Giáo án ôn tập Hóa học Lớp 11 - Bài 12: Phân bón hóa học

Giáo án ôn tập Hóa học Lớp 11 - Bài 12: Phân bón hóa học

I. CÂU HỎI TỰ LUẬN

Câu 1: Điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau:

a. Phân đạm

- Phân đạm cung cấp .(1). cho cây dưới dạng ion nitrat và ion amoni . Phân đạm có tác dụng kích thích quá trình .(2)., làm tăng tỉ lệ của .(3). thực vật. Phân đạm giúp cho cây phát triển nhanh, cho nhiều .(4)., .(5)., quả.

- Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá theo .(6). về khối lượng của nguyên tố nitơ.

- Phân đạm có các loại: đạm .(7). như NH4Cl, (NH4)2SO4, NH4NO3,.; đạm .(8). như NaNO3, Ca(NO3)2,.; đạm .(9). (NH2)2CO.

b. Phân lân

- Phân lân cung cấp .(10). cho cây dưới dạng ion photphat. Phân lân cần cho cây trong thời kì sinh trưởng, thúc đẩy các quá trình sinh hóa, trao đổi chất và trao đổi năng lượng của cây.

- Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá theo .(11). khối lượng của P2O5 tương ứng với lượng P trong thành phần của nó.

- Phân lân có các loại: .(12). và .(13). Supephotphat đơn chứa 14 – 20% P2O5; supephotphat kép chứa 40 – 50% P2O5.

c. Phân kali

- Phân kali cung cấp cho cây trồng nguyên tố .(14). dưới dạng ion K+. Phân kali thúc đẩy nhanh quá trình tạo ra các chất đường, bột, chất xơ, chất dầu, tăng cường sức chống .(15)., chống .(16). và chịu hạn của cây.

- Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá theo .(17). khối lượng của K2O tương ứng với lượng K có trong thành phần dinh dưỡng của nó.

- Hai loại muối được sử dụng làm phân kali là KCl và K2SO4. Ngoài ra tro thực vật chứa .(18). cũng được dùng để cung cấp kali cho cây trồng.

 

