Giáo án Giáo dục công dân Lớp 11 - Chủ đề: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hoá - Năm học 2022-2023

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 11 - Chủ đề: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hoá - Năm học 2022-2023

1. Về kiến thức.

 - Nêu được nội dung cơ bản của quy luật giá trị, tác động của quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.

- Khái niệm cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa và nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.

- Nêu được khái niệm cung cầu.

- Hiểu được mối quan hệ cung – cầu, vai trò của quan hệ cung – cầu trong sản xuất, lưu thông hàng hóa.

2. Về kỹ năng.

- Biết vận dụng quy luật giá trị để giải thích một số hiện tượng kinh tế gần gũi trong cuộc sống.

- Phân biệt mặt tích cực của cạnh tranh và mặt hạn chế của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.

- Nhận xét được vài nét về tình hình cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa ở địa phương.

- Biết giải thích ảnh hưởng của giá cả thị trường đến cung – cầu của một loại sản phẩm ở địa phương.

3. Về thái độ.

- Thái độ: Tôn trọng quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa ở nước ta.

- Ủng hộ các biểu hiện tích cực, phê phán các biểu hiện tiêu cực của cạnh tranh trong sản xuất, lưu thông hàng hóa.

- Có ý thức tìm hiểu mối quan hệ cung cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.

 

