Giáo án Hóa học 11 - Bài 12: Axit nitric và muối nitrat

Giáo án Hóa học 11 - Bài 12: Axit nitric và muối nitrat

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

HS biết:

- Cấu tạo phân tử,tính chất vật lí của, ứng dụng axit nitric.

HS hiểu được:

- HNO3 là một trong những axit mạnh.

- HNO3 có tính oxi hoá rất mạnh( tuỳ thuộc vào nồng độ của axit và nồng độ chất khử): oxi hoá hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt), một số phi kim, nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ.

2. Kĩ năng:

- Dự đoán tính chất hoá học, kiểm tra dự đoán bằng thí nghiệm và kết luận.

- Tiến hành, quan sát thí nghiệm, hình ảnh rút ra được nhận xét về tính chất của HNO3.

- Viết PTHH minh hoạ tính chất hoá học của HNO3 đặc và loãng.

- Giải một số bài tập liên quan: Xác định CTPT, tính thể tích khí, tính nồng độ axit.

 

doc 5 trang Người đăng hong.qn Lượt xem 3787Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 11 - Bài 12: Axit nitric và muối nitrat", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	 Ngày soạn:03/11/2016 
Tiết 18; Bài 12: 	AXIT NITRIC VÀ MUỐI NITRAT
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: 
HS biết:
- Cấu tạo phân tử,tính chất vật lí của, ứng dụng axit nitric.
HS hiểu được:
- HNO3 là một trong những axit mạnh.
- HNO3 có tính oxi hoá rất mạnh( tuỳ thuộc vào nồng độ của axit và nồng độ chất khử): oxi hoá hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt), một số phi kim, nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ.
2. Kĩ năng:
- Dự đoán tính chất hoá học, kiểm tra dự đoán bằng thí nghiệm và kết luận.
- Tiến hành, quan sát thí nghiệm, hình ảnhrút ra được nhận xét về tính chất của HNO3.
- Viết PTHH minh hoạ tính chất hoá học của HNO3 đặc và loãng.
- Giải một số bài tập liên quan: Xác định CTPT, tính thể tích khí, tính nồng độ axit...
3. Thái độ:
- Say mê nghiên cứu khoa học.
- Thận trọng khi sử dụng hoá chất.
- Có ý thức giữ gìn an toàn cho bản thân và người khác, ý thức tiết kiệm hoá chất, bảo vệ cơ sở vật chất khi sử dụng.
Trọng tâm: Tính chất hoá học của HNO3: Tính axit mạnh và tính oxi hoá rất mạnh.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của GV: 
- Giáo án, SGK, chuẩn KTKN, bảng phụ.
- Dụng cụ, hoá chất:
+ 4 bộ dụng cụ thí nghiệm: ống nghiệm,giá ống nghiệm, kẹp, đèn cồn...
+ Axit HNO3 đặc và loãng, Cu.
- Máy chiếu, hình ảnh
2. Chuẩn bị của HS:
- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập, đọc trước bài ở nhà.
- Ôn tập lại tính chất của axit, cách cân bằng phản ứng oxi hoá – khử.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC
Đàm thoại, thuyết trình, trực quan và hoạt động nhóm
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
Tổ chức trò chơi lật các mảnh ghép: 
+ Trả lời đúng 1 câu thì lật được 1 mảnh ghép.
+ Trả lời đúng nội dung ẩn sau các mảnh ghép thì nhận được 1 món quà.
Câu 1: Tại sao ở điều kiện thường phân tử N2 kém hoạt động hoá học? 
Câu 2: Trong các phản ứng sau NH3 thể hiện tính chất gì?
