Giáo án Hóa học Lớp 11 - Chương I, Bài 1: Sự điện li

Giáo án Hóa học Lớp 11 - Chương I, Bài 1: Sự điện li

BÀI 1: SỰ ĐIỆN LI

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

-Nêu được khái niệm về sự điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu, cân bằng điện li.

-Phân loại được các chất điện li mạnh, yếu, không điện li.

-Viết được quá trình điện li.

-Giải thích được các chất dẫn điện, không dẫn điện.

2. Kĩ năng:

- Quan sát thí nghiệm, mô hình của hiện tượng điện li.

- Viết được phương trình biểu diễn sự điện li của các chất.

3. Các phẩm chất:

- Giáo dục ý thức nghiêm túc, tự lập, cố gắng học tập và yêu thích bộ môn hóa.

4. Năng lực:

- Năng lực hợp tác

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học

- Năng lực tính toán.

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học

- Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.

II. Thiết bị và học liệu:

1. Phương pháp dạy học:

-Phương pháp dạy học nhóm, dạy học nêu vấn đề.

2. Các kĩ thuật dạy học:

- Phương pháp dạy học hợp tác (kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật mảnh ghép, thảo luận góc).

- Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan (mô hình, tranh ảnh, tư liệu, ), SGK.

- Phương pháp đàm thoại nêu vấn đề.

 