doc 14 trang Người đăng Hoài Thơm Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 351Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 11 - Chủ đề: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hoá - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 9/10/2022
Ngày dạy: Tiết 6: 11/10/2022
PPCT: 6,7,8,9.
CHỦ ĐỀ: CÁC QUY LUẬT KINH TẾ CƠ BẢN 
TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HÓA
1. Về kiến thức.
	- Nêu được nội dung cơ bản của quy luật giá trị, tác động của quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.
- Khái niệm cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa và nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.
- Nêu được khái niệm cung cầu.
- Hiểu được mối quan hệ cung – cầu, vai trò của quan hệ cung – cầu trong sản xuất, lưu thông hàng hóa.
2. Về kỹ năng.
- Biết vận dụng quy luật giá trị để giải thích một số hiện tượng kinh tế gần gũi trong cuộc sống.
- Phân biệt mặt tích cực của cạnh tranh và mặt hạn chế của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.
- Nhận xét được vài nét về tình hình cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa ở địa phương.
- Biết giải thích ảnh hưởng của giá cả thị trường đến cung – cầu của một loại sản phẩm ở địa phương.
3. Về thái độ.
- Thái độ: Tôn trọng quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa ở nước ta.
- Ủng hộ các biểu hiện tích cực, phê phán các biểu hiện tiêu cực của cạnh tranh trong sản xuất, lưu thông hàng hóa.
- Có ý thức tìm hiểu mối quan hệ cung cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.
4. Các năng lực và phẩm chất hướng tới hình thành và phát triển ở học sinh
Về phẩm chất: Thông qua việc giảng dạy sẽ góp phần hình thành, phát triển cho học sinh các phẩm chất như: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
Về năng lực: 
Năng lực chung: năng lực tự học và tự chủ, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề 
Năng lực đặc thù môn GDCD: thông qua bài học sẽ góp phần hình thành, phát triển cho học sinh như: năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân, năng lực tìm hiểu và tham gia vào các hoạt động kinh tế, phát triển năng lực tự chủ của bản thân. 
5. Nội dung tích hợp trong môn và tích hợp liên môn 
* Môn GDCD: Tích hợp nội dung giáo dục và bảo vệ môi trường
* Liên môn: 
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
1. Phương pháp dạy học: Tổ chức hoạt động thảo luận nhóm, xử lí tình huống, đóng vai, kể chuyện, dạy học theo dự án
2. Hình thức dạy học chính: Làm việc theo nhóm. Làm việc cá nhân học sinh nghiên cứu tự học, học sinh tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Dạy học trên lớp là chủ yếu, kết hợp làm việc tại nhà và tìm hiểu trên các kênh thông tin khác nhau
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Tài liệu chính thức: Sách giáo khoa, sách giáo viên Giáo dục công dân.
- Tài liệu tham khảo khác: 
+ Hồ Thanh Diện: Thiết kế bài giảng Giáo dục công dân , NXB. Hà Nội, 2007.
+ Vũ Hồng Tiến - Trần Văn Thắng - Nguyễn Thị Hoa: Tình huống Giáo dục công dân, NXB. Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh, 2008.
- Dùng các dụng cụ dạy học trực quan như sơ đồ tư duy, máy chiếu, bảng phụ, bút dạ.
- Dùng các dụng cụ học tập, bảng phụ, bút dạ, vở ghi.
VI. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Nội dung bài học
Học sinh tìm hiểu về hiện tượng kinh tế đang diễn ra xung quang ta
*Mục tiêu, phương pháp, hình thức: Kích thích hs tự tìm hiểu về các hiện tượng kinh tế đang diễn ra xung quang ta. Giáo viên nêu vấn đề để học sinh khám phá và giải quyết
*Thời gian: 5 phút
*Cách tiến hành: 
- GV nêu vấn đề:
+ Công ty A đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại vào sản xuất một số mặt hàng gia dụng làm sản phẩm có chất lượng tốt, năng suất lao động tăng, lợi nhuận tăng theo.