4NH3 + 5O2 4NO + 6H2O
2NH3+ 3Cl2 N2+6HCl
Câu 3: Trong các hợp chất nguyên tử Nitơ có số oxi hoá cao nhất và thấp nhất là bao nhiêu? 
Câu 4: N2 thể hiện tính oxi hoá khi tác dụng vớivà 
Câu 5: Đây là loại liên kết tồn tại trong phân tử NH3 
Câu 6: Một ứng dụng rất phổ biến của (NH4)2CO3 và NH4HCO3 
Nội dung: Hiện tượng mưa axit
2. Tiến trình bài dạy
a. Đặt vấn đề: Axit nitric là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng mưa axit. Để tìm hiểu xem axit nitric có cấu tạo như thế nào? Có những tính chất gì mà có thể gây nên hiện tượng nguy hiểm như vậy, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
b. Tiến trình bài dạy
Hoạt động 1: Cấu tạo phân tử
Mục tiêu: HS biết được cấu tạo của phân tử HNO3
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
GV: Yếu cầu HS nêu CTPT của axit nitric
GV: Trình bày CTCT (chiếu slide), giải thích các liên kết
GV: Theo các em trong phân tử HNO3 nguyên tử nitơ có số oxi hoá, hoá trị là bao nhiêu?
HS: Trả lời
GV: Chốt kiến thức
I. Cấu tạo phân tử
- CTPT: HNO3
- CTCT:
 O
 H – O – NO 
- N có số oxi hoá cao nhất là +5, và có hoá trị là 4.
Hoạt động 2: Tính chất vật lí
Mục tiêu: HS biết được tính chất vật lí của HNO3
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
GV: Cho HS quan sát mẫu HNO3 (chiếu slide), yêu cầu HS tham khảo SGK trình bày tính chất vật lí của HNO3
HS: Trình bày
GV: Axit HNO3 để lâu ngày có màu vàng do bị phân huỷ tạo thành NO2
II. Tính chất vật lí
(SGK)
Chú ý: HNO3 không bền, bị phân huỷ tạo NO2
 4HNO3 ® 4 NO2 + O2 + 2H2O 
=> Dung dịch axit có màu vàng nhạt..
Hoạt động 3: Tính chất hoá học
Mục tiêu: HS hiểu được:HNO3 là một axit có tính axit mạnh và tính oxi hoá mạnh.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
GV: chiếu slide hình ảnh cấu tạo HNO3, yêu cầu HS quan sát, dự đoán tính chất của HNO3?
HS: Trình bày
GV: Chốt kiến thức
GV: yêu cầu HS lấy ví dụ về tính axit của axit nitric, viết phương trình hoá học( Hoàn thành vào bảng phụ, trình bày).
Bảng phụ 1:(slide và bảng phụ)
Làm quì tím chuyển sang màu
Tác dụng oxit bazơ 
Fe2O3 + HNO3 š ..............
Tác dụng với bazơ 
Ca(OH)2 + HNO3 š ..............
Tác dụng với muối 
Na2CO3 + HNO3 š ..............
Tác dụng với kim loại:
Fe + HNO3 š ..............
GV Chú ý: Do NO3 – có tính oxi hoá mạnh nên trong các phản ứng với kim loại, sản phẩm tạo ra không phải là H2 mà là một sản phẩm khử khác
GV: Axit HNO3 có tính oxi hoá mạnh, oxi hoá được hầu hết các kim loại( trừ Au, Pt ). Khi đó kim loại bị oxi hoá đến mức oxi hoá cao nhất và tạo ra muối nitrat.
GV: Lấy ví dụ với Cu, yêu cầu các nhóm làm TN, quan sát, viết PTHH.
HS: Làm TN theo nhóm, trình bày vào bảng phụ.
Bảng phụ 2: (slide và bảng phụ)
M (trừ Pt, Au) + HNO3 à 
 M(NO3)n + SP khử + H2O
+ Đối với KL có tính khử yếu,HNO3đặc tạo ra...; HNO3 loãng tạo ra... 
+ Đối với KL có tính khử mạnh, HNO3đặc tạo ra...;HNO3 loãng có thể tạo ra....
VD:
Cu + HNO3(đ) š  +  + H2O 
Cu + HNO3(l) š  + ... + H2O