docx 6 trang Người đăng Hoài Thơm Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 483Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 11 - Chương I, Bài 1: Sự điện li", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày:
Lớp: 
Tiết: 
BÀI 1: SỰ ĐIỆN LI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
-Nêu được khái niệm về sự điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu, cân bằng điện li.
-Phân loại được các chất điện li mạnh, yếu, không điện li.
-Viết được quá trình điện li. 
-Giải thích được các chất dẫn điện, không dẫn điện.
2. Kĩ năng:
- Quan sát thí nghiệm, mô hình của hiện tượng điện li.
- Viết được phương trình biểu diễn sự điện li của các chất.
3. Các phẩm chất:
- Giáo dục ý thức nghiêm túc, tự lập, cố gắng học tập và yêu thích bộ môn hóa.
4. Năng lực:
- Năng lực hợp tác
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực tính toán.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học
- Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
II. Thiết bị và học liệu:
1. Phương pháp dạy học: 
-Phương pháp dạy học nhóm, dạy học nêu vấn đề.
2. Các kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp dạy học hợp tác (kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật mảnh ghép, thảo luận góc).
- Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan (mô hình, tranh ảnh, tư liệu, ), SGK.
- Phương pháp đàm thoại nêu vấn đề.
3. Giáo Viên: Hình ảnh 1.1 trang 4/ sgk 11, giáo án.
4. Học sinh: Học sinh chuẩn bị đọc bài mới ở nhà trước.
III. Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
1.Hoạt động khởi động
a. Mục tiêu: 
-Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. 
-HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu về bài học mới:
c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu.
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe.
-Gv đặt ra câu hỏi cho Hs dự đoán: giữa nước tự nhiên và nước cất nước nào có thể dẫn điện hay cả hay đều dẫn điện?
-Gv chiếu video thí nghiệm dẫn điện của nước và nước cất. Gv cho Hs đưa ra kết quả.
-Gv đặt vấn đề: vậy tại sao cùng là nước nhưng lại khác nhau tính chất này, và có phải dung dịch nào cũng dẫn điện và chất như thế nào sẽ dẫn điện?
-Hs dự đoán:
+Nhóm I: nước tự nhiên dẫn điện
+Nhóm II: cả 2 đều dẫn điện.
+Nhóm III: nước tự nhiên dẫn điện tốt hơn nước cất.
+Nhóm IV:  
-Hs quan sát video và đưa ra kết luận.
-Hs lắng nghe, để trả lời được câu hỏi này thì phải tìm hiểu bài mới.
“Vậy tại sao cùng là nước nhưng lại khác nhau tính chất này, và có phải dung dịch nào cũng dẫn điện và chất như thế nào sẽ dẫn điện?”
2. Hoạt động hình thành kiến thức
a. Mục tiêu:
-Nhận biết các chất nào dẫn điện hay không
-Phân loại các chất điện li: chất điện li mạnh yếu.
-Viết các phương trình biểu hiện sự điện li
-Giải thích được vấn đề đặt ra đầu bài học.
b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu và dạy các nội dung trọng tâm của bài ankan
c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu.
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe và ghi bài.
I. Hiện tượng điện li
-Gv yêu cầu Hs quan sát thí nghiệm hình 1.1 trang 4, và nêu lại cách tiến hành thí nghiệm trên.
-Gv yêu cầu Hs cho biết kết quả của thí nghiệm này.
-Gv: nếu chúng ta làm thí nghiệm đối với NaCl rắn khan, NaOH rắn khan và một số dung dịch rượu đường không dẫn điện. Nhưng dung dịch axit, bazơ, muối dẫn điện. “Vậy tại sao các dung dịch muối axit, bazơ muối dẫn được điện?”
-Gv nhận xét câu trả lời và kết luận.
-Gv yêu cầu Hs nêu khái niệm sự điện li, chất điện li.
-Gv hướng dẫn học sinh viết phương trình phân li của một số dung dịch HCl, NaCl, NaOH; Hs sẽ viết phương trình điện li của các dung dịch KOH, K2SO4, HI
I. Hiện tượng điện li
-Hs quan sát và Hs tóm tắt cách tiến hành thí nghiệm.
-Hs trả lời
-Hs lắng nghe, tham khỏa sát giáo khoa trả lời câu hỏi: các axit, bazơ, muối khi tan trong nước tạo ra các ion làm cho dung dịch của chúng dẫn điện.
-Hs nêu khái niệm: 
+Quá trình phân li các chất trong nước ra ion gọi là sự điện li.
+Những chất tan trong nước phân li ra ion gọi là chất điện li.
-Hs lắng nghe và hoàn thành các phương trình yêu cầu: 
KOH → K+ + OH-
K2SO4 → 2K+ + SO4 2-
HI→ H+ + I-
I. Hiện tượng điện li
1. Thí nghiệm: 
Hình 1.1
-Dung dịch axit, bazơ muối dẫn điện.
-Các chất rắn khan: NaCl, NaOH và một số dung dịch rượu đường không dẫn điện.
