Giáo án giảng dạy môn Vật lý 11 - Chương I: Điện tích, điện trường

Giáo án giảng dạy môn Vật lý 11 - Chương I: Điện tích, điện trường

Có hai quả cầu giống nhau mang điện tích có độ lớn như nhau ( ), khi đưa chúng lại gần thì chúng đẩy nhau. Khi cho chúng tiếp xúc nhau, sau đó tách chúng ra một khoảng nhỏ thì chúng

A. hút nhau.

B. đẩy nhau.

C. có thể hút hoặc đẩy nhau.

D. không tương tác với nhau.

[
]

Có hai quả cầu giống nhau mang điện tích có độ lớn như nhau ( ), khi đưa chúng lại gần nhau thì chúng hút nhau. Cho chúng tiếp xúc nhau rồi tách chúng ra một khoảng nhỏ thì chúng

A. hút nhau.

B. đẩy nhau.

C. có thể hút hoặc đẩy nhau.

D. không tương tác với nhau.

 

doc 9 trang Người đăng quocviet Lượt xem 3575Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án giảng dạy môn Vật lý 11 - Chương I: Điện tích, điện trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần một: ĐIỆN HỌC - ĐIỆN TỪ HỌC
Chương I: ĐIỆN TÍCH. ĐIỆN TRƯỜNG ( 40 câu)
1. Điện tích. Định luật Culông (13 câu)
[] 
Có hai quả cầu giống nhau mang điện tích có độ lớn như nhau (), khi đưa chúng lại gần thì chúng đẩy nhau. Khi cho chúng tiếp xúc nhau, sau đó tách chúng ra một khoảng nhỏ thì chúng
A. hút nhau.
B. đẩy nhau.
C. có thể hút hoặc đẩy nhau.
D. không tương tác với nhau. 
[]
Có hai quả cầu giống nhau mang điện tích có độ lớn như nhau (), khi đưa chúng lại gần nhau thì chúng hút nhau. Cho chúng tiếp xúc nhau rồi tách chúng ra một khoảng nhỏ thì chúng 
A. hút nhau.
B. đẩy nhau.
C. có thể hút hoặc đẩy nhau.
D. không tương tác với nhau. 
[]
Hai quả cầu kim loại A và B tích điện tích lần lượt là q1 và q2 trong đó q1 là điện tích dương, q2 là điện tích âm, và . Cho hai quả cầu tiếp xúc nhau, sau đó tách chúng ra và đưa quả cầu B lại gần quả cầu C mang điện tích âm thì chúng
A. hút nhau. 
B. đẩy nhau.
C. có thể hút hoặc đẩy nhau.
D. không hút cũng không đẩy nhau. 
 [] 
Có bốn vật A, B, C, D kích thước nhỏ, nhiễm điện. Biết rằng vật A hút vật B nhưng lại đẩy vật C. Vật C hút vật D. Khẳng định nào sau đây là không đúng?
A. Điện tích của vật A và D trái dấu.
B. Điện tích của vật A và D cùng dấu.
C. Điện tích của vật B và D cùng dấu.
D. Điện tích của vật A và C cùng dấu. 
[]
Chiếc lược nhựa tích điện hút được những mẩu giấy vụn là vì:
A. những mẩu giấy vụn được tích điện trái dấu từ trước.
B. những mẩu giấy vụn được tích được tích điện trái dấu sau khi đưa lược nhựa lại gần.
C. những mẩu giấy vụn bị nhiễm điện do hưởng ứng, phần trái dấu gần lược.
D. một lý do khác.
[]
Cho hình vẽ. Trong đó: A là thanh kim loại treo trên giá cách điện, B là vật nhiễm điện dương từ trước. Quan sát thấy vật B hút vật A, kết luận nào sau đây về điện tích của vật A là đúng?
+
A
B
A. Mang điện dương.
B. Mang điện âm.
C. Không mang điện.
D. Chưa thể kết luận.
[]
Cho hình vẽ. Trong đó: A là thanh kim loại treo trên giá cách điện, B là vật nhiễm điện dương từ trước. Quan sát thấy vật B đẩy vật A, kết luận nào sau đây về điện tích của vật A là đúng?
+
A
B
A. mang điện dương.
B. mang điện âm.
C. không mang điện.
D. chưa thể kết luận.
[]
Khi đưa hai vật cách điện, tích điện cùng dấu lại gần nhau. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Hai vật luôn đẩy nhau.
B. Hai vật có thể ở trạng thái cân bằng.
C. Hai vật có thể hút nhau.
D. B và C đều đúng.
[]
Khi đưa hai vật tích điện cùng dấu lại gần nhau. Khẳng định nào sau đây là sai?
A. Hai vật luôn đẩy nhau.