doc 3 trang Người đăng Hoài Thơm Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 313Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án ôn tập Hóa học Lớp 11 - Bài 12: Phân bón hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 11: 	PHÂN BÓN HÓA HỌC 	
I. CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1: Điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau:
a. Phân đạm
- Phân đạm cung cấp ...(1)............................. cho cây dưới dạng ion nitrat và ion amoni . Phân đạm có tác dụng kích thích quá trình ...(2)................................, làm tăng tỉ lệ của ...(3)......................... thực vật. Phân đạm giúp cho cây phát triển nhanh, cho nhiều ...(4).................., ...(5)...................., quả.
- Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá theo ...(6)................................... về khối lượng của nguyên tố nitơ.
- Phân đạm có các loại: đạm ...(7)......................... như NH4Cl, (NH4)2SO4, NH4NO3,...; đạm ...(8)..................... như NaNO3, Ca(NO3)2,...; đạm ...(9)......................... (NH2)2CO.
b. Phân lân
- Phân lân cung cấp ...(10)............................ cho cây dưới dạng ion photphat. Phân lân cần cho cây trong thời kì sinh trưởng, thúc đẩy các quá trình sinh hóa, trao đổi chất và trao đổi năng lượng của cây.
- Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá theo ...(11)..................................... khối lượng của P2O5 tương ứng với lượng P trong thành phần của nó.
- Phân lân có các loại: ....(12)...................................... và ...(13).......................................... Supephotphat đơn chứa 14 – 20% P2O5; supephotphat kép chứa 40 – 50% P2O5.
c. Phân kali
- Phân kali cung cấp cho cây trồng nguyên tố ...(14)........................... dưới dạng ion K+. Phân kali thúc đẩy nhanh quá trình tạo ra các chất đường, bột, chất xơ, chất dầu, tăng cường sức chống ...(15)........................, chống ...(16)................................ và chịu hạn của cây.
- Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá theo ...(17)...................................... khối lượng của K2O tương ứng với lượng K có trong thành phần dinh dưỡng của nó.
- Hai loại muối được sử dụng làm phân kali là KCl và K2SO4. Ngoài ra tro thực vật chứa ...(18)......................... cũng được dùng để cung cấp kali cho cây trồng.
d. Phân hỗn hợp, phân phức hợp, phân vi lượng
- Phân hỗn hợp, phân phức hợp là phân bón chứa đồng thời một số nguyên tố dinh dưỡng cơ bản. Ví dụ như phân hỗn hợp ...(19)........................... là hỗn hợp (NH4)2HPO4 và KNO3; phân phức hợp ...(20)......................... NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4.
- Phân vi lượng cho cây các nguyên tố dinh dưỡng như bo, kẽm, mangan, đồng, molipđen,... ở dạng hợp chất. Cây chỉ cần một lượng ...(21)............................... các loại phân này để tăng khả năng kích thích sinh trưởng và trao đổi chất, tăng hiệu lực quang hợp,...
Câu 2: Điền thông tin còn thiếu vào ô trống thích hợp trong bảng sau:
Bảng 1: Xác định loại phân bón
TÍNH CHẤT CỦA LOẠI PHÂN BÓN HÓA HỌC
TÊN LOẠI PHÂN BÓN HÓA HỌC
Loại phân bón này thúc đẩy nhanh quá trình tạo ra các chất bột, chất xơ, chất dầu, tăng cường sức chống rét, chống sâu bệnh và chịu hạn của cây.
Loại phân bón này có tác dụng kích thích các quá trình sinh trưởng, làm tăng tỉ lệ protein của thực vật. Giúp cho cây phát triển nhanh, cho nhiều hạt, củ quả.
Loại phân bón này cần cho cây ở thời kì sinh trưởng, thúc đẩy quá trình sinh hóa, trao đổi chất và trao đổi năng lượng của cây.
Loại phân bón này chỉ có hiệu quả cho từng loại cây và từng loại đất. Cây trồng chỉ cần một lượng nhỏ loại phân này để tăng khả năng kích thích quá trình sinh trưởng và trao đổi chất, tăng hiệu lực quang hợp, 
