Giáo án Hóa học 11 - Bài 29: Anken (tiết 2)

Giáo án Hóa học 11 - Bài 29: Anken (tiết 2)

I – Mục tiêu bài dạy

1. Kiến thức

- Học sinh biết :

+ Các phản ứng hóa học từ cấu tạo của anken.

+ Phương pháp điều chế anken trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp, ứng dụng.

+ Cách phân biệt anken với ankan bằng phương pháp hóa học.

- Học sinh hiểu :

+ Nguyên nhân gây ra phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp, phản ứng oxi hóa không hoàn toàn là do cấu tạo của phân tử anken có liên kết .

+ Nội dung quy tắc Mac-cop-nhi-cop.

Tính chất hoá học của anken

+ Phản ứng cộng đặc trưng(cộng hidro, cộng halogen, cộng HX theo quy tắc Mac-côp-nhi-cop)

+ Phản ứng trùng hợp

+ Phản ứng oxi hoá

 

docx 6 trang Người đăng hong.qn Lượt xem 5069Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 11 - Bài 29: Anken (tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường thực tập sư phạm: THPT LÊ HỒNG PHONG
GVHD chuyên môn: ĐẶNG VĂN HOÀN
Người soạn: DƯƠNG THỊ LAN HUỆ
Ngày soạn: 10/2/2017
Tiết: 42
GIÁO ÁN THỰC TẬP
Bài 29: ANKEN (Tiết 2)
I – Mục tiêu bài dạy
1. Kiến thức
- Học sinh biết :
+ Các phản ứng hóa học từ cấu tạo của anken.
+ Phương pháp điều chế anken trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp, ứng dụng.
+ Cách phân biệt anken với ankan bằng phương pháp hóa học.
- Học sinh hiểu :
+ Nguyên nhân gây ra phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp, phản ứng oxi hóa không hoàn toàn là do cấu tạo của phân tử anken có liên kết p.
+ Nội dung quy tắc Mac-cop-nhi-cop.
Tính chất hoá học của anken
+ Phản ứng cộng đặc trưng(cộng hidro, cộng halogen, cộng HX theo quy tắc Mac-côp-nhi-cop)
+ Phản ứng trùng hợp 
+ Phản ứng oxi hoá
2. Kĩ năng
- Viết các phương trình hoá học của một số phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp, phản ứng oxi hóa cụ thể.
- Quan sát, nhận biết hiện tượng và viết phương trình hóa học.
3. Tình cảm, thái độ
Anken và sản phẩm trùng hợp có nhiều ứng dụng trong đời sống sản xuất. Vì vậy, giúp học sinh thấy được tầm quan trọng của việc nghiên cứu anken, từ đó tạo cho học sinh niềm hứng thú trong học tập, tìm tòi sáng tạo để chiếm lĩnh tri thức.
II – Chuẩn bị
- Giáo viên:
+ Máy tính, máy chiếu.
+ Video phản ứng giữa khí etilen và dung dịch brom, phản ứng cháy của khí etilen, phản ứng giữa khí etilen và dung dịch KMnO4, phản ứng điều chế khí etilen.
- Học sinh: ôn tập kiến thức bài ankan và đọc trước bài anken.
III – Phương pháp
- Sử dụng phương pháp đàm thoại tái hiện kiến thức đã học, phương pháp quan sát thí nghiệm, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.
IV – Tiến trình bài dạy
1. Ổn định trật tự lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: Mở máy tính và chiếu ba bài tập có sẵn lên màn hình cho học sinh quan sát và làm bài.
3. Nội dung bài mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1:
Giáo viên chiếu mô hình phân tử etilen
 H H
 C=C
 H H
Yêu cầu học sinh rút ra nhận xét về cấu tạo của anken.
Hoạt động 2:
GV rút ra kết luận: do anken có một liên kết p kém bền nên dễ bị phân cắt (trung tâm phản ứng), gây nên tính chất hóa học đặc trưng: dễ dàng tham gia phản ứng cộng tạo thành hợp chất no tương ứng.
Hoạt động 3:
GV yêu cầu HS:
- Nhắc lại khái niệm phản ứng cộng.
- Viết ptpu giữa etilen và H2
- Viết pt tổng quát anken cộng H2
- Nêu sản phẩm của phản ứng cộng H2
Hoạt động 4:
Các em hãy quan sát video phản ứng giữa khí etilen và dung dịch brom, nêu hiện tượng và giải thích.
KL: Anken làm mất màu dung dịch brom ® Phản ứng này dùng để nhận biết anken.
Hoạt động 5: 
GV cho HS nghiên cứu SGK, yêu cầu HS giải quyết các vấn đề sau:
- Viết phương trình hóa học giữa etilen, propilen với HBr.
- Xác định bậc C
- So sánh sản phẩm giữa hai phản ứng, giải thích.
- Trong các sản phẩm thì sản phẩm nào là sản phẩm chính?
=> Rút ra qui tắc Mac-côp-nhi-côp:
Trong phản ứng cộng HX vào liên kết đôi, nguyên tử H (hay phần mang điện tích dương) chủ yếu cộng vào nguyên tử cacbon bậc thấp hơn (có nhiều H hơn), còn nguyên tử hay nhóm nguyên tử X (phần mang điện tích âm) cộng vào nguyên tử cacbon bậc cao hơn (có ít H hơn).
- Tương tự, yêu cầu HS viết phương trình hóa học giữa 2-metylpropen với nước (nêu sản phẩm chính, sản phẩm phụ).
Hoạt động 6:
- Anken có khả năng tham gia phản ứng cộng hợp liên tiếp nhau tạo thành những phân tử mạch rất dài và có phân tử khối lớn.
- Các em nghiên cứu sách giáo khoa hãy cho cô biết:
+ Phương trình phản ứng trùng hợp etilen
+ Nêu ý nghĩa các đại lượng. 
+ Từ đó rút ra khái niệm phản ứng trùng hợp, cách gọi tên.
- Tương tự, yêu cầu HS viết phương trình phản ứng trùng hợp propen và but-2-en.
Hoạt động 7:
- Cho học sinh nghiên cứu SGK và trả lời các câu hỏi sau:
+ Sản phẩm tạo thành
+ Viết phương trình phản ứng, nhận xét tương quan số mol CO2 và số mol H2O.
=> PTTQ:
 số mol CO2 = số mol H2O
Hoạt động 8:
Cho HS xem video: thí nghiệm sục khí etilen vào dung dịch KMnO4 và yêu cầu HS:
- Nêu hiện tượng
- Giải thích
- Ứng dụng của phản ứng này.
Lưu ý : nên dùng KMnO4 loãng 
- GV viết PTHH, hướng dẫn HS cân bằng theo phương pháp thăng bằng electron.
III – Tính chất hóa học
- Học sinh quan sát, thảo luận và nhận xét: Đặc điểm cấu tạo của anken có một liên kết đôi C=C (gồm một liên kết s bền vững và một liên kết p kém bền)
Các tác nhân của phản ứng cộng:
- H2, halogen (X2), HX (X: halogen)
1. Phản ứng cộng
a) Cộng hidro (hidro hóa)
- Phản ứng cộng là phản ứng trong đó phân tử hợp chất hữu cơ kết hợp với phân tử khác tạo thành phân tử hợp chất mới.
 CH2=CH2 + H2 CH3-CH3
- Phản ứng tổng quát:
CnH2n + H2 CnH2n+2
- Sản phẩm thu được là anken
b) Cộng halogen (phản ứng halogen hóa)
- HS quan sát và nhận xét:
Dung dịch brom bị nhạt màu dần do etilen phản ứng với Br2
CH2=CH2 + Br2 ® BrCH2- CH2Br
 (Nâu đỏ) 1,2-đibrometan
 (Không màu) 
CnH2n + Br2 ® CnH2nBr2
c) Cộng HX (X: OH, Cl, Br)
- Phương trình hóa học:
CH2=CH2 + HBr® CH3-CH2Br
- Nhận xét:
+ Phản ứng giữa etilen với HBr cho một sản phẩm duy nhất.
+ Phản ứng giữa propilen với HBr cho hai sản phẩm:
 ° 1-brompropan là sản phẩm phụ.
 ° 2-brompropan là sản phẩm chính.
- HS phát biểu qui tắc Mac-côp-nhi-côp
- HS viết phương trình hóa học cộng nước vào 2-metylpropen
2. Phản ứng trùng hợp:
- HS nghiên cứu sách giáo khoa và trả lời:
nCH2=CH2 [-CH2–CH2-]n
 etilen Polietilen
- Phân tử CH2=CH2 gọi là monome, -CH2–CH2- gọi là mắt xích của polime, n là hệ số trùng hợp.
 - Phản ứng trùng hợp là quá trình kết hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ giống nhau hoặc tương tự nhau tạo thành những phân tử rất lớn gọi là polime.
 - Tên polime = poli + tên monome 
 - HS lên bảng viết PTHH.
3. Phản ứng oxi hoá:
a) Oxi hoá hoàn toàn:
- HS quan sát và rút ra nhận xét:
+ Sản phẩm tạo thành là khí CO2 và nước.
+ Phương trình phản ứng:
C2H4 + 3O2 ® 2CO2 + 2H2O
Nhận xét: 
b) Oxi hoá không hoàn toàn :
HS quan sát hiện tượng và nhận xét:
- Thuốc tím dần bị mất màu, xuất hiện kết tủa nâu đen.
- Do etilen phản ứng với dung dịch KMnO4 làm cho nồng độ KMnO4 giảm, màu tím bị nhạt, sinh ra MnO2 kết tủa màu nâu đen.
- Phản ứng này dùng để phân biệt anken với ankan.
Hoạt động 9:
- GV giới thiệu các phương pháp điều chế anken. 
- GV cho HS nghiên cứu SGK điều chế etilen trong phòng thí nghiệm: Etilen được điều chế từ ancol etylic theo phương trình:
C2H5OH CH2=CH2+H2O
IV – Điều chế
1. Trong phòng thí nghiệm
HS quan sát và ghi bài
2.Trong công nghiệp
Anken được điều chế từ ankan
CnH2n+2 CnH2n + H2
Hoạt động 10:
- GV sưu tầm mẫu vật, tranh ảnh, các ứng dụng của anken chiếu lên màn hình cho HS quan sát, yêu cầu HS khái quát hóa ứng dụng của anken.
V – Ứng dụng
HS tìm hiểu các ứng dụng của anken.
- Nguyên liệu cho tổng hợp hóa học: keo dán, axit hữu cơ
- Tổng hợp polime: PVC, PVA, PE ...
- Làm dung môi ...
4. Củng cố kiến thức
- Chiếu các bài tập lên màn hình cho HS quan sát và thảo luận.
- Vận dụng kiến thức vừa học được làm các bài tập 3, 4, 5, 6 SGK trang 132.
5. Dặn dò
- Học bài cũ.
- Chuẩn bị bài mới:
	+ Đọc trước bài 30: Ankađien. Gạch dưới các kiến thức quan trọng.
	+ Ankađien là gì?
	+ Trình bày tính chất hóa học của buta–1,3–đien và isopren?
	GVHD Sinh viên
Đặng Văn Hoàn	Dương Thị Lan Huệ

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_29_Anken.docx