+ Hợp tác xã B ứng dụng công nghệ cao vào trồng sầu riêng và một vài loại trái cây đặc sản tại tỉnh K miền Nam bán trên cả nước và xuất khẩu ra nước ngoài, thu lợi nhuận cao.
Vậy: Theo em, hoạt động của công ty A và hợp tác xã B có liên quan với nhau hay không?
 - Dự kiến sp HS: Không liên quan, họ sản xuất mặt hàng khác nhau.
 - GV dẫn dắt vào bài: Trên thị trường, hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hóa của người sản xuất lưu thông có vẻ không liên quan với nhau. Thực tế họ chịu tác động, chi phối bởi quy luật giá trị. Vậy quy luật giá trị là gì? Nó có tác động ntn? Chúng ta vận dụng quy luật này ra sao trong thực tiễn đời sống?.
* Dự kiến sản phẩm của học sinh: Thấy được các hoạt động kinh tế đang diễn ra xung quang ta để lý giải 
* Dự kiến đánh giá phẩm chất năng lực: Thông qua việc giảng dạy sẽ góp phần hình thành, phát triển cho học sinh các phẩm chất như: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân, năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động 
V. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Tiết 1: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Tìm hiểu Nội dung của quy luật giá trị.
* Mục tiêu, phương pháp, hình thức: Thấy được biểu hiện của quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông . GV sử dụng phương pháp nêu vấn đề, thảo luận nhóm, dạy học một số phần trên lớp và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà
* Thời gian: 15 phút
* Cách tiến hành: Tổ chức Hoạt động
Đàm thoại, thảo luận nhóm tìm hiểu nội dung quy luật giá trị
+ Mục tiêu: Nội dung của quy luật giá trị.
 Kỹ năng tư duy phê phán, hợp tác, ngôn ngữ.
+ Cách tiến hành:
- GV nêu câu hỏi để nhắc lại kiến thức chung về giá trị hàng hóa, cách xác định giá trị hàng hóa.:
+ Giá trị của hàng hóa là gì?
+Lượng giá trị của hàng hóa được xác định như thế nào?
+ Thế nào là thời gian lao động cá biệt? Thế nào là thời gian lao động xã hội cần thiết? Trên thị trường, người ta trao đổi hàng hóa dựa trên cơ sở thời gian lao động nào?
- HS trả lời lần lượt.
Dự kiến câu trả lời của HS: 
Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
Lượng giá trị của hàng hóa được đo bằng số lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa.
Thời gian lao động cá biệt là thời gian lao động hao phí để sx ra hàng hóa của từng người. Thời gian lao động xh cần thiết là thời gian cần thiết cho bất cứ lao động nào tiến hành với một trình độ thành thạo trung bình và một cường độ trung bình , trong những điều kiện trung bình so với hoàn cảnh xã hội cần thiết.
- GVH: Gỉa sử trên thị trường có 3 nhà sản xuất A,B,C cùng sản xuất mặt hàng K. TGLĐCB của họ lần lượt là 2,3,4 giờ lao động. Nếu đổi hàng hóa K lấy hàng hóa M có thời gian lao động hao phí là 2 giờ lao động thì họ sẽ trao đối được với nhau như thế nào? Rút ra nhận xét.
Dự kiến câu trả lời của HS:
+Người A: đổi được 1 hàng hóa M
+Người B đổi được 1,5 hàng hóa M
+Người C đổi được 2 hàng hóa M.
+Điều này là vô lý.
- GV nhận xét, kết luận:
+Trên thị trường, lượng giá trị của hàng hóa không do TGLĐCB quyết định mà là do TGLĐXHCT quyết định. Do đó, sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở TGLĐXHCT. Đó cũng chính là nội dung của quy luật giá trị.
+ Nội dung của quy luật giá trị được biểu hiện trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.
* Xét TH đối với 1 hàng hóa
- GV cho HS thảo luận nhóm xử lý tình huống:
* Dự kiến sản phẩm của học sinh: Học sinh thấy được vai trò của thời gian lao động xã hội đối với người sản xuất kinh doanh
* Dự kiến đánh giá năng lực: Góp phần hình thành, phát triển cho học sinh các phẩm chất như: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân, năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế tại gia đình 