Bảng 2: Điều chế phân bón hóa học
Câu 3: Một loại quặng photphat có chứa 35% Ca3(PO4)2. Hãy tính hàm lượng phần trăm P2O5 có trong loại quặng trên.
II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Trắc nghiệm lý thuyết
● Mức độ nhận biết
Câu 1: Phân đạm cung cấp cho cây
A. N2. B. HNO3. C. NH3.	 D. N dạng NH4+, NO3-.
Câu 2: Độ dinh dưỡng của phân đạm là
A. %N. B. %N2O5. C. %NH3.	 D. % khối lượng muối.
Câu 3: Thành phần chính của phân đạm urê là
A. (NH2)2CO.	B. Ca(H2PO4)2.	C. KCl.	D. K2SO4.
Câu 4: Độ dinh dưỡng của phân kali là
A. %K2O.	B. %KCl.	C. %K2SO4.	D. %KNO3.
Câu 5: Độ dinh dưỡng của phân lân là
A. %Ca(H2PO4)2.	B. % P2O5.	C. %P.	D. %PO43-.
Câu 6: Phân đạm 2 lá là
A. NH4Cl.	B. NH4NO3.	C. (NH4)2SO4.	D. NaNO3.
Câu 7: Loại phân nào sau đây không phải là phân bón hóa học?
A. Phân lân.	B. Phân kali.	C. Phân đạm.	D. Phân vi sinh.
● Mức độ thông hiểu
Câu 8: Phân bón nào sau đây làm tăng độ chua của đất?
A. KCl.	B. NH4NO3.	C. NaNO3.	D. K2CO3.
Câu 9: Trong các loại phân bón sau: NH4Cl, (NH2)2CO, (NH4)2SO4, NH4NO3, loại có hàm lượng đạm cao nhất là
A. NH4Cl.	B. NH4NO3.	C. (NH2)2CO.	D. (NH4)2SO4.
Câu 10: Muốn tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn cho cây người ta dùng
A. phân đạm.	B. phân kali.	C. phân lân.	D. phân vi lượng.
Câu 11: Loại phân bón hoá học có tác dụng làm cho cành lá khoẻ, hạt chắc, quả hoặc củ to là
A. phân đạm.	B. phân lân.	C. phân kali.	D. phân vi lượng.
Câu 12: Thành phần của supephotphat đơn gồm
A. Ca(H2PO4)2.	B. Ca(H2PO4)2, CaSO4.
C. CaHPO4, CaSO4.	D. CaHPO4.
Câu 13: Thành phần chính của supephotphat kép là
A. Ca(H2PO4)2, CaSO4, 2H2O.	B. Ca3(PO4)2, Ca(H2PO4)2.
C. Ca(H2PO4)2, H3PO4 .	D. Ca(H2PO4)2.
Câu 14: Cho các phát biểu sau:
(a) Phân đạm NH4NO3 không nên bón cho loại đất chua;
(b) Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá bằng hàm lượng phần trăm K2O tương ứng với lượng kali có trong thành phần của nó;
(c) Thành phần chính của supephotphat kép là Ca(H2PO4)2;
(d) Nitrophotka là hỗn hợp của NH4H2PO4 và KNO3.
Số phát biểu đúng là
A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 15: Các nhận xét sau: 
(a) Phân đạm amoni không nên bón cho loại đất chua; 
(b) Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng phần trăm khối lượng photpho; 
(c) Thành phần chính của supephotphat kép là Ca(H2PO4)2.CaSO4; 
(d) Người ta dùng loại phân bón chứa nguyên tố kali để tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn cho cây; 
(e) Tro thực vật cũng là một loại phân kali vì có chứa K2CO3;
(f) Amophot là một loại phân bón phức hợp. 
Số nhận xét sai là
A. 4.	B. 3.	C. 2.	D. 1.
2. Trắc nghiệm tính toán
● Mức độ thông hiểu
Câu 16: Phân đạm urê thường chứa 46% N. Khối lượng ure đủ cung cấp 70 kg N là
A. 152,2 kg.	B. 145,5 kg.	C. 160,9 kg.	D. 200,0 kg.
Câu 17: Trong phân bón hóa học, hàm lượng đạm, lân, kali được tính theo N, P2O5, K2O. Tính khối lượng N có trong 1 kg NH4NO3; K2O có trong 1 kg K2SO4; P2O5 có trong 1 kg Ca(H2PO4)2.
A. 0,35 kg N; 0,54 kg K2O; 0,48 kg P2O5.	B. 0,35 kg N; 0,27 kg K2O; 0,607 kg P2O5.
C. 0,35 kg N; 0,54 kg K2O; 0,607 kg P2O5.	D. 0,7 kg N; 0,54 kg K2O; 0,48 kg P2O5.
● Mức độ vận dụng
Câu 18: Một mẫu supephotphat đơn khối lượng 15,55 gam chứa 35,43% Ca(H2PO4)2 còn lại là CaSO4. Hàm lượng phần trăm P2O5 trong mẫu supephophat đơn trên là
A. 21,68%.	B. 61,20%.	C. 16%.	D. 21,50%.
Câu 19: Phân kali clorua sản xuất từ quặng xinvinit (chứa NaCl và KCl) thường chỉ ứng với 50% K2O. Hàm lượng phần trăm của KCl trong phân bón đó là
A. 79,26%.	B. 75,5%.	C. 79,4%.	D. 47,55%.
Câu 20: Phân supephotphat kép thực tế sản xuất được thường chỉ có 40% P2O5. Vậy phần trăm khối lượng Ca(H2PO4)2 trong phân bón đó là
A. 78,56%.	B. 56,94%.	C. 65,92%.	D. 75,83%.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_on_tap_hoa_hoc_lop_11_bai_11_phan_bon_hoa_hoc.doc