Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Học kì 2 - Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Học kì 2 - Trường THPT Ngô Thì Nhậm

BÀI 16.

CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á

GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939)

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC

1/ Kiến thức

- Trình bày được những chuyển biến quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và những điểm mới trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc .

- Tóm tắt được những nét chính của một số phong trào cách mạng ở quốc gia ĐNA lục địa (Lào, Campuchia, Miến Điện) ĐNA hải đảo (Inđônê-xi-a, Mai lai xi a) và đặc biệt cuộc cách mạng tư sản ở Thái Lan (1932).

2. Năng lực

- Năng lực đặc thù: Tìm hiểu lịch sử, nhận thức và tư duy lịch sử, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn.

- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo

 3. Phẩm chất

- Phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, có ý thức trách nhiệm với gia đình, cộng đồng và đất nước.

II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY HỌC

 

doc 68 trang Người đăng Hoài Thơm Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 318Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Học kì 2 - Trường THPT Ngô Thì Nhậm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày dạy: ..
Tiết số: 19
BÀI 16.
CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á 
GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939)
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
1/ Kiến thức
- Trình bày được những chuyển biến quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và những điểm mới trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc .
- Tóm tắt được những nét chính của một số phong trào cách mạng ở quốc gia ĐNA lục địa (Lào, Campuchia, Miến Điện) ĐNA hải đảo (Inđônê-xi-a, Mai lai xi a) và đặc biệt cuộc cách mạng tư sản ở Thái Lan (1932).
2. Năng lực
- Năng lực đặc thù: Tìm hiểu lịch sử, nhận thức và tư duy lịch sử, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn.
- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo
 3. Phẩm chất
- Phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, có ý thức trách nhiệm với gia đình, cộng đồng và đất nước.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Phương tiện: Lược đồ ĐNA, Một số hình ảnh, tư liệu về các quốc gia Đông Nam Á.
- Học liệu: Sách giáo viên, CKTKN.
2. Học sinh: SGK, Vở ghi
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu: HS nhớ lại kiến thức về phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ. Suy nghĩ và liên hệ đến sự ảnh hưởng tới các nước ĐNA từ đó phong trào ở các nước ĐNA diễn ra sô nổi.
2. Phương thức: 
- HS quan sát hình ảnh và thảo luận 1 số vấn đề sau: Trình chiếu
+ Em biết gì về tổ chức này?
+ Sự ra đời của tổ chức này đã nói nên vị thế của khu vực Đông Nam Á như thế nào?
- HS trình bày hiểu biết của mình ở những mức độ khác nhau, GV lựa chọn 1 sản phẩm nào đó của HS để nối vào bài.
- GV dẫn: Nhận thấy sự lớn mạnh của các quốc gia ở khu vực ĐNA trong thời kì hiện đại. Vậy trong thời kì 1918- 1939 lịch sử của khu vực này như thế nào?
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu Khái quát chung về phong trào độc lập ở Đông Nam Á
1. Mục tiêu:
- HS tóm tắt được bước tiến mới của phong trào.
- Lý giải được tại sao đầu TK XX xu hướng vô sản xuất hiện ở Đông Nam Á.
2. Phương thức: 