1. Nội dung của quy luật giá trị.
- Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa”.
* Nội dung của quy luật giá trị
- Trong lĩnh vực sản xuất: Quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo sao cho thời gian lao động cá biệt để sản xuất hàng hóa phải phù hợp với TGLĐ XH cần thiết.
- Trong lĩnh vực lưu thông: Trên thị trường việc trao đổi hàng hóa cũng phải dựa trên cơ sở TGLĐXH cần thiết. Nói cách khác phải dựa theo nguyên tắc ngang giá. Điều đó có nghĩa: TGLĐXH cần thiết để sản xuất ra hàng hóa A và hàng hóa B bằng nhau thì chúng được trao đổi với nhau.
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung tác động của quy luật giá trị
* Mục tiêu, phương pháp, hình thức: Thấy được ba tác động của quy luật giá trị trong sản . GV sử dụng phương pháp nêu vấn đề, thảo luận nhóm, dạy học một số phần trên lớp và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà
* Thời gian: 15 phút
* Cách tiến hành: 
- GVH: Quy luật giá trị có những tác động nào trong quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa?
- HS: Tham khảo SGK và trả lời
Có 3 tác động.
GV cho HS thảo luận trong 5-6 phút các nội dung sau:
- GV: Chia lớp thành 8 nhóm và nêu câu hỏi thảo luận.
+ Nhóm 1,2: Tại sao QLGT lại điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa? Cho VD
+ Nhóm 3,4: Tại sao QLGT lại kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng suất lao động tăng cao? Cho VD.
+ Nhóm 5,6: Vì sao QLGT lại có tác động phân hóa giàu nghèo giữa những người sản xuất? Cho VD
+ Nhóm 7,8: Liên hệ tác động của QLGT lên hoạt độngcủa công ty A và hợp tác xã B.
- HS: Làm việc cá nhân 2 phút, thảo luận theo câu hỏi đã cho trong nhóm từ 3-4 phút
 Cử đại diện nhóm lên trình bày nội dung đã thảo luận.
Nhóm khác bổ sung, nêu câu hỏi làm rõ vấn đề.
- GV: Theo dõi quá trình thảo luận của HS, nhận xét, bổ sung và kết luận.
* Nhóm 1,2: Điều tiết sx và lưu thông hàng hóa.
+ Trong lĩnh vực sx ng sx bao giờ cũng muốn sp của mình có giá trị cao, bán được nhiều hàng, thu được nhiều lợi nhuận. Muốn vậy người sx phải nắm bắt được sự biến động của thị trường để điều tiết sx.
+ Trong lưu thông: Thông qua sự biến động của thị trường để chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác, từ mặt hàng này sang mặt hàng khác, từ nơi lãi ít đến nơi lãi cao.
* Nhóm 3,4: 
+ Nhà sx muốn giảm TGLĐCB thấp hơn TGLĐXHCT, nâng cao giá trị của sản phẩm để có lợi nhuận thì phải cải tiến kỹ thuật, nâng cao tay nghề của người lđ, hợp lý hóa sx, thực hành tiết kiệm...
* Nhóm 5,6: 
+ Ng tiêu dùng có quyền lựa chọn HH đáp ứng được nhu cầu của họ. Vì vậy muốn người tiêu dùng thừa nhận (chọn) hàng của mình thì người sx cần phải chú ý đến mẫu mã, chất lượng sp cũng như nhu cầu thị hiếu và tâm lý của khách hàng.
+ Ngược lại người sx kinh doanh nào kém, không nhạy bén trong kinh doanh sẽ bị tồn đọng hàng hóa => thua lỗ, phá sản => nghèo.
* Nhóm 7,8: Điều tiết sản xuất lưu thông hàng hóa ( HTX B chuyển hàng từ nơi này tới nơi khác bán), kích thích LLSX phát triển năng suất tăng ( cả công ty A và HTX B)
- GV nhận xét kết luận nội dung.
* Dự kiến sản phẩm của học sinh: Học sinh thấy được tác động tích cực và tiêu cực của quy luật giá trị 
* Dự kiến đánh giá năng lực: Thông qua việc giảng dạy sẽ góp phần hình thành, phát triển cho học sinh các phẩm chất như: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân, năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động xung quanh ta 
2. Tác động của quy luật giá trị
- Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa thông qua sự biến động của giá cả thị trường
- Kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng xuất lao động tăng cao: 
- Phân hóa giầu nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa: 
	Ký duyệt
Ngày soạn:
Ngày giảng:
PPCT: 7
TIẾT: 02 – CẠNH TRANH TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU TH ... u 2: Hãy nêu giải pháp vận dụng tác động điều tiết lưu thông của quy luật giá trị trong các cửa hàng mà em quan sát được.
Câu 3: Hãy nêu ví dụ về sự vận dụng tác động kích thích lực lượng sản xuất và năng suất lao động tăng lên của quy luật giá trị ở một cơ sở sản xuất mà em biết.
Trên cơ sở các nội dung học sinh tìm hiểu giáo viên chốt các nội dung cơ bản
* Dự kiến sản phẩm của học sinh: Học sinh thấy được sự cần thiết của việc vận dụng quy luật kinh tế khi tiến hành kinh doanh
* Dự kiến đánh giá năng lực: Thông qua việc giảng dạy sẽ góp phần hình thành, phát triển cho học sinh các phẩm chất như: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân, năng lực tự học 
2. Đối với người sản xuất, kinh doanh: 
- Phấn đấu giảm chi phí trong sx và lưu thông hàng hóa, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
- Điều chỉnh hoạt động sản xuất, kinh doanh một cách linh hoạt:
- Khi Cung > cầu: thu hẹp sản xuất, kinh doanh.
- Khi Cung < cầu: mở rộng sản xuất, kinh doanh. 
- Áp dụng các biện pháp đổi mới kỹ thuật và công nghệ, hợp lý hóa sx.
VI. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
* Mục tiêu, phương pháp, hình thức: Giúp học sinh củng cố, khắc sâu kiến thức về các quy luật kinh tế cơ bản. Sử dụng linh hoạt các phương pháp như đàm thoại, phát vấn và giải quyết vấn đề. Kết hợp việc giao bài tập theo cá nhân và nhóm với việc học sinh chủ động làm việc trên lớp
* Thời gian: 20 phút
* Cách tiến hành: Học sinh làm bài tập trắc nghiệm sau
Câu 1: Quy luật giá trị yêu cầu tổng thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra tổng hàng hóa phải phù hợp với
A. tổng thời gian lao động cộng đồng.	B. tổng thời gian lao động tập thể.
C. tổng thời gian lao động xã hội.	D. tổng thời gian lao động cá nhân.
Câu 2: Quy luật giá trị tác động đến sản xuất và lưu thông hàng hóa bởi yếu tố nào sau đây?
A. Kích thích tiêu dùng tăng lên.	B. Hạn chế tiêu dùng.
C. Quyết định đến chất lượng hàng hóa.	D. Kích thích LLSX phát triển.
Câu 3: Để đóng xong một cái bàn, hao phí lao động của anh B tính theo thời gian mất 4 giờ. Vậy 4 giờ lao động của anh B được gọi là gì?
A. Thời gian lao động của anh B.	B. Thời gian lao động thực tế.
C. Thời gian lao động cá biệt.	D. Thời gian lao động xã hội cần thiết.
Câu 4: Trong sản xuất và lưu thông hàng hoá cạnh tranh dùng để gọi tắt cho cụm từ nào sau đây?
A. Cạnh tranh văn hoá.	B. Cạnh tranh kinh tế.
C. Cạnh tranh chính trị.	D. Cạnh tranh sản xuất.
Câu 5: Cạnh tranh có vai trò nào sau đây trong sản xuất và lưu thông hàng hoá?
A. Cơ sở sản xuất hàng hoá.	B. Một đòn bẩy kinh tế.
C. Nền tảng của sản xuất hàng hoá.	D. Một động lực kinh tế.
Câu 6: Người sản xuất, kinh doanh cố giành lấy các điều kiện thuận lợi, tránh được những rủi ro, bất lợi trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ là một trong những
A. tính chất của cạnh tranh.	B. nguyên nhân của sự ra đời hàng hóa.
C. nguyên nhân của sự giàu nghèo.	D. nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.
Câu 7: Mục đích cuối cùng của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá là nhằm giành lấy
A. khoa học và công nghệ.	B. thị trường.
C. lợi nhuận.	D. nhiên liệu.
Câu 8: Khối lượng hàng hoá, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định là
A. cầu.	B. khả năng cung cấp.
C. tổng cung.	D. cung.
Câu 9: Khi trên thị trường cung lớn hơn cầu thì xảy ra trường hợp nào sau đây?
A. Giá cả tăng	B. Giá cả giảm
C. Giá cả giữ nguyên	D. Giá cả bằng giá trị
Câu 10: Điều gì sẽ xảy ra dưới đây khi trên thị trường lượng cầu tăng lên?
A. Lượng cung tăng.	B. Lượng cung giảm.
C. Lượng cung cân bằng.	D. Lượng cung giữ nguyên
2. Mức độ thông hiểu
