Giáo án Hóa học 11 - Tiết 4: Axit – bazơ – muối

Giáo án Hóa học 11 - Tiết 4: Axit – bazơ – muối

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

Biết được :

 Định nghĩa : axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính và muối theo thuyết Arhenius.

 Axit một nấc, axit nhiều nấc, muối trung hoà, muối axit.

2. Kỹ năng:

 Phân tích một số thí dụ về axit, bazơ, muối cụ thể, rút ra định nghĩa.

 Nhận biết được một chất cụ thể là axit, bazơ, muối, hiđroxit lưỡng tính, muối trung hoà, muối axit theo định nghĩa.

 Viết được phương trình điện li của các axit, bazơ, muối, hiđroxit lưỡng tính cụ thể.

 Tính nồng độ mol ion trong dung dịch chất điện li mạnh.

3. Thái độ: phát huy tính tích cực chủ động trong học tập của HS.

4. Phát triển năng lực:

 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học

 - Năng lực tính toán

 - Năng lực vận dụng

II. Trọng tâm:

 Viết được phương trình điện li của axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính theo Arhenius.

 Phân biệt được muối trung hòa và muối axit theo thuyết điện li

 

docx 2 trang Người đăng hong.qn Lượt xem 3514Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 11 - Tiết 4: Axit – bazơ – muối", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:26/08/2016
Ngày giảng:31/08,01,03/09/2016
Lớp: 11A1→6
Tiết 4: AXIT – BAZƠ – MUỐI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Biết được : 
- Định nghĩa : axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính và muối theo thuyết Arhenius.
- Axit một nấc, axit nhiều nấc, muối trung hoà, muối axit.
2. Kỹ năng:
- Phân tích một số thí dụ về axit, bazơ, muối cụ thể, rút ra định nghĩa.
- Nhận biết được một chất cụ thể là axit, bazơ, muối, hiđroxit lưỡng tính, muối trung hoà, muối axit theo định nghĩa.
- Viết được phương trình điện li của các axit, bazơ, muối, hiđroxit lưỡng tính cụ thể.
- Tính nồng độ mol ion trong dung dịch chất điện li mạnh.
3. Thái độ: phát huy tính tích cực chủ động trong học tập của HS.
4. Phát triển năng lực:
	- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
	- Năng lực tính toán
	- Năng lực vận dụng
II. Trọng tâm:
- Viết được phương trình điện li của axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính theo Arhenius.
- Phân biệt được muối trung hòa và muối axit theo thuyết điện li 
III. Phương pháp dạy học: đàm thoại + thuyết trình + làm việc nhóm.
IV. Chuẩn bị:
	- GV: hệ thống câu hỏi và bài tập.
	- HS: chuẩn bị bài 2 – Sgk 11.
V. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp, kiểm diện
2. Kiểm tra bài cũ: kết hợp trong bài.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1:
- GV: Cho vd một số axit mà em biết và viết phương trình điện li của chúng? Nhận xét thành phần ion của các axit này và rút ra kết luận?
- HS trình bày.
- GV nêu kết luận: Tính chất chung của các dung dịch axit gây nên bởi cation H+ trong dung dịch.
- GV: Viết phương trình điện li của axit H2SO4 và H3PO4, so sánh với các vd trên và rút ra kết luận?
- HS trình bày.
I. Axit:
1. Định nghĩa:
Vd: HCl H+ + Cl-
 HNO3 H+ + NO3-
 CH3COOH CH3COO- + H+
→ Axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+.