- HS quan sát lược đồ dưới đây và đọc SGK T84-85, hoạt động cá nhân trả lời 1 số vấn đề:
- Nhận xét khái quát về phong trào:
+ Mức độ, phạm vi của phong trào.
+ So với những năm đầu TK XIX, phong trào độc lập dân tộc đầu TK XX có bước tiến như thế nào?
+ Tại sao đầu TK XX xu hướng mới- xu hướng vô sản lại xuất hiện ở ĐNA?
3. Gợi ý sản phẩm:
- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào độc lập dân tộc phát triển rộng khắp các nước ĐNA.
- So với những năm đầu thế kỉ XX, phong trào đã có những bước tiến mới:
Một là: Bước phát triển của phong trào dân tộc tư sản và sự lớn mạnh của giai cấp tư sản dân tộc.
+ Giai cấp tư sản đề ra mục tiêu đấu tranh rõ ràng,bên cạnh mục tiêu kinh tế, mục tiêu độc lập tự chủ như đòi quyền tự chủ về chính trị, đòi dùng tiếng mẹ đẻ trong nhà trường.
+ Đảng Tư sản được thành lập và ảnh hưởng rộng rãi trong xã hội. (Đảng Dân tộc ở Inđônêxia, phong trào Tha Kin ở Miến Điện, Đại hội toàn Mã Lai...)
Hai là: Sự xuất hiện xu hướng vô sản:
+ Công nhân tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lê-nin nên chuyển biến mạnh về nhận thức. Vì vậy, Đảng Cộng sản đã được thành lập ở nhiều nước (tháng 5/1920: Đảng Cộng sản Inđônêxia (5- 1920); năm 1930: Đảng Cộng sản Đông Dương, Mã Lai, Xiêm, Philippin...).
+ Đảng lãnh đạo cách mạng,đưa phong trào trở nên sôi nổi, quyết liệt    như khởi nghĩa vũ trang ở Inđônêxia (1926-1927); phong trào 1930 - 1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh ở Việt Nam).
- Vì: Chương trình khai thác và bóc lột của CNTB đã đưa tới sự phát triển nhanh về số lượng của giai cấp công nhân, họ tiếp thu CN Mác- Leenin nên có chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức. Vì vậy Đảng Cộng sản được thành lập ở nhiều nước.
Hoạt động 2. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Lào và Campuchia
1. Mục tiêu:
- Trình bày được nguyên nhân bùng nổ phong trào đấu tranh chống Pháp ở Lào và Cam puchia.
2. Phương thức: 
- HS nghiên cứu SGK và quan sát hình ảnh thực dân Pháp tăng cường khai thác thuộc địa, chính sách của Pháp. Hoạt động nhóm thảo luận các vấn đề sau:
GV chia lớp thành 4 nhóm, phân công Nhóm trưởng, thư ký và giao nhiệm vụ cho từng nhóm, giới hạn thời gian.
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến phong trào đấu tranh chống Pháp ở Lào và Cam puchia.
+ Nhóm 2: Lập bảng về phong trào đấu tranh chống TD Pháp ở Lào.
+ Nhóm 3: Lập bảng về phong trào đấu tranh chống TD Pháp ở Cam pu chia.
+ Nhóm 4: Nhận xét chung về phong trào đấu tranh chống TD Pháp ở Đông Dương.
-Nhóm trưởng tổ chức nhóm thảo luận: mời lần lượt các thành viên hoặc 1 vài bạn trong nhóm đưa ra ý kiến
-Thư ký ghi tóm lược quá trình và kết quả thảo luận. Nhóm thống nhất kết quả.
GV tổ chức cho các nhóm báo cáo và thảo luận.
Đại diện nhóm lên báo cáo sản phẩm
3. Gợi ý sản phẩm:
* Nguyên nhân
-       Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp tăng cường khai thác thuộc địa.
-       Chính sách khai thác tàn bạo, chế độ thuế khóa, lao dịch nặng nề.
-       Đã bùng nổ phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Đông Dương.
* Nét chính của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Đông Dương:
Tên cuộc khởi nghĩa
Thời gian
Nhận xét chung
Lào
Ong Kẹo và Comanđam
Kéo dài 30 năm
phát triển mạnh mẽ.
Chậu
Pachay
1918 - 1922
Mang tính tự phát, lẻ tẻ.
Campuchia
Phong trào chống thuế. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa vũ trang của nhân dân Rôlêphan.
