luận nhóm tìm hiểu cách giải thích.
- Trình bày HS giải thích sự nhiễm điện do hưởng ứng.
- Nhận xét bạn trả lời.
+ HD HS đọc phần 3.C.
- Yêu cầu HS giải thích sự nhiễm điện do tiếp xúc. 
- Nhận xét trả lời của học sinh.
- Đọc SGK theo HD
- Thảo luận nhóm tìm nội dung định luật.
- Trình bày hiểu nội dung định luật bảo toàn điện tích.
- Nhận xét bạn trả lời.
+ HD HS đọc phần 4.
- Yêu cầu tìm hiểu nội dung định luật bảo toàn điện tích. 
- Nhận xét trả lời của học sinh.
Hoạt động 4 Vận dụng, củng cố.
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Đọc SGK.
- Trả lời câu hỏi.
- Ghi nhận kiến thức.
- Trả lời câu hỏi 1, 2 SGK.
- Tóm tắt bài.
- Đánh giá, nhận xét kết quả giờ dạy.
Bài soạn số 3
 Ngày 14/8/08
Tiết:
3 – điện trường
A. Mục tiêu:
Kiến thức
- Trả lời được câu hỏi điện trường là gì và tính chất cơ bản của điện trường là tính chất gì.
- Phát biểu được định nghĩa vectơ cường độ điện trường. Hiểu được điện trường là một trường vectơ.
- Hiểu được khái niệm đường sức điện và ý nghĩa của đường sức điện.
- Hiểu được khái niệm điện phổ. Hiểu quy tắc vẽ các đường sức điện. Biết được cái giống nhau và khác nhau giũă các “đường hạt bột” của điện phổ và các đường sức điện.
- Trả lời được câu hỏi điện trường là gì và biết điện trường bên trong hai tấm kim loại tích điện trái đấu và có độ lớn bằng nhau là điện trường đều.
- Hiểu được nội dung của nguyên lí chồng chất điện trường.
Kỹ năng
- Xác định được cường độ điện trường của một điện tích điểm và nhiều điện tích điểm gây ra tại một điểm trong không gian.
B. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên:
a) Kiến thức và dụng cụ:
 - Thí nghiệm điện phổ.
 - Một số hình vẽ biểu diễn đường sức điện trường do điện tích gây ra. 
b Dự liến ghi bảng:
Tiết 3: Điện trường
1) Điện trường:
a) Khái niệm điện trường: môi trường xung quanh điện tích, nhờ đó tác dụng lực lên điện tích khác.
b) Tính chất cơ bản của điện trường: SGK
2) Véctơ cường độ điện trường:
+ Tại một điểm: F ~ q
+ Tỉ số không đổi đ đặc trưng cho tác dụng lực của điện trường tại điểm đang xét.
+ Đặt : Cường độ điện trường (V/m)
3) Đường sức điện:
a) Định nghiã: SGK
b) Các tính chất: SGK (4)
c) Điện phổ: (SGK)
Điện phổ là đường mà các hạt bột (cách điện) đặt tro ...  thức đã học vào giải các bài tập.
- Hình thành kĩ năng dựng ảnh qua quang hệ, dựng ảnh của vật ảo.
- Có kĩ năng xây dựng sơ đồ tạo ảnh qua dụng cụ quanh học và qua quang hệ.
- Hiểu được các ứng dụng của các dụng cụ quang học.
B. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên:
a) Kiến thức và đồ dùng:
 - Một số bài tập trong SGK và SBT.
b) Phiếu học tập:
P1: Một tia sáng chiếu thẳng góc đến mặt bên thứ nhất của lăng kính có góc chiết quang A = 300. Góc lệch giữa tia ló và tia lới là D = 300. Chiết suất của chất làm lăng kính là
A. n = 1,82.
B. n = 1,73.
C. n = 1,50.
D. n = 1,41.
P2: Một tia sáng chiếu đến mặt bên của lăng kính có góc chiết quang A = 600, chiết suất chất làm lăng kính là n = . Góc lệch cực tiểu giữa tia ló và tia tới là
A. Dmin = 300.
B. Dmin = 450.
C. Dmin = 600.
D. Dmin = 750.
P3: Một kính hiển vi gồm vật kính có tiêu cự 5 (mm) và thị kính có tiêu cự 20 (mm). Vật AB nằm trước và cách vật kính 5,2 (mm). Vị trí ảnh của vật cho bởi vật kính là