Câu 11: Ý nào sau đây là sai khi nói đến sự xuất hiện của quy luật giá trị?
A. Quy luật giá trị xuất hiện do yếu tố chủ quan.
B. Quy luật giá trị xuất hiện do yếu tố khách quan.
C. Sản xuất và lưu thông hàng hóa ràng buộc bởi quy luật giá trị.
D. Có sản xuất và lưu thông hàng hóa thì có quy luật giá trị.
Câu 12: Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói mặt hạn chế của quy luật giá trị?
A. Phân biệt giàu - nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa.
B. Làm cho giá trị hàng hóa giảm xuống.
C. Làm cho chi phí sản xuất hàng hóa tăng lên.
D. Làm cho hàng hóa phân phối không đều giữa các vùng.
Câu 13: Nhà nước ta đã vận dụng quy luật giá trị như thế nào ?
A. Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển.
B. Xóa bỏ mô hình kinh tế cũ.
C. Xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
D. Để mọi cá nhân tự do sản xuất bất cứ mặt hàng nào.
Câu 14: Hành vi nào sau đây là biểu hiện của sự cạnh tranh không lành mạnh?
A. Khuyến mãi để thu hút khách hàng.
B. Hạ giá thành sản phẩm.
C. Đầu cơ tích trữ để nâng giá .
Câu 15: Trong các nguyên nhân sau, đâu là một trong những nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh?
A. Điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau.
B. Chi phí sản xuất khác nhau.
C. Sự khác nhau về tiền vốn ban đầu.
D. Sự hấp dẫn của lợi nhuận.
Câu 16: Hành vi nào sau đây là biểu hiện của sự cạnh tranh không lành mạnh?
A. Áp dụng khoa học – kĩ thuật tiên tiến trong sản xuất.
B. Khuyến mãi để thu hút khách hàng.
C. Hạ giá thành sản phẩm.
D. Đầu cơ tích trữ để nâng giá cao.
Câu 17: Trường hợp nào sau đây được gọi là cung?
A. Công ty A xây dựng nhà máy sản xuất hàng hóa.
B. Anh A khảo sát nhu cầu thị trường để sản xuất hàng hóa.
C. Công ty A ngày mai sẽ sản xuất thêm 1 triệu sản phẩm.
D. Công ty B thảo kế hoạch sản xuất 1 triệu sản phẩm.
Câu 17: Biểu hiện nào dưới đây không phải là cung?
A. Quần áo được bày bán ở các cửa hàng thời trang
B. Đồng bằng sông Cửu Long chuẩn bị thu hoạch 10 tấn lúa để xuất khẩu
C. Công ty sơn H hàng tháng sản xuất được 3 triệu thùng sơn để đưa ra thị trường
D. Rau sạch được các hộ gia đình trồng để ăn, không bán
Câu 18: Vận dụng quan hệ cung – cầu để lí giải tại sao có tình trạng “cháy vé” trong một buổi ca nhạc có nhiều ca sĩ nổi tiếng biểu diễn?
A. Do cung < cầu	B. Do cung = cầu
C. Do cung, cầu rối loạn	D. Do cung > cầu
2. Mức độ vận dụng 
Câu 19: Do giá trái cây ở miền Bắc tăng cao và bán chạy nên ông H đã quyết định đưa các loại trái cây từ miền Nam ra miền Bắc để bán nhằm thu nhiều lợi nhuận. Vậy hiện tượng này thể hiện tác động nào của quy luật giá trị ?
A. Điều tiết sản xuất và điều tiết lưu thông.
B. Điều chỉnh sản xuất và phân phối lại hàng hóa .
C. Phân hóa giàu nghèo giữa những người sản xuất.
D. Kích thích lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động.
Câu 20: Để sản xuất ra một con dao cắt lúa, ông A phải mất thời gian lao động cá biệt là 3 giờ, trong khi thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất con dao là 2 giờ. Trong trường hợp này, việc sản xuất của ông A sẽ
A. thua lỗ.	B. có thể bù đắp được chi phí.
C. hoà vốn.	D. thu được lợi nhuận.
Câu 21: Những người có điều kiện sản xuất thuận lợi, có trình độ, kiến thức cao, trang bị kỹ thuật tốt nên có hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết, nhờ đó giàu lên nhanh chóng là tác động nào sau đây của quy luật giá trị ?
A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.
B. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển.
C. Phân hoá giàu – nghèo giữa những người sản xuất hàng hoá.
D. Tăng năng suất lao động.
Câu 22: Hành vi xả nước thải chưa xử lí ra sông của Công ty V trong hoạt động sản xuất thể hiện mặt hạn chế nào dưới đây trong cạnh tranh?