1925 - 1926
- Có sự liên minh chiến đấu của cả 3 nước.
- Sự ra đời của ĐCS Đông Dương đã tạo nên sự phát triển mới của cách mạng Đông Dương
* Nhận xét
-   Ở Lào: phong trào đấu tranh phát triển mạnh những mang tính tự phát, chủ yếu ở địa bàn Bắc Lào phong trào cách mạng liên hệ chặt chẽ với Việt Nam.
-  Ở Campuchia: phong trào bùng lên mạnh mẽ vào 1825 - 1926, phát triển thành đấu tranh vũ trang. Cũng mang tính tự phát, phân tán.
-   Ở Việt Nam: phong trào phát triển mạnh mẽ:
+  Năm 1930 Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời mở ra thời kỳ mới của cách mạng  3 nước Đông Dương.
+   Tập hợp - đoàn kết tất cả các giai cấp, các lực lượng trong xã hội.
+    Xây dựng cơ sở của Đảng Cộng sản ở nhiều nơi.
+    Đưa phong trào cách mạng phát triển theo xu hướng vô sản.
- Trong  những năm 1936-1939 Mặt trận Dân chủ Đông Dương  tập hợp nhân dân chống phát xít và chiến tranh.Một  số cơ sở của Đảng cộng sản Đông Dương  được xây dựng và củng cố  ở Viêng chăng, Phnom Pênh  kích thích  đấu tranh ở Lào và Cam pu chia
C. LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu: nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức.
2. Phương thức: 
- HS trả lời: Khái quát vài nét về phong trào độc lập dn tộc ở ĐNA giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới.
D. VẬN DỤNG VÀ TÌM TÒI
1. Mục tiêu: nhằm vận dụng kiến thức mà HS đã lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về:
Ý nghĩa của các phong trào.
2. Phương thức: GV giao nhiệm vụ cho HS:
- Phong trào chống Pháp của ND Lào và Cam pu chia diễn ra như thế nào?
- Về nhà sưu tầm: 
+ tài liệu về cuộc chiến tranh TG thứ hai.
+ Tiểu sử, hình ảnh của Hít le
+ Trận đánh tiêu biểu (Matxcova, Stalingrat, Cuốcx cơ, trận Chân Châu cảng)
IV. RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI DẠY
Ngày soạn: 
Ngày dạy: ..
Tiết số: 20
Bài 17: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 - 1945)
(Tiết 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Tóm tắt được nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai, diễn biến và hậu quả của cuộc chiến tranh qua các giai đoạn khác nhau.
2. Năng lực
- Năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực chuyên biệt (môn Lịch sử): tìm hiểu lịch sử, nhận thức và tư duy lịch sử, vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học gắn với cuộc sống.
3. Phẩm chất
- Phẩm chất công dân: yêu nước, chăm chỉ và trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY VÀ HỌC
- Lược đồ: 
+ Đức - Italia gây chiến và bành trướng (từ tháng 10/1935 đến tháng 8/1939).
+ Lược đồ chiến trường châu Á - Thái Bình Dương (1941 - 1945).
- Các tranh ảnh có liên quan ...
- Các tài liệu tham khảo có liên quan.
- Máy tính kết nối máy chiếu.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP/ KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu: 
Với việc HS quan sát một số hình ảnh về cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, các em có thể nhớ lại sự kiện bắt đầu, kết thúc cũng như sự khốc liệt khốc liệt của cuộc chiến tranh. Tuy nhiên, các em chưa có thể biết đầy đủ và chi tiết tại sao cuộc chiến tranh bùng nổ, những diễn biến chính, hậu quả và tác động của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai đối với tình hình thế giới. Từ đó kích thích sự tò mò, lòng khát khao mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học.
2. Phương thức: 
 - GV giao nhiệm vụ cho HS: Hãy quan sát những bức ảnh và thảo luận một số vấn đề dưới đây