A. 6,67 (cm).
B. 13,0 (cm).
C. 19,67 (cm).
D. 25,0 (cm).
P4: Một kính thiên văn có vật kính với độ tụ 0,5 (đp). Thị kính cho phép nhìn vật cao 1 (mm) đặ trong tiêu diện vật dưới góc là 0,05 (rad). Tiêu cự của thị kính là
A. f2 = 1 (cm).
B. f2 = 2 (cm).
C. f2 = 3 (cm).
D. f2 = 4 (cm).
P5: Một kính thiên văn có vật kính với độ tụ 0,5 (đp). Thị kính cho phép nhìn vật cao 1 (mm) đặ trong tiêu diện vật dưới góc là 0,05 (rad). Độ bội giác của kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực là
A. G∞ = 50 (lần).
B. G∞ = 100 (lần).
C. G∞ = 150 (lần).
D. G∞ = 200 (lần).
P6: Hệ đồng trục gồm hai thấu kính O1 và O2 có tiêu cự lần lượt là f1 = 20 (cm), f2 = - 20 (cm), đặt cách nhau một đoạn a = 30 (cm), vật phẳng AB vuông góc với trục chính trước O1 và cách O1 một đoạn 20 (cm). ảnh cuối cùng của vật qua quang hệ là 
A. ảnh thật, nằm sau O2 cách O2 một đoạn 10 (cm).
B. ảnh thật, nằm trước O2 cách O2 một đoạn 20 (cm).
C. ảnh ảo, nằm trước O2 cách O2 một đoạn 10 (cm).
D. ảnh thật, nằm sau O2 cách O2 một đoạn 20 (cm).
c) Đáp án phiếu học tập: P1 (B); P2 (C); P3 (B); P4 (B); P5 (D); P6 (C).
d) Dự kiến ghi bảng:
Bài 55: Bài tập về dụng cụ quang học
I) Tóm tắt kiến thức:
1) Mắt: bình thường và các tật.
2) Kính lúp: ; GC = kC.; .
3) Kính hiển vi: + .
; .
4) Kính thiên văn: ; 
II) Bài tập:
1) Bài 3 SGK:
Cho: ; Tìm:
Giải: (Ghi tóm tắt cách giải như trong SGK)
2) Bài 4 SGK: (Làm tương từ bài 3).
Các bài sau làm tương tự.
2. Học sinh:
 - Ôn lại các kiến thức về các dụng cụ quang học.
3. Gợi ý ứng dụng CNTT:
 GV có thể chuẩn bị một số hình ảnh về ứng dụng của các dụng cụ quang học trong thực tiễn đời sống xã hội.
C. Tổ chức các hoạt động dạy học :
Hoạt động 1 ( phút) : ổn định tổ chức. Kiểm tra bài cũ.
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Báo cáo tình hình lớp.
- Trả lời câu hỏi của thày.
- Nhận xét bạn
- Tình hình học sinh.
- Yêu cầu: trả lời về 
- Kiểm tra miệng, 1 đến 3 em.
Hoạt động 2 ( phút) : Bài mới: Bài 55: Bài tập về dụng cụ quang học.
Phần 1: Tóm tắt kiến thức.
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Chuẩn bị, trả lời theo HD của thày.
- Trình bày
- Nhận xét bạn
+ HD HS tóm tắt các kiến thức theo gợi ý của thày.
- Công thức về: thấu kính, lăng kính, mắt, kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn.
- Cách vẽ ảnh của vật qua các dụng cụ.
- Nhận xét
Hoạt động 3 ( phút): Phần 2: Bài tập.
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Đọc SGK theo HD
- Thảo luận nhóm, tìm các đại lượng trong bài.
- Vẽ hình, tìm phương án giải.
- Giải bài tập.
- Nhận xét bạn làm bài.
+ HD HS đọc bài tập 1.
- Tìm hiểu đầu bài, các công thức lăng kính có liên quan.
- Vẽ hình minh hoạ.
- Dựa vào hình vẽ xác định các đại lượng cần tìm.
- Trình bày cách giải.
- Nhận xét bài làm của học sinh.
- Đọc SGK theo HD
- Thảo luận nhóm, tìm các đại lượng trong bài.
- Vẽ hình, tìm phương án giải.
- Giải bài tập.
- Nhận xét bạn làm bài.
+ HD HS đọc bài tập 2.
- Tìm hiểu đầu bài, những đại lượng đã cho và cần tìm.
- Vẽ hình minh hoạ.
- Dựa vào hình vẽ xác định các đại lượng cần tìm.
- Trình bày cách giải.
- Nhận xét bài làm của học sinh.
- Đọc SGK theo HD
- Thảo luận nhóm, tìm các đại lượng trong bài.
- Vẽ hình, tìm phương án giải.
- Giải bài tập.
- Nhận xét bạn làm bài.
+ HD HS đọc bài tập 3.
- Tìm hiểu đầu bài, những đại lượng đã cho và cần tìm.