A. Sử dụng những thủ đoạn phi pháp	B. Gây rối loạn thị trường
C. Làm cho nền kinh tế bị suy thoái	D. Làm cho môi trường suy thoái
Câu 23: Cửa hàng của anh A được cấp giấy phép bán đường sữa, bánh kẹo. Nhận thấy nhu cầu về thức ăn nhanh trên thị trường tăng cao nên anh A đã bán thêm mặt hàng này mà không khai báo cơ quan chức năng. Hành vi của anh A là biểu hiện nào của tính hai mặt trong cạnh tranh?
A. Cạnh tranh trực tuyến.	B. cạnh tranh tiêu cực.
C. cạnh tranh lành mạnh.	D. cạnh tranh không lành mạnh.
Câu 24: H rất thích ăn thịt bò trong thực đơn hàng ngày của mình nhưng giá thịt bò tăng cao, trong khi giá thịt lợn lại giảm rất mạnh. Để phù hợp với quy luật cung cầu và để tiêu dùng có lợi nhất, bạn H nên điều chỉnh hoạt động tiêu dùng của mình như thế nào để có lợi nhất?.
A. không ăn thịt mà chỉ mua rau.
B. chuyển sang ăn chay đợi cho thịt bò xuống.
C. chuyển sang dùng thêm thịt lợn.
D. giữ nguyên thực đơn thịt bò hàng ngày.
Câu 25: Qua mùa trung thu, nhu cầu về bánh trung thu của người tiêu dùng giảm xuống nên nhà sản xuất đã thu hẹp quy mô sản xuất bánh trung thu để chuyển sang sản xuất sản phẩm khác. Nhà sản xuất làm như vậy để
A. thu hút thị hiếu người tiêu dùng.	B. thu nhiều lợi nhuận.
C. cạnh tranh với các mặt hàng khác	D. tránh bị thua lỗ.
* Dự kiến sản phẩm của học sinh: Học sinh thấy được một số biểu hiện về các quy luật kinh tế cơ bản, giải thích được các hiện tượng kinh tế diễn ra xung quang ta để có điều chỉnh phù hợp.
* Dự kiến đánh giá năng lực: năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân, năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động xuang quanh ta.
IV. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 
* Mục tiêu, phương pháp, hình thức: Giúp học sinh củng cố, khắc sâu kiến thức về vận các quy luật kinh tế cơ bản. Giao bài tập cho học sinh về làm ở nhà
* Thời gian: 10 phút
* Cách thức tiến hành: Học sinh cùng trao đổi về tính huống sau
Câu 1: Em hiểu thế nào là "nguyên tắc ngang giá" trong quá trình lưu thông hàng hóa?
Câu 2: Tại sao hàng hóa do thời gian lao động cần thiết quyết định mà không phải thời gian lao động cá biệt?
Câu 3: Cạnh tranh là gì? Phân tích tính tất yếu khách quan và mục đích của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Câu 4: Khi nước ta là thành viên của tổ chức Thương mại thế giới (WTO), theo em, tính chất và mức độ cạnh tranh sẽ diễn ra theo hướng nào (êm dịu hay gay gắt quyết liệt)? Tại sao?
Câu 5: Cầu là gì? Cung là gì? Tại sao người bán và người mua lại quan tâm đến nhu cầu có khả năng thanh toán?
* Dự kiến sản phẩm của học sinh: Thấy được vai trò của việc vận dụng các quy luật kinh tế cơ bản
* Dự kiến đánh giá năng lực: năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân, năng lực tìm hiểu và tự học.
IV. HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG
* Mục tiêu, phương pháp, hình thức: Giúp học sinh củng cố, khắc sâu kiến thức về vận động và phát triển để giải thích các hiện tượng diễn ra trong đời sống thực tiễn. Giao bài tập cho học sinh về làm ở nhà
* Thời gian: 5 phút
* Cách thức tiến hành: Học sinh về nhà suy nghĩ tình huống sau
Giả sử em là người chủ sản xuất và kinh doanh mặt hàng giày da đang bán rất chạy trên thị trường, trong xã hội lại có rất nhiều người cùng tham gia sản xuất kinh doanh ngành đó. Em hãy vận dụng kiến thức đã học để tìm cách chiến thắng trong cạnh tranh. 
* Dự kiến sản phẩm của học sinh: Thấy được vai trò của việc vận dụng các quy luật kinh tế cơ bản
* Dự kiến đánh giá năng lực: năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân, năng lực tìm hiểu và tự học.
V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC TỰ HỌC
	Học sinh làm bài tập trong sách giáo khoa
 Ký duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_11_chu_de_quy_luat_gia_tri_tro.doc