Hình 1: Thị trấn Wie lun' (Ba Lan) sau khi bị không quân Đức oanh tạc ngày 01 tháng 9 năm 1939 
Hình 2: Người lính Hồng quân cắm cờ Liên Xô trên tòa nhà Quốc hội Đức trong trận Béc lin ngày 02 tháng 5 năm 1945
1, Các bức ảnh trên phản ánh những sự kiện diễn ra trong Chiến tranh thế giới thứ Hai. Nêu những hiểu biết của em về Chiến tranh thế giới thứ hai.
2, Tại sao Chiến tranh thế giới thứ hai lôi cuốn nhiều lực lượng và quốc gia trên thế giới tham gia?
3, Vì sao hòa bình là vấn đề được nhân loại tiến bộ đặc biệt quan tâm sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
3. Gợi ý sản phẩm: Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, GV lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Con đường dẫn tới chiến tranh 
Hoạt động 1: Sự hình thành phe Trục và các hoạt động xâm lược của các nước phát xít.
* Mục tiêu
	- Trình bày được những hoạt động xâm lược của các nước phát xít. Từ đó, thấy được con đường dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai.
	* Phương thức 
	- GV giao nhiệm vụ cho học sinh: Hãy quan sát hình ảnh và đọc thông tin phần chữ nhỏ SGK trang 90, cho biết:
	+ Tại sao các nước Đức, Italia và Nhật Bản liên kết với nhau?
	+ Nhận xét gì về các cuộc chiến tranh do các nước phát xít gây ra trong giai đoạn 1931-1937.
- Trong hoạt động này GV có thể tổ chức cho HS hoạt động cá nhân sau đó trao đổi đàm thoại ở các cặp đôi hoặc nhóm để tìm hiểu.
- Học sinh suy nghĩ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu.
- Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn. 
* Gợi ý sản phẩm:
	- Các nước Đức, Italia và Nhật Bản liên kết với nhau vì: Sự liên kết này giúp các nước thực hiện được những tham vọng riêng và mục tiêu chung là phân chia lại thuộc địa, thị trường, chống Liên Xô và Quốc tế Cộng sản đồng thời chống cả Anh, Pháp, Mĩ.
	- Nhận xét về các cuộc chiến tranh do các nước phát xít gây ra trong giai đoạn 1931-1937: 
	+ Các cuộc chiến tranh này cùng với sự bành trướng của Nhật Bản ở châu Á cho thấy âm mưu gây chiến tranh của các nước phát xít lan rộng trên toàn thế giới. Đây chính là những cuộc chiến tranh báo hiệu Chiến tranh thế giới thứ hai đang đến gần.
Hoạt động 2. Chính sách nhân ... t và thiếu hụt của Pháp trong chiến tranh.
* Chính sách kinh tế của Pháp
+ Tăng các thứ thuế.
+ Bắt nhân dân mua công trái
+ Vơ vét lúa gạo, kim loại đưa về nước Pháp.
+ Bắt nông dân chuyển từ trồng lúa sang trồng cây công nghiệp.
* Những biến động kinh tế
- Nông nghiệp: trồng lúa nước bị tổn hại, gặp nhiều khó khăn do thuỷ lợi không được quan tâm ® Nông dân bị bần cùng hoá.
- Trong công thương nghiệp: 
+ Những mỏ than, mỏ kim loại được đầu tư thêm vốn, một số công ty khai thác mới xuất hiện.
+ Công việc kinh doanh của người Việt được mở rộng như công ty của Nguyễn Hữu Thu, Bạch Thái Bưởi, nhiều xí nghiệp mới xuất hiện.
® Công nghiệp và giao thông vận tải ở Việt Nam có sự phát triển hơn trước, biến đổi so với trước.
- Chính sách của thực dân và sự biến đổi kinh tế đã thúc đẩy sự phân hoá xã hội.
+ Nạn bắt lính và những chính sách trong nông nghiệp giảm sút nghiêm trọng và đời sống của nông dân ngày càng bị bần cùng.
+ Do công nghiệp phát triển hơn một bước nên giai cấp công nhân tăng lên về số lượng.
- Trong chiến tranh, tư sản Việt Nam và tiểu tư sản có tăng về số lượng, song chưa trở thành giai cấp. Họ bắt đầu lên tiếng đấu tranh bênh vực quyền lợi cho người trong nước.
