I.MỤC TIÊU :
1.Kiến thức :HS nắm được:
• Khái niệm phép thử , phép thử ngẫu nhiên.
• Không gian mẫu, số phần tử của không gian mẫu.
• Biến cố liên quan đến phép thử ngẫu nhiên.
• Biến cố không thể và biến cố chắc chắn.
2.Kĩ năng :
• Biết xác định được không gian mẫu.
• Xác định được các biến cố bằng mệnh đề xác định tập hợp và tập con của không gian mẫu.
• Giải được các bài tập cơ bản như trong SGK.
3. Tư duy -Thái độ :
• Giúp học sinh thấy được ý nghĩa thực tế của toán học qua việc GV nêu ra các vấn đề trong cuộc sống có liên quan đến phép thử .
• Tự giác, tích cực trong học tập.
TỔ HỢP , XÁC XUẤT x4 PHÉP THỬ VÀ BIẾN CỐ (Tiết 26) I.MỤC TIÊU : 1.Kiến thức :HS nắm được: Khái niệm phép thử , phép thử ngẫu nhiên. Không gian mẫu, số phần tử của không gian mẫu. Biến cố liên quan đến phép thử ngẫu nhiên. Biến cố không thể và biến cố chắc chắn. 2.Kĩ năng : Biết xác định được không gian mẫu. Xác định được các biến cố bằng mệnh đề xác định tập hợp và tập con của không gian mẫu. Giải được các bài tập cơ bản như trong SGK. 3. Tư duy -Thái độ : · Giúp học sinh thấy được ý nghĩa thực tế của toán học qua việc GV nêu ra các vấn đề trong cuộc sống có liên quan đến phép thử . Tự giác, tích cực trong học tập. II.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS : 1.Chuẩn bị của GV: ·Hệ thống câu hỏi và hoạt động được chuẩn bị trên phần mềm Toán học GSP. 2.Chuẩn bị của HS: ·Đọc kĩ các nội dung trong SGK Tr 59-62 Đại số và giải tích 11 Ban cơ bản (Phần I, II và bài tập 1 , 6 ) III)PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : Phối hợp sử dụng các phương pháp : Diễn giảng ; vấn đáp gợi mở kết hợp minh họa trực quan ; đan xen hoạt động cá nhân ; nhóm để rèn luyện kĩ năng vận dụng lí thuyết vào thực hành . IV)TIẾN TRÌNH BÀI HỌC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG : 1) Ổn định lớp : Điểm danh , ổn định chỗ ngồi , chia nhóm (4 nhóm) . 2) Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra bài cũ mà thực hiện hoạt động dẫn vào bài dưới hình thức trò chơi mở ô chữ . Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên Nội dung trình chiếu (ghi bảng) -Giữ số được phát . -HS xung phong lần lượt tìm từng ô chữ.(Không em nào tham gia nhiều hơn một lần chơi ) . -Lắng nghe kết quả . -Lấy vở ghi tên bài mới . -Phát số cho HS trước giờ vào học -Cho 3 HS xung phong lần lượt tìm từng ô chữ ( có câu dẫn gợi ý và HS được quyền mở một ô ). -GV cho xem kết quả lần lượt từng lần , phát thưởng quà cho HS giải đúng . -Sau khi giải hết 3 câu GV tổ chức chọn ngẫu nhiên 1 em và trao bao lì xì may mắn . -Từ trò chơi may rủi trên GV dẫn giải đến tên bài mới “Phép thử và biến cố “ 3) Bài mới : Hoạt động 1 : Định nghĩa phép thử ngẫu nhiên : Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên -HS hiểu được khái niệm phép thử và cho được một số ví dụ . -Đọc và tìm hiểu yêu cầu của HĐ 1 GV nêu . -Nhận thức được 5 hoạt động GV nêu đều là những phép thử . -Trả lời theo trình tự lần lượt từng hoạt động . -Các hoạt động trên có thể chia làm hai nhóm ?Nêu cụ thể từng nhóm ? -Nhận thấy các phép thử trong nhóm 2 từ hoạt động 3 đến 5 có hai tính chất là : *Biết trước được tập hợp tất cả các kết quả có thể có . *Không đoán trước được kết quả của nó . từ đó hình thành khái niệm phép thử ngẫu nhiên. -Từ 1 -2 HS được chỉ định phát biểu khái niệm phép thử ngẫu nhiên. -Tiếp thu lưu ý : “ Trong Toán học phổ thông , ta chỉ xét các phép thử có một số hữu hạn kết quả và gọi tắt phép thử ngẫu nhiên là phép thử “. -GV đưa ra một số ví dụ để hình thành khái niệm phép thử cho HS . -GV nêu hoạt động 1 ,yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời : -GV hỏi HS : Các hoạt động trên có phải là những phép thử không ? -GV tổng kết lại : các hoạt động trên có thể chia