2. Nguyên nhân tính dẫn điện của các dung dịch axit, bazơ, muối trong nước
-Các axit, bazơ, muối khi tan trong nước phân li ra các ion làm cho dung dịch của chúng dẫn điện.
-Quá trình phân li các chất trong nước ra ion gọi là sự điện li.
-Những chất tan trong nước phân li ra ion gọi là chất điện li.
-Sự điện li được biểu diễn bằng phương trình điện li.
KOH → K+ + OH-
K2SO4 → 2K+ + SO4 2-
HI→ H+ + I-
-Gv mô tả thí nghiệm 2 của dd HCl và CH3COOH ở SGK cho HS nhận xét và rút ra kết luận.
-Gv gợi ý để HS rút ra các khái niệm chất điện li mạnh, chất điện li yếu.
-Gv cho Hs biết chúng cũng tuân theo nguyên lí chuyển dịch cân bằng và phương trình chất điện li mạnh biểu diển bằng dấu mũi tên 1 chiều còn yếu bằng dấu mũi tên thuận nghịch.
-Gv yêu cầu Hs tham khỏa sgk nêu các chất điện li mạnh và yếu.
-Gv nhận xét và yêu cầu Hs viết phương trình điện li của KNO3 và Mg(OH)2
-Hs nhận xét
-Hs rút ra khái niệm: 
+Chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước các phân tử hoà tan đều phân li ra ion.
+Chất điện li yếu là chất khi tan trong nước chỉ có một phần phân li ra ion, phần còn lại tồn tại ở dạng phân tử trong dung dịch.
-Hs lắng nghe.
-Hs tham khảo tài liệu trả lời câu hỏi: 
+Chất điện li mạnh bao gồm các axit mạnh như HNO3, H2SO4, HClO4, HClO3, HCl, HBr, HI, HMnO4...các bazơ mạnh như NaOH, Ba(OH)2...và hầu hết các muối.
+Chất điện li yếu gồm axit có độ mạnh trung bình và yếu: CH3COOH, HCN, H2S, HClO, HNO2, H3PO4... bazơ yếu Mg(OH)2, Bi(OH)3...một số muối của thuỷ ngân như Hg(CN)2, HgCl2...
-Hs trả viết phương trình:
KNO3 → K+ + NO3-
H2S 2H++S2-
II. Phân loại các chất điện li
1. Thí nghiệm (sgk): 
-Nhận xét ở cùng nồng độ thì ion trong dung dịch HCl nhiều hơn CH3COOH. HCl phân ly nhiều hơn.
2. Chất điện li mạnh và chất điện li yếu
-Chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước các phân tử hoà tan đều phân li ra ion.
-Chất điện li yếu là chất khi tan trong nước chỉ có một phần phân li ra ion, phần còn lại tồn tại ở dạng phân tử trong dung dịch.
-Chất điện li mạnh bao gồm các axit mạnh như HNO3, H2SO4, HClO4, HClO3, HCl, HBr, HI, HMnO4...các bazơ mạnh như NaOH, Ba(OH)2...và hầu hết các muối.
-Chất điện li yếu gồm axit có độ mạnh trung bình và yếu: CH3COOH, HCN, H2S, HClO, HNO2, H3PO4... bazơ yếu Mg(OH)2, Bi(OH)3...một số muối của thuỷ ngân như Hg(CN)2, HgCl2...
-VD:
KNO3 → K+ + NO3-
H2S 2H++S2-
3. Hoạt động luyện tập 
a. Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
b. Nội dung: Giáo viên cho hs làm bài tập luyện tập.
c. Sản phẩm: Học sinh làm bài tập của giáo viên .
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe, làm bài.
	Câu 1: Phương trình điện li nào sau đây không đúng ?
	Câu 2: Phương trình điện li nào sau đây viết đúng ?
	Câu 3: Dãy các chất đều là chất điện li mạnh là
	Câu 4: Trong dung dịch axit nitric (bỏ qua sự phân li của H2O) có những phần tử nào ?
	A. H+, NO3-.	B. H+, NO3-, H2O.
	C. H+, NO3-, HNO3.	D. H+, NO3-, HNO3, H2O.
	Câu 5: Trong dung dịch axit axetic (bỏ qua sự phân li của H2O) có những phần tử nào ?
	A. H+, CH3COO-.	B. H+, CH3COO-, H2O.
	C. CH3COOH, H+, CH3COO-, H2O.	D. CH3COOH, CH3COO-, H+.
	Câu 6: Nhóm các chất nào dưới đây chỉ gồm các chất điện li mạnh
	A. CaCl2; CuSO4; H2SO4; H2S.	B. HNO3; Ca(NO3)2; CaCl2; H3PO4.
	C. KCl; NaOH; Ba(NO3)2; Na2SO4 .	D. HCl; BaCl2; NH3; CH3COOH
4. Hoạt động vận dụng
a. Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 
b. Nội dung: Giáo viên cho hs làm bài tập vận dụng
c. Sản phẩm: Học sinh làm bài tập của giáo viên giao cho
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe, làm bài.
	Câu 1: Các chất dẫn điện là?
A. KCL nóng chảy, dung dịch NaOH, dung dịch HNO3.
B. dung dịch glucozơ , dung dịch ancol etylic , glixerol.
C. KCL rắn khan, NaOH rắn khan, kim cương.
D. Khí HCl, khí NO, khí O3.
	Câu 2: Trong dung dịch CH3COOH 0,043M, cứ 100 phân tử hòa tan có 2 phân tử phân li thành ion. Nồng độ của ion H+ là:
	Câu 3: Một dung dịch chứa các ion : Cu2+ (0,02 mol), K+ (0,10 mol), NO3- (0,05 mol) và SO42- (x mol). Giá trị của x là
	A. 0,050. 	 B. 0.070. 	C. 0,030. 	 D. 0,045.
	Câu 4: Một dung dịch chứa Mg2+ (0,02 mol), K+ (0,03 mol) , Cl- (0,04 mol) và ion Z (y mol). Ion Z và giá trị của y là:
	A. NO3- (0,03). 	B. CO32- (0,015). 	 C. SO42- (0,01). 	 D. NH4+ (0,01)

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_lop_11_chuong_i_bai_1_su_dien_li.docx