2. Axit nhiều nấc:
Vd1: H2SO4 H+ + HSO4-
 HSO4- H+ + SO42-
 H2SO4 2H+ + SO42- (axit 2 nấc)
Vd2: H3PO4 H+ + H2PO4-
 H2PO4- H+ + HPO42-
 HPO42- H+ + PO43-
 H3PO4 3H+ + PO43- (axit 3 nấc)
Hoạt động 2:
- GV: Cho vd một số bazơ mà em biết và viết phương trình điện li của chúng? Nhận xét thành phần ion của các bazơ này và rút ra kết luận?
- HS trình bày.
- GV nêu kết luận: Tính chất chung của các dung dịch bazơ gây nên bởi anion OH- trong dung dịch.
II. Bazơ:
Vd: NaOH Na+ + OH-
 Ca(OH)2 Ca2+ + 2OH-
→ Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH-.
Hoạt động 3:
- GV đặt vấn đề: Khi một chất vừa có khả năng phân li ra cation H+, vừa có khả năng phân li ra anion OH- thì ta nên xếp nó vào loại hợp chất nào?
- GV: Thế nào là hiđroxit lưỡng tính?
- HS trình bày.
- GV hướng dẫn HS cách viết phương trình điện li của một số hiđroxit lưỡng tính.
- GV nêu chú ý:
+ Trong thực tế, ion ZnO22- và ion AlO2- tồn tại trong dung dịch dưới dạng [Zn(OH)4]2- và [Al(OH)4]-.
+ Các hiđroxit lưỡng tính thường gặp là Zn(OH)2, Al(OH)3, Sn(OH)2, Pb(OH)2. Chúng đều ít tan trong nước và có lực axit, lực bazơ đều yếu. 
III. Hiđroxit lưỡng tính:
Hiđroxit lưỡng tính là hiđroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit, vừa có thể phân li như bazơ.
Vd1: Zn(OH)2:
- Phân li kiểu axit: Zn(OH)2 = H2ZnO2
 H2ZnO2 2H+ + ZnO22-
- Phân li kiểu bazơ: Zn(OH)2 Zn2+ + 2OH-
Vd2: Al(OH)3: 
- Phân li kiểu axit: Al(OH)3 = HAlO2.H2O
 HAlO2 H+ + AlO2-
- Phân li kiểu bazơ: Al(OH)3 Al3+ + 3OH-
Hoạt động 4:
- GV: Cho vd một số muối và viết phương trình điện li của chúng? Nhận xét thành phần ion của các muối này và rút ra kết luận?
- HS trình bày.
- GV: Nêu cách phân loại muối?
- HS trinh bày.
- GV nêu chú ý: Trong gốc axit của một số muối như Na2HPO3, NaH2PO2 vẫn còn hiđro nhưng không có tính axit nên là muối trung hòa.
- GV thuyết trình.
IV. Muối:
1. Định nghĩa:
Vd: NH4Cl NH4+ + Cl-
 NaHCO3 Na+ + HCO3-
→ Muối là hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc NH4+) và anion gốc axit.
- Phân loại:
+ Muối trung hòa: là muối mà anion gốc axit không còn có hiđro có khả năng phân li ra H+ (hiđro có tính axit). Vd: NaCl, (NH4)2SO4, Na2CO3,
+ Muối axit: là muối mà anion gốc axit vẫn còn có hiđro có khả năng phân li ra H+. Vd: NaHCO3, NaH2PO4, NaHSO4,
2. Sự điện li của muối trong nước:
Hầu hết các muối khi tan trong nước phân li hoàn toàn ra cation kim loại (hoặc NH4+) và anion gốc axit (trừ một số muối như HgCl2, Hg(CN)2, là chất điện li yếu).
Nếu anion gốc axit còn hiđro có tính axit thì gốc này tiếp tục phân li yếu ra cation H+.
4. Củng cố: BT2,3,4,5 – Sgk/10.
BT2 – Sgk/10. 
a) H2S H+ + HS- 	 H2CO3 H+ + HCO3-
 HS- H+ + S2-	HCO3- H+ + CO32-
b) LiOH Li+ + OH-
c) K2CO3 2K+ + CO32-	NaClO Na+ + ClO- 	NaHS Na+ + HS-
d) Sn(OH)2: - Phân li kiểu axit: Sn(OH)2 = H2SnO2
 H2SnO2 2H+ + SnO22-
 - Phân li kiểu bazơ: Sn(OH)2 Sn2+ + 2OH-
BT3 – Sgk/10. C
BT4 – Sgk/10. D
BT5 – Sgk/10. A
5. Dặn dò:
	- Ôn lại kiến thức đã học
	- Chuẩn bị bài: Sự điện li của nước – pH – Chất chỉ thị axit – bazơ.

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_2_Axit_bazo_va_muoi.docx