làm mấy nhóm ?Nêu cụ thể từng nhóm ? -GV nhấn mạnh thêm : các phép thử trong nhóm 2 từ hoạt động 3 đến 5 có hai tính chất là : *Biết trước được tập hợp tất cả các kết quả có thể có . *Không đoán trước được kết quả của nó . Ta gọi là các phép thử ngẫu nhiên. -GV yêu cầu 1 -2 HS phát biểu khái niệm phép thử ngẫu nhiên. -Lưu ý HS : Trong Toán học phổ thông , ta chỉ xét các phép thử có một số hữu hạn kết quả và gọi tắt phép thử ngẫu nhiên là phép thử . Nội dung trình chiếu (ghi bảng) Hoạt động 2 :Khái niệm không gian mẫu : Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên -Quan sát lại tập hợp các kết quả của các phép thử ngẫu nhiên ở trên ( từ 3-5).Lắng nghe GV dẫn dắt . - HS ghi định nghĩa không gian mẫu . - Xác định không gian mẫu và mô tả ở từng ví dụ 1 đến 5 . -Lưu ý có 2 cách mô tả không gian mẫu . -Từ việc quan sát lại tập hợp các kết quả của các phép thử ngẫu nhiên ở trên ( từ 3-5) GV xây dựng khái niệm không gian mẫu , kí hiệu là . -Cho HS ghi định nghĩa không gian mẫu . -GV lần lượt nêu từng ví dụ về phép thử và yêu cầu HS xác định không gian mẫu . -Lưu ý có 2 cách mô tả không gian mẫu .(Minh họa qua 2 nhóm VD 1-4 và VD 5). Nội dung trình chiếu (ghi bảng) ®Ví dụ 5 : Không gian mẫu của phép thử : ² Chọn ngẫu nhiên 2 quả cầu trong số 5 quả cầu khác nhau ’’ gồm các tổ hợp chập 2 của 5 quả cầu . Hoạt động 3 :Khái niệm biến cố : Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên -Đọc và tìm hiểu yêu cầu của HĐ 2 GV nêu “Gieo 2 con súc sắc một con màu đỏ một con màu xanh “. -Theo dõi kết quả những lần gieo (ảo ) trên màn hình mô tả hoạt động này : -Trả lời lần lượt từng câu hỏi GV nêu : -Hình thành định nghĩa biến cố : « Biến cố là một tập con của không gian mẫu ‘’ qua việc đồng nhất A : -Có 2 cách : +Bằng một mệnh đề xác định tập hợp . +Bằng một tập hợp ( tập con của không gian mẫu ) -Nhóm 1 và 2 chuẩn bị và giải . -HS ghi lời giải vào vở . -Theo dõi hoạt động ; nghe câu hỏi GV nêu và trả lời . -Từ đó hình thành được khái niệm niệm biến cố không và biến cố chắc chắn . - HS ghi nhớ những điều cơ bản về biến cố sau bên cạnh khái niệm biến cố đã biết ở trên . -Nhóm 3 và 4 chuẩn bị và giải . -HS quan sát việc tiến hành phép thử trước và trong khi khi tìm lời giải . -GV nêu hoạt động 2: “Gieo 2 con súc sắc một con màu đỏ một con màu xanh “ .Mở trang mô tả hoạt động này để HS quan sát .GV tiến hành gieo (ảo ) và ghi lại một số kết quả trên bảng ghi kết quả thực nghiệm . -Từ đó dẫn dắt đến việc đồng nhất A như sau : và gọi A là một biến cố nên phát biểu định nghĩa : « Biến cố là một tập con của không gian mẫu ‘’ -Như vậy có mấy cách mô tả một biến cố ? -GV quay lại trang NOI DUNG BAI HOC II và nêu ví dụ 1 yêu cầu nhóm 1 và 2 chuẩn bị và giải . -GV nhấn vào 2 nút sau để xây dựng khái niệm biến cố không và biến cố chắc chắn : -Từ đó phát biểu khái niệm niệm biến cố không và biến cố chắc chắn . -GV yêu cầu HS ghi nhớ những điều cơ bản về biến cố sau bên cạnh khái niệm biến cố đã biết ở trên . -GV quay lại trang NOI DUNG BAI HOC II và nêu ví dụ 2 yêu cầu nhóm 3 và 4 chuẩn bị và giải . -GV tiến hành phép thử ở VD 2 trên mô hình xây dựng trên máy tính để HS quan sát trước và trong quá trình tìm lời giải . Nội dung trình chiếu (ghi bảng) 4) Củng cố : -Tóm lược nội dung chính cần nắm sau tiết học : 5)Dặn dò : Bài dạy này là công trình tôi vừa làm xong , chưa thử nghiệm để điều chỉnh , linh động cho phù hợp với các yêu cầu của một tiết dạy được dự giờ , đánh giá .Khi làm xong tôi thấy vui vì mình đã vượt lên được chính mình .Việc đánh giá , phê bình sẽ mang tính chủ quan .Phần 2 , 3 của bài hiện chưa làm .Trong bài tôi sử dụng có chọn lọc một số tư liệu tải về được .Thắc mắc xin gửi về theo địa chỉ mail : truclananh@gmail.com .
Tài liệu đính kèm: