Giáo án Giáo dục công dân 11 - Tiết 2, 3: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng

Giáo án Giáo dục công dân 11 - Tiết 2, 3: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng

I- Mục tiêu bài học:

 Học xong bài này học sinh cần đạt được:

1. Về kiến thức

 - Nhận biết được chức năng của TGQ, PPL của Triết học.

 - Nhận biết được nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, PPL biện chứng và PPL siêu hình.

2. Về kỹ năng:

 Nhận xét, đánh giá được một số biểu hiện của quan điểm duy vật hoặc quan điểm duy tâm, biện chứng hoặc siêu hình trong cuộc sống hàng ngày.

3. Về thái độ:

 Có ý thức trau dồi TGQ duy vật và PPL biện chứng.

II- Nội dung trọng tâm: Làm rõ nội dung cơ bản của TGQ duy vật và PPL biện chứng – đây là cơ sở lý luận để xem xét các vấn đề tiếp ở các bài sau.

* Tiết 1: Làm rõ nội dung:

 - Vai trò TGQ và PPL của Triết học;

- TGQ duy vật – TGQ duy tâm;

 

doc 7 trang Người đăng hong.qn Lượt xem 2183Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 11 - Tiết 2, 3: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN THỨ NHẤT
CÔNG DÂN VỚI VIỆC HÌNH THÀNH THẾ GIỚI QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN BIỆN CHỨNG
Ngày soạn: 1.9.2016
Tiết 2,3: Bài 1:
THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT
VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN BIỆN CHỨNG
I- Mục tiêu bài học:
 Học xong bài này học sinh cần đạt được:
1. Về kiến thức
 - Nhận biết được chức năng của TGQ, PPL của Triết học.
 - Nhận biết được nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, PPL biện chứng và PPL siêu hình.
2. Về kỹ năng:
 Nhận xét, đánh giá được một số biểu hiện của quan điểm duy vật hoặc quan điểm duy tâm, biện chứng hoặc siêu hình trong cuộc sống hàng ngày.
3. Về thái độ:
 Có ý thức trau dồi TGQ duy vật và PPL biện chứng.
II- Nội dung trọng tâm: Làm rõ nội dung cơ bản của TGQ duy vật và PPL biện chứng – đây là cơ sở lý luận để xem xét các vấn đề tiếp ở các bài sau.
* Tiết 1: Làm rõ nội dung: 
	- Vai trò TGQ và PPL của Triết học;
- TGQ duy vật – TGQ duy tâm; 
III- Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học: 
1. Phương pháp: 
Kết hợp các phương pháp: Giảng giải, đàm thoại, nêu vấn đề và chứng minh.
2. Hình thức tổ chức: 
Đàm thoại kết hợp thảo luận nhóm.
IV- Phương tiện dạy học: SGK, SGV, một số bảng so sánh và phiếu học tập để củng cố bài học.
V- Tiến trình bài học:
A - ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC.
B- KIỂM TRA BÀI CŨ: 
 Kiểm tra sự chuẩn bị sách, vở của học sinh
Giới thiệu bài mới.
 - Nêu yêu cầu cần tìm hiểu của bài.
C- DẠY BÀI MỚI:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cơ bản
 Hoạt động 1: Thảo luận lớp tìm hiểu vai trò của TGQ, PPLcủa Triết học.
* Mục tiêu: Học sinh nắm được TH nghiên cứu những quy luật chung, phổ biến- khác với các môn KH khác -> trở thành TGQ, PPL chung của khoa học.
* Cách tiến hành: 
- GV: HD học sinh nghiên cứu sgk, liên hệ với các môn khoa học khác, trả lời câu hỏi:
- GV: Nêu câu hỏi thảo luận: 
GV: Triết học là gì ?
GV: Hãy nêu đối tượng nghiên cứu của các môn khoa học cụ thể (VD:)
GV: Đối tượng nghiên cứu của Triết học là gì? 
GV: Tại sao triết học có vai trò là thế giới quan, phương pháp luận của khoa học ?
- HS: Thảo luận trả lời từng câu hỏi.
- GV: Tóm tắt các ý kiến, nhận xét, bổ sung và kết luận
* Củng cố: Hướng dẫn học sinh làm bài tập so sánh đối tượng nghiên cứu của Triết học và các môn KH cụ thể:
Hoạt động 2: Học sinh thảo luận nhóm tìm hiểu TGQ duy vật và TGQ duy tâm
* Mục tiêu: HS hiểu được: Thế giới quan là gì ? Cơ sở để phân biệt TGQ DV và TGQ DT.
* Cách tiến hành:
GV: Chia HS thành 4 nhóm, hướng dẫn nghiên cứu SGK và liên hệ thực tiễn, thảo luận.
- Nội dung thảo luận:
+ Nhóm 1: Thế giới quan là gì ? Nêu biểu hiện của các loại thế giới quan ?
 + Nhóm 2: Vấn đề cơ bản của triết học là gì ? Cơ sở để phân loại các hình thái TGQ?
+ Nhóm 3 và nhóm 4: So sánh sự khác nhau giữa TGQDV và TGQDT ?
 TGQDV - TGQDT
Quan điểm:
Vai trò: 
Ý nghĩa: 
- Học sinh thảo luận theo nhóm, ghi nội dung trả lời ra giấy nháp.
- Đại diện các nhóm trình bày nội dung đã thảo luận
- GV: HD học sinh bổ sung
- GV: Nhận xét, kết luận
1. Thế giới quan và phương pháp luận của Triết học.
a. Vai trò thế giới quan, phương pháp luận của triết học.
- Triết học là hệ thống các quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó.
- Đối tượng nghiên cứu của Triết học: Là những quy luật chung nhất, phổ biến nhất về sự vận động và phát triển của giới tự nhiên, đời sống xã hội và tư duy.
- Triết học có vai trò là thế giới quan, phương pháp luận chung cho mọi hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người.
b. Thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm.
* Thế nào là thế giới quan:
Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống.
* Nội dung vấn đề cơ bản của Triết học gồm có 2 mặt:
- Mặt thứ nhất trả lời câu hỏi: Giữa vật chất (tồn tại, tự nhiên) và ý thức (tư duy, tinh thần) cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào ?
- Mặt thứ 2: Trả lời câu hỏi: Con người có thể nhận thức được thế giới khách quan không ?
* Dựa vào cách giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của Triết học mà chia thành thế giới quan duy vật hay thế giới quan duy tâm.
- Thế giới quan duy vật cho rằng: Giữa vật chất và ý thức thì vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người, không do ai sáng tạo ra và không ai tiêu diệt được.
=> Thế giới quan duy vật có vai trò tích cực trong việc phát triển khoa học.
- Thế giới quan duy tâm cho rằng: ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên. 
=> Thế giới quan duy tâm là chỗ dựa về lý luận cho các lực lượng xã hội lỗi thời, kìm hãm sự phát triển của lịch sử.
D- CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP: 
* Mục tiêu: Học sinh hiểu rõ: - Vai trò TGQ và PPL của Triết học;
- Phân biệt được TGQ duy vật – TGQ duy tâm
* GV: Hướng dẫn học sinh nêu ví dụ một số câu thơ hoặc châm ngôn về con người, về thế giới, cho nhận xét xem thuộc TGQ nào ?
VD: 1- “Sống chêt có mệnh, giàu sang do trời”
 2- “Ngẫm hay muôn sự tại trời
 Trời kia đã bắt làm người có nhân
 Bắt phong trần phải phong trần
 Cho thanh cao mới được phần thanh cao”
 (Truyện Kiều - ND)
E- DẶN DÒ: 
- GV yêu cầu học sinh về nhà học bài, đọc phần Tư liệu tham khảo và làm các bài tập 1,2,3,4 (SGK trang 11)
	- Đọc tiếp mục 1-c và mục 2 trong SGK
________________________________________
Ngày soạn 23.8.2015
Tiết 3: Bài 1:
THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT
VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN BIỆN CHỨNG
I- Mục tiêu bài học: Như tiết 1
II- Nội dung trọng tâm: 
Làm rõ nội dung cơ bản của TGQ duy vật và PPL biện chứng – đây là cơ sở lý luận để xem xét các vấn đề tiếp ở các bài sau.
* Tiết 2: Làm rõ nội dung: 
- PPL Biện chứng và PPL Siêu hình
	- Chủ nghĩa duy vật biện chứng – sự thống nhất giữa Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng. 
III- Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học: 
1. Phương pháp: 
Kết hợp các phương pháp: Giảng giải, đàm thoại, nêu vấn đề và chứng minh.
2. Hình thức tổ chức: 
Đàm thoại kết hợp thảo luận nhóm.
IV- Phương tiện dạy học: 
SGK, SGV, một số bảng so sánh và phiếu học tập để củng cố bài học.
V- Tiến trình bài học:
A- ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC
B- KIỂM TRA BÀI CŨ: 
GV: Nêu câu hỏi.
Câu 1- Hãy phân tích sự khác nhau về Đối tượng nghiên cứu giữa Triết học và các môn khoa học khác ? Cho ví dụ ?
Câu 2- Vấn đề cơ bản của Triết học là gì ? Cơ sở để phân biệt các hệ thống thế giới quan trong Triết học ?
Giới thiệu bài mới.
- GV: HD học sinh đọc chuyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi”- sgk – hỏi HS: Em nhận xét gì về câu chuyện trên.
- GV: Giới thiệu nội dung kiến thức cần tìm hiểu ở mục 1-c và mục 2.
C- DẠY BÀI MỚI:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cơ bản
Hoạt động 1: Học sinh thảo luận lớp tìm hiểu về phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình.
* Mục tiêu: HS hiểu được khái niệm: phương pháp luận, phương pháp luậnTriết học, phân biệt được phương pháp luậnbiện chứng và phương pháp luận siêu hình.
* Cách tiến hành:
- GV: HD học sinh đọc sgk, tìm hiểu
Câu hỏi:
GV: Thế nào là phương pháp ? Phương pháp luận ?
- HS: Nghiên cứu tài liệu, trả lời câu hỏi.
- GV: Nhận xét, bổ sung.
GV: Em hãy giải thích câu nói của Hêraclit SGK? Qua đó em hiểu thế nào là phương pháp luận biện chứng?
GV: Cho HS đọc và phâm tích truyện “Thầy bói xem voi”
HS: Đọc truyện
GV: 
GV: Việc làm của những thày bói khi xem voi?
GV: Em có nhận xét gì về vấn đề mà các thàya bói đã nói?
- HS: Nghiên cứu tài liệu, trả lời câu hỏi.
- GV: Nhận xét, bổ sung.
* Củng cố: 
- HS làm bài tập 5 sgk trang 11
c. Phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình.
- Phương pháp: Là cách thức đạt tới mục đích đặt ra.
- Phương pháp luận là khoa học về phương pháp, về những phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp luận biện chứng: Xem xét sự vật hiện tượng trong sự ràng buộc lẫn nhau giữa chúng, trong sự vận động và phát triển không ngừng.
- Phương pháp luận siêu hình: Xem xét sự vật, hiện tượng một cách phiến diện, chỉ thấy chúng tồn tại trong trạng thái cô lập, không vận động, không phát triển.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cơ bản
Hoạt động 2
(Rèn luyện kĩ năng: Phân tích, so sánh)
- GV: Kẻ bảng so sánh
- HS: Đọc hai VD trong SGK trang 9 và điền vào bảng (lập sẵn) hoặc phát phiếu học tập cho từng nhóm.
CH: Thông qua bảng tại sao CN DVBC là sự thống nhất giữa TGQ DV và PPL BC.
2. Chủ nghĩa duy vật biện chứng – sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng.
TGQ
PPL
V.dụ
Các nhà DV trước C.Mác
Duy vật
Siêu hình
T.giới TN có trước nhưng c.người lại phụ thuộc vào số trời
Các nhà BC trước C.Mác
Duy tâm
Biện chứng
YT có
Trước VC
 và q.định
 VC
TH Mác- Lênin
Duy vật
Biện chứng
T.giới
k.quan 
tồn tại
độc lập
với YT,
Luôn
v.động và
Phtriển
- TH Mác-Lênin là sự thống nhất giữa TGQ DV và PPL BC tức là: 
+ TGQ: phải đứng trên quan điểm DVBC
+ PPL: phải đứng trên quan điểm BCDV
D- CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP 
1- Nhận xét một số câu nói tiêu biểu của các nhà triết học sau:
- Béccơli: “Không có sự vật nằm ngoài cảm giác”
- Khổng Tử: “Sống chết do mệnh, giàu sang do Trời”
- Hêracơlit: “Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông”
2- Hãy tìm các câu thành ngữ, tục ngữ hoặc câu thơ mà em cho là theo phương pháp biện chứng ?
3. Hãy cho biết ý kiến của em về tính biện chứng trong các câu sau;
- Không thầy đố mày làm nên.
- Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
- Một cây mà chẳng lên non
 Ba cây chụm lại lên hòn núi cao.
4. Bài tập tình huống về nhà:
Liên đang khỏe mạnh bỗng bị ốm cả tuần không thể ngồi dậy được. Bố mẹ của Liên rất lo lắng. Mấy người hàng xóm đến chơi và khuyên bố mẹ bạn Liên.Người thì khuyên rằng: phải đưa Liên đi khám bệnh để có phác đồ điều trị đúng, người khác lại nói phải mời thầy cúng về nhà làm lễ chứ bệnh viện chắc gì đã khỏi, lại có ý kiến cho rằng phải kết hợp cả hai vừa đi bệnh viện vừa mời thầy cúng về làm lễ mới nhanh khỏi bệnh.
Theo em, gia đình Liên nên làm gì?
E- DẶN DÒ.
 GV yêu cầu học sinh về nhà học bài, trả lời các câu hỏi trong sgk. Đọc trước bài 3.
________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_1_Cong_dan_voi_su_phat_trien_kinh_te.doc