*Hoạt động 3: III. Sự xuất hiện khuynh hướng cứu nước mới
Phong trào công nhân
 2. Buổi đầu hoạt động của Nguyễn Ái Quốc 1911 - 1918
1. Mục tiêu: Trình bày được những nét cơ bản về sự chuyển biến của phong trào công nhân VN trong thời gian chiến tranh thế giới thứ nhất. Trình bày được trên lược đồ hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành
(2)Phương thức: 
- GV yêu cầu HS đọc SGK các hoạt động đấu tranh của giai cấp công nhân và nêu câu hỏi: 
+ Qua các hoạt động đấu tranh đó của giai cấp công nhân trong chiến tranh, em có nhận xét gì?
- Giáo viên gợi ý: Em có thể nhận xét về: hình thức đấu tranh, mức độ đấu tranh, mục tiêu, tính chất phong trào,...
- Giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi SGK, kết hợp quan sát một số hình ảnh với những hiểu biết xã hội của mình về Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới để giới thiệu về tiểu sử và hoàn cảnh ra đi tìm đường cứu nước của Người.
- GV sử dụng lược đồ hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành để giúp HS hiểu rõ hơn về những chặng đường đi gian nan vất vả của Người.
3. Gợi ý sản phẩm:
 Phong trào công nhân
- Bước vào thời kì chiến tranh, phong trào công nhân vẫn tiếp diễn ở nhiều nơi.
- Hình thức: chính trị kết hợp với vũ trang.
- Mục tiêu: chủ yếu đòi quyền lợi kinh tế.
® Phong trào đấu tranh mang tính chất tự phát
Buổi đầu hoạt động của Nguyễn ái Quốc 1911 - 1918
- Hoàn cảnh ra đi tìm đường cứu nước:
+ Nguyễn ái Quốc tên thật là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày 19/5/1980 trong một gia đình trí thức yêu nước.
+ Quê: Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An - một vùng quê có truyền thống đấu tranh.
® Người sớm có tinh thần yêu nước và ý chí cứu nước.
+ Trước cảnh nước mất, nhà tan, các cuộc đấu tranh của nhân dân đều thất bại, bế tắc, Người đã quyết định đi sang phương Tây tìm đường cứu nước.
+ Ngày 05/6/1911 Nguyễn ái Quốc rời cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước.
- Các hoạt động của Nguyễn ái Quốc:
+ Năm 1911 - 1917 Người bôn ba qua nhiều nước làm nhiều nghề để sống, tiếp xúc với nhiều người ® Hiểu rõ ở đâu bọn đế quốc cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu người lao động cũng bị áp bức, bóc lột dã man (Người nhận rõ bạn - thù).
+ Năm 1917 Nguyễn ái Quốc trở lại Pháp, tại đây Người tích cực hoạt động tố cáo thực dân Pháp và tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam, tham gia vào phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng cách mạng tháng mười Nga ® tư tưởng của Người dần dần biến đổi. 
 C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu: nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về đặc điểm của bối cảnh Việt Nam trong chiến tranh và phong trào giải phóng dân tộc trong thời kỳ này.
- Biết được các cuộc khởi nghĩa và vận động khởi nghĩa trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất: Thời gian, địa điểm, hình thức đấu tranh.
- Sự xuất hiện khuynh hướng cứu nước mới ở Việt Nam đầu thế kỷ XX.
2. Phương thức: 
- GV giao nhiệm vụ cho HS: chủ yếu cho làm việc cá nhân, trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo:
+ Tại sao Nguyễn Tất Thành lại quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước?
- Học sinh suy nghĩ, thảo luận với nhau để trả lời.
3. Gợi ý sản phẩm
+ phương Tây là nơi có nền đan chủ
+ Con đường cứu nước của các bậc tiền bối vẫn không phải là con đường cách mạng triệt để.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