- Vẽ hình minh hoạ.
- Dựa vào hình vẽ xác định các đại lượng cần tìm.
- Trình bày cách giải.
- Nhận xét bài làm của học sinh.
- Đọc SGK theo HD
- Thảo luận nhóm, tìm các đại lượng trong bài.
- Vẽ hình, tìm phương án giải.
- Giải bài tập.
- Nhận xét bạn làm bài.
+ HD HS đọc bài tập 4.
- Tìm hiểu đầu bài, những đại lượng đã cho và cần tìm.
- Vẽ hình minh hoạ.
- Dựa vào hình vẽ xác định các đại lượng cần tìm.
- Trình bày cách giải.
- Nhận xét bài làm của học sinh.
- Đọc SGK theo HD
- Thảo luận nhóm, tìm các đại lượng trong bài.
- Vẽ hình, tìm phương án giải.
- Giải bài tập.
- Nhận xét bạn làm bài.
+ HD HS đọc bài tập 5.
- Tìm hiểu đầu bài, những đại lượng đã cho và cần tìm.
- Vẽ hình minh hoạ.
- Dựa vào hình vẽ xác định các đại lượng cần tìm.
- Trình bày cách giải.
- Nhận xét bài làm của học sinh.
- Đọc SGK theo HD
- Thảo luận nhóm, tìm các đại lượng trong bài.
- Vẽ hình, tìm phương án giải.
- Giải bài tập.
- Nhận xét bạn làm bài.
+ HD HS đọc bài tập 6.
- Tìm hiểu đầu bài, những đại lượng đã cho và cần tìm.
- Vẽ hình minh hoạ.
- Dựa vào hình vẽ xác định các đại lượng cần tìm.
- Trình bày cách giải.
- Nhận xét bài làm của học sinh.
Hoạt động 4 ( phút): Vận dụng, củng cố: Trong giờ.
Hoạt động 5 ( phút): Hướng dẫn về nhà.
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà.
- Về làm bài và đọc SGK bài sau.
- Trả lời các câu hỏi và làm bài tập trong SGK.
- Đọc bài mới và chuẩn bị bài sau.
56 – Thực hành: xác định chiết suất của nước 
và tiêu cự của thấu kính phân kì
A. Mục tiêu:
Kiến thức
- Xác định chiết suất của nước và tiêu cự của thấu kính phân kì.
Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng, lắp ráp, bố trí các linh kiện quang học và kĩ năng tìm ảnh cho bởi thấu kính.
B. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên:
a) Kiến thức và đồ dùng: 
 - Chuẩn bị các dụng cụ theo hai nội dung thí nghiệm trong bài thực hành; Tuỳ theo vào số lượng dụng cụ hiện có mà dự kiến phân chia các nhóm thí nghiệm.
 - Kiểm tra chất lượng từng dụng cụ, nhất là đèn chiếu sáng và các thấu kính.
- Tiến hành trước các thí nghiệm nêu trong bài thực hành.
b) Phiếu học tập:
P1. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Pháp tuyến đối với mặt phẳng tại một điểm là đường thẳng vuông góc với mặt phẳng tại điểm đó.
B. Pháp tuyến đối với mặt trụ tại một điểm là đường thẳng trùng với bán kính của mặt trụ đi qua điểm đó.
C. Pháp tuyến đối với mặt cầu tại một điểm là đường thẳng trùng với bán kính của mặt cầu đi qua điểm đó.
D. Pháp tuyến đối với mặt trụ tại một điểm là đường thẳng vuông góc với tiếp tuyến của mặt trụ đi qua điểm đó.
P2. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
Khi ánh sáng truyền từ không khí vào nước,
A. luôn luôn có tia khúc xạ.
B. luôn luôn có tia phản xạ.
C. góc khúc xạ luôn nhỏ hơn góc tới.
D. khi góc tới tăng thì góc khúc xạ cũng tăng.
P3. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
Khi ánh sáng truyền từ không khí vào nước đựng trong một cốc thuỷ tinh thì
A. thành cốc không ảnh hưởng tới đường đi của tia sáng.
B. thành cốc có ảnh hưởng tới đường đi của tia sáng.
C. thành cốc có vai trò như một lưỡng chất cong.
D. thành cốc rất mỏng, độ cong nhỏ thì ảnh hưởng ít tới đường đi cuat tia sáng.
P4. Chiếu một chùm sáng hội tụ qua một lỗ tròn trên một màn chắn sáng, thấy chùm sáng hội tụ tại một điểm trên đường thẳng vuông góc với mặt phẳng của lỗ và đi qua tâm lỗ tròn, cách tâm lỗ tròn một khoảng 10 (cm). Đặt vào lỗ tròn một thấu kính phân kì thì thấy chùm sáng hội tụ tại một điểm cách tâm lỗ tròn một khoảng 20 (cm). Tiêu cự của thấu kính là:
A. f = 6,7 (cm).
B. f = 20 (cm).
C. f = - 6,7 (cm).
D. f = - 20 (cm).
c) Đáp án phiếu học tập: P1 (D); P2 (C); P3 (A); P4 (D).
d) Dự kiến ghi bảng:
Bài 48: Thực hành: Xác định chiết xuất
của nước và tiêu cự thấu kính phân kì
1) Mục đích: SGK
2) Cơ sở lí thuyết: SGK
3) Phương án tiến hành:
a) Xác định chiết suất của nước:
+ Chuẩn bị dụng cụ.
+ Dán băng dính bao quanh cốc...
+ Đặt ngọn nến...
+ Xoay cốc đi một góc...
+ Lặp lại thí nghiệm...
+ Bỏ cốc nước ra ...
+ Tính và ghi kết quả...
+ Tính và ...b) Xác định tiêu cự của thấu kính phân kì:
+ Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm.
+ Bố trí đèn, vật...
+ Đặt thấu kính phân kì vào...
+ Đo và ghi vào bảng...
+ Lặp lại thí nghiệm... 
+ Tính và .
4) Ghi báo cáo thí nghiệm.
2. Học sinh:
 - Nghiên cứu nội dung bài thực hành để thể hiện rõ cơ sở lí thuyết của các thí nghiệm và hình dung được các bước của tiến trình thí nghiệm.
- Các nhóm HS có thể tạo trước ở nhà một khe hẹp trên băng dính sãm màu dán bao quanh ngoài cốc thuỷ tinh.
- Chuẩn bị sắn bản báo cáo thí nghiệm theo mẫu SGK.
3. Gợi ý ứng dụng CNTT:
 GV có thể chuẩn bị một số hình ảnh về các bước tiến hành thí nghiện đã làm của một nhóm HS trước.
C. Tổ chức các hoạt động dạy học :
Hoạt động 1 ( phút) : ổn định tổ chức. Kiểm tra bài cũ.
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Báo cáo tình hình lớp.
- Trả lời câu hỏi của thày.
- Nhận xét bạn
- Tình hình học sinh.
- Yêu cầu: trả lời về 
- Kiểm tra miệng, 1 đến 3 em.
Hoạt động 2 ( phút) : Bài mới: Bài 48: Thực hành: Xác định chiết xuất của nước và tiêu cự thấu kính phân kì. Phần 1: Tìm hiểu mục đích, cơ sở lí thuyết.
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Từng nhóm, đọc SGK theo HD
- Thảo luận nhóm...
- Trình bày
- Nhận xét bạn
+ Chia nhóm, HD các nhóm HS đọc phần 1.a.
- Tìm hiểu 
- Trình bày
- Nhận xét
- Đọc SGK theo HD
- Thảo luận nhóm...
- Trình bày
- Nhận xét bạn
+ HD HS đọc phần 1.b.
- Tìm hiểu 
- Trình bày
- Nhận xét
Hoạt động 3 ( phút): Phần 2: Tiến hành thí nghiệm:
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Đọc SGK theo HD
- Thảo luận nhóm...
- Làm theo các bước SGK và thày HD.
- Ghi kết quả thí nghiệm và tính toán số liệu...
+ HD HS đọc phần 2.a.
- Tìm hiểu các bước làm thí nghiệm.
- Làm theo các bước trong SGK
- Nhận xét
- Đọc SGK theo HD
- Làm theo các bước SGK và thày hướng dẫn.
- Ghi kết quả thí nghiệm và tính toán số liệu...
+ HD HS đọc phần 2.b.
- Tìm hiểu các bước làm thí nghiệm.
- Làm theo các bước trong SGK
- Nhận xét
- Đọc SGK theo HD
- Viết báo cáo thí nghiệm.
+ HD HS viết báo cáo thí nghiệm.
- Dựa vào mẫu trong SGK và kết quả thí nghiệm tìm được viết báo cáo.
- Nhận xét
Hoạt động 4 ( phút): Vận dụng, củng cố.
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Làm báo cáo.
- Lên nộp.
- Ghi nhận kiến thức.
- Hoàn thiện báo cáo.
- Nộp báo cáo.
- Đánh giá, nhận xét kết quả giờ dạy.
Hoạt động 5 ( phút): Hướng dẫn về nhà.
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà.
- Về ôn tập
- Trả lời các câu hỏi và làm bài tập trong SGK.
- Ôn tập, chuẩn bị kiểm tra.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 11 NC.doc