Al + HNO3(l) š...+ N2O + H2O 
Zn + HNO3 (l) š...+ NH4NO3 + H2O 
GV: Khi đun nóng, axit nitric đặc có thể oxi hoá được nhiều phi kim như C, S, P...
GV: Chiếu TN lưu huỳnh tác dụng với axit nitric đặc, yêu cầu HS quan sát, dự đoán hiện tượng, viết PTHH
HS: Quan sát, dự đoán, viết PTHH
GV: Axit nitric có thể oxi hoá được nhiều hợp chất như H2S, HI, SO2, FeO, muối sắt (II)...Yêu cầu HS hoàn thành các phản ứng 
3H2S + 2HNO3(l) š.
FeO + HNO3 (l) š . 
II. Tính chất hoá học
1.Tính axit
Làm quỳ tím hoá đỏ 
Tác dụng oxit bazơ 
Al2O3 + 6HNO3 š 2Al(NO3)3 + 3H2O
Tác dụng với bazơ 
Al(OH)3 + 3HNO3 š Al(NO3)3 + 3H2O
Tác dụng với muối 
Na2CO3 +2HNO3 š 2NaNO3+CO2+H2O
2.Tính oxi hoá
a. Tác dụng với kim loại
Axit HNO3 oxi hoá được hầu hết các kim loại( trừ Au, Pt), đưa kim loại lên số oxi hoá cao nhất
 M+HNO3 š M(NO3)n + SP khử +H2O
(trừ Pt, Au) ; n là hoá trị cao nhất của M 
+ Khi tác dụng với kim loại có tính khử yếu HNO3 đặc bị khử đến NO2 còn HNO3 loãng bị khử đến NO.
VD: 
Cu + 4HNO3(đ) š Cu(NO3)2 
 + 2NO2 + 2H2O
3Cu + 8HNO3(l) š 3Cu(NO3)2 
 + 2NO + 4H2O
+ KL có tính khử mạnh, HNO3 loãng có thể tạo ra N2, N2O, NH4NO3 
8Al + 30HNO3(l) š
 8Al(NO3)3 + 3N2O + 15H2O 
4Zn + 10HNO3 (l) š
 4Zn(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O 
Chú ý: Al, Fe, Cr bị thụ động hoá trong dung dịch HNO3 đặc nguội.
b. Với phi kim:
VD:
S + 6HNO3 (đ) š H2SO4 + 6NO2 + 2H2O
C + 4HNO3 (đ) š CO2+ 4NO2 +2H2O
c. Với hợp chất:
VD:
3H2S + 2HNO3(l) š 3S + 2NO + 4H2O
3FeO + 10HNO3 (l) š 
 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O
Hoạt động 4: Ứng dụng
Mục tiêu: HS biết được một số ứng dụng của axit nitric
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
GV: Chiếu hình ảnh và nêu ứng dụng của axit nitric
IV. Ứng dụng
- Sản xuất phân đạm
- Sản xuất thuốc nổ, thuôc nhuộm, dược phẩm
3. Củng cố:
- Dùng sơ đồ tư duy để củng cố (Chiếu Slide sơ đồ tư duy): cấu tạo và tính chất hoá học của axit nitric
- Bài tập củng cố: (Chiếu slide BT củng cố)
Câu 1: Cho dãy các chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, FeSO4, Fe3O4, Fe2(SO4)3, Fe2O3. Số chất trong dãy bị oxi hóa khi tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng là:
A. 3 	B. 5	C. 4 	D. 6
Câu 2: Cho 9,6g Cu tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 dư tạo ra V lít khí NO (đktc). Xác định V?
A. 2,24	B. 3,36	C. 1,12	D. 4,48 
Câu 3: Sản phẩm nào không được tạo ra khi cho kim loại tác dụng với HNO3? 
NO 	B. NO2 	C. N2O 	 D. N2O5 
Câu 4: Cho 3,024 gam một kim loại M tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, thu được 940,8 ml khí NxOy (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) có tỉ khối đối với H2 bằng 22. Khí NxOy và kim loại M là 
NO và Mg. 	 B. NO2 và Al. 	
 C. N2O và Al. 	 D. N2O và Fe. 
4. Hướng dẫn học bài
- Ôn lại các kiến thức đã học về cấu tạo và tính chất của HNO3
- Làm các BT: 1,2,4,6,7 SGK
- Đọc trước phần còn lại của bài
V. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_9_Axit_nitric_va_muoi_nitrat.doc