1. Mục tiêu: nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để đánh giá những chuyển biến mới trong phong trào yêu nước đầu TK XX.
2. Phương thức: 
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Vận dụng các kiến thức đã học để trả lời câu hỏi:
* Tại sao nói đây là thời kì phong trào CM VN khủng hoảng về đương lối và giai cấp lãnh đạo?
3. Gợi ý sản phẩm:
Vì: - Chưa tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.
- Phong trào điễn ra lẻ tẻ, không thống nhất và cuối cùng thất bại
- Hoạt động của Nguyễn Ái quốc sẽ mở ra một con đường mới.
Ngày soạn: 
Ngày dạy: ..
Tiết số: 33
SƠ KẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1918
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Tóm tắt được nét chính của tiến trình xâm lược của Pháp đối với nước ta.
- Trình bày được những nét chính về các cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta, cắt nghĩa được nguyên nhân thất bại của các cuộc đấu tranh đó.
- Phân tích được bước chuyển biến của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX
2. Năng lực
- Hình thành và phát triển các năng lực: sưu tầm và xử lí thông tin lịch sử; trình bày lịch sử; vận dụng kiến thức lịch sử để giải quyết vấn đề; giao tiếp và hợp tác
3. Phẩm chất
- Hình thành và phát triển các phẩm chất công dân: yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY HỌC
- GV: Giáo án, sgv, bảng phụ, các mẫu bảng, biểu làm sẵn để hướng dẫn HS điền vào các khoảng trống
- HS: Vở, sgk
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP
1. Mục tiêu: HS nhớ được về cơ bản các bước phát triển của lịch sử VN từ khi Pháp phát đọng cuộc chiến tranh xâm lược nước ta đến khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất
2. Phương thức:
- GV yêu cầu học sinh quan sát một số hình ảnh (TRÌNH CHIẾU)
1- Những hình ảnh trên gợi cho các em nhớ lại các sự kiện gì? 
2- Hãy nêu một vài hiểu biết của mình về các sự kiện đó?
3. Gợi ý sản phẩm:
- Học sinh trình bày hiểu biết của mình ở những mức độ khác nhau, GV lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống nối vào bài mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH HÀNH KIẾN THỨC
* Hoạt động 1.
1. Nước Việt Nam trước nguy cơ xâm lược của tư bản Pháp
 (1)Mục tiêu: Học sinh trình bày được chế độ PK bước vào khủng hoảng. Yêu cầu là thực hiện cải cách. Cuộc xâm lược của TB Pháp đang tới gần. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
(2)Phương thức: 
- GV nêu từng vấn đề về nội dung
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm
- GV yêu cầu HS cùng lập bảng thống kê các sự kiện chính 
Gợi ý: - Kẻ lên bảng khung chưa có sự kiện
 - Lần lượt yêu cầu HS nhớ lại và hoàn thành bảng
Niên đại 
Sự kiện
HS kẻ bảng thống kê vào vở ghi , đồng thời đọc SGK để lập bảng biểu, kết hợp trả lời các câu hỏi liên quan đến bài học:
1.Vì sao thực dân Pháp xâm lược Việt Nam?
2. Nguyên nhân làm cho nước ta biến thành thuộc địa của thực dân Pháp?
3. Nhận xét chung về phong trào chống Pháp ở nửa cuối thế kỉ XIX?
3. Gợi ý sản phẩm:
Bảng kê các sự kiện chính của tiến trình Pháp xâm lược Việt Nam
(1858 - 1884)
Niên đại 
Sự kiện
1/9/1858
2/1859
2/1862
5/6/1862
6/1867
20/11/1873
18/8/1883
6/6/1884
Pháp đánh chiếm bán đảo Sơn Trà, mở màn xâm lược Việt Nam
Pháp đánh Gia Định
Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì
Kí Hiệp ước Nhâm Tuất
Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì
Pháp đánh thành Hà Nội
Pháp đánh vào Huế, triều đình đầu hàng kí Hiệp ước Hác- Măng
Kí Hiệp ước Pa- tơ- nốt
Bảng kê các sự kiện chính của Phong trào Cần Vương
(1885 - 1896)
Niên đại 
Sự kiện
5/7/1885
13/7/1885
1886- 1887
1883- 1892
1885- 1895
-------------------
1884- 1913
Nửa cuối thế kỉ XIX
Cuộc phản công quân Pháp của phe chủ chiến ở Huế
Ra Chiếu Cần vương
Khởi nghĩa Ba Đình
Khởi nghĩa Bãi Sậy
Khởi nghĩa Hương Khê
------------------------------------------------------------------
Khởi nghĩa Yên Thế
Trào lưu cải cách Duy tân
Bảng kê các sự kiện chính của Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX
(đến năm 1918)
Niên đại 
Sự kiện
1905- 1909
1907
1908
1916
1917
1911
Phong trào Đông du
Đông Kinh nghĩa thục
Cuộc vận động Duy tân và phong trào chống thuế ở Trung Kì
Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế
Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên
Nguyễn Tất Thành bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước
Nội dung 1. Vì sao thực dân Pháp xâm lược Việt Nam?
Hướng trả lời: Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản...nhu cầu xâm chiếm thuộc địa. Việt Nam giàu sức người sức của...
Nội dung 2. Nguyên nhân làm cho nước ta biến thành thuộc địa của thực dân Pháp
Hướng trả lời: Thái độ: không kiên quyết, ảo tưởng vào thương lượng, xa rời nhân dân của triều đình Huế. Trách nhiệm thuộc về triều đình Huế.
Nội dung 3: Nhận xét chung về phong trào chống Pháp ở nửa cuối thế kỉ XIX
Hướng trả lời: 
+ Qui mô: khắp miền Trung Kì và Bắc Kì, thành phần tham gia bao gồm các sĩ phu, văn thân yêu nước và đông đảo nông dân, rất quyết liệt, tiêu biểu là ba cuộc khởi nghĩa lớn: Ba Đình, Bãi Sậy và Hương Khê.
+ Hình thức và phương pháp đấu tranh: Khởi nghĩa vũ trang (phù hợp với truyền thống đấu tranh của dân tộc)
+ Tính chất: là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc
+ ý nghĩa: Chứng tỏ ý chí đấu tranh giành lại độc lập dân tộc của nhân dân ta rất mãnh liệt, không gì tiêu diệt được
*Hoạt động 2.
2. Những chuyển biến về kinh tế, xã hội, tư tưởng trong phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX
(1)Mục tiêu: Hs trình bày được những biến đổi trong đời sống về kinh tế, xã hội, tư tưởng trong phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX
(2)Phương thức
GV hướng dẫn HS tìm hiểu và thấy được: 
+ Nguyên nhân sự chuyển biến: tác động của cuộc khai thác của thực dân Pháp ở Việt Nam và những luồng tư tưởng tiến bộ trên thế giới dội vào; tấm gương tự cường của Nhật.
+ Những biểu hiện cụ thể:
- Về chủ trương đường lối:giành độc lập dân tộc, xây dựng một xã hội tiến bộ (quân chủ lập hiến, dân chủ cộng hoà theo mô hình của Nhật Bản)
- Về biện pháp đấu tranh: phong phú: Khởi nghĩa vũ trang; duy tân cải cách
- Về thành phần tham gia: đông đảo, nhiều tầng lớp xã hội ở cả thành thị và nông thôn
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu: nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về những nét chính về các cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta, cắt nghĩa được nguyên nhân thất bại của các cuộc đấu tranh đó.
- Thấy rõ bước chuyển biến của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX
2. Phương thức: 
Yêu cầu HS lập bảng thống kê sau:
Phong trào
Lãnh đạo
Thành phần tham gia
Hình thức đấu tranh và quy mô
hướng phát triển
Kết quả
Từ 1858- cuối TK XIX
Đầu TK XX

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_11_hoc_ki_2_truong_thpt_ngo_thi_nham.doc