B. Hai vật có thể ở trạng thái cân bằng.
C. Hai vật có thể hút nhau.
D. A và C đều đúng.
[]
Hai điện tích bằng nhau +Q nằm cách nhau một khoảng bằng 2cm. Nếu một trong hai điện tích được thay thế bằng -Q thì so với trường hợp đầu, cường độ của lực tương tác trong trường hợp sau so với trường hợp đầu sẽ:
A. bằng không.
B. nhỏ hơn.
C. bằng nhau.
D. lớn hơn.
[] 
Hãy chọn câu đúng:
So với lực tương tác điện giữa hai proton, lực hấp dẫn tương tác giữa chúng là lực:
A. yếu hơn.
B. bằng nhau.
C. mạnh hơn.
D. có thể mạnh hơn hoặc yếu hơn, tùy thuộc vào khoảng cách lớn hay nhỏ 
giữa hai proton.
[] 
Chọn câu trả lời đúng. 
Một điện tích điểm Q nằm trên mặt cắt giới hạn của nửa mặt cầu được tích điện đều. Lực tĩnh điện của Q tác dụng lên điện tích trên nửa mặt cầu sẽ hướng theo chiều:
+ 
+ 
+ 
+ 
+ 
+ 
+ 
+ 
Q · 
A. nằm ngang trên mặt cắt giới hạn
B. vuông góc với mặt cắt giới hạn.
C. dưới một góc xiên với mặt cắt giới hạn.
D. vuông góc hoặc nằm ngang với mặt cắt giới hạn.
E. kết quả này phụ thuộc vào điện tích Q và điện tích trên mặt quả cầu là cùng dấu hay khác dấu.
[]
Cho ba quả cầu X, Y, Z mang điện qX = qY = qZ như hình vẽ. Biết XY = XZ, hai quả cầu Y, Z cố định, X có thể chuyển động tự do trên mặt phẳng không ma sát. Trong các đường biểu diễn trên hình vẽ, quả cầu X sẽ chuyển động theo đường nào?
X
Y
Z
A
D
C
B
+
+
-
A. đường A
B. đường B.
C. đường C
D. đường D.
2. Thuyết Electron. Định luật bảo toàn điện tích (5 câu)
[]
Hai quả cầu kim loại mang các điện tích lần lượt là q1 và q2, cho chúng tiếp xúc nhau. Sau đó tách chúng ra thì mỗi quả cầu mang điện tích 
A. q = q1 + q2
B. q = q1 – q2
C. q = (q1 + q2)/2
D. q = (q1- q2)/2 
[]
Trong trường hợp nào sau đây sẽ không xảy ra hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng?
A. thanh kim loại không mang điện.
B. thanh kim loại mang điện dương.
C. thanh kim loại mang điện âm.
D. thanh nhựa mang điện âm.
[]
 Vào mùa hanh khô, nhiều khi kéo áo len qua đầu, ta thấy có tiếng nổ lách tách. Đó là do
A. hiện tượng nhiễm điện do tiếp xúc.
B. hiện tượng nhiễm điện do cọ xát.
C. hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng.
D. cả ba hiện tượng nhiễm điện nêu trên.
[]
Cho hệ như hình vẽ. Q là quả cầu nhiễm điện dương, cách điện với đất, AB và C là các vật trung hòa về điện, D là dây dẫn. Ban đầu dây D chưa tiếp xúc với đầu A, sau khi cho dây D tiếp xúc vào đầu A thì quả cầu C sẽ:
+
Q
C
B
A
A. tích điện âm.
B. tích điện dương.
C. không tích điện.
D. chưa thể kết luận gì về điện tích của quả cầu C.
[] 
Vật A trung hòa điện đặt tiếp xúc với vật B đang nhiễm điện dương thì vật A cũng nhiễm điện dương, là do:
A. điện tích dương từ vật B di chuyển sang vật A
B. iôn âm từ vật A di chuyển sang vật B
C. electron di chuyển từ vật A sang vật B
D.electron di chuyển từ vật B sang vật A
3. Điện trường (4 câu)
[]
Đặt một điện tích dương, khối lượng nhỏ vào trong điện trường rồi thả nhẹ. Điện tích sẽ chuyển động:
A. dọc theo chiều của đường sức điện trường.
B. ngược chiều đường sức điện trường.
C. vuông góc với đường sức điện trường.
D. theo một quỹ đạo bất kì.
[]
Đặt một điện tích âm, khối lượng nhỏ vào trong điện trường rồi thả nhẹ. Điện tích sẽ chuyển động:
A. dọc theo chiều của đường sức điện trường.
B. ngược chiều đường sức điện trường.
C. vuông góc với đường sức điện trường.
D. theo một quỹ đạo bất kì.
[]
Công thức xác định cường độ điện trường gây ra bởi điện tích Q < 0, tại một điểm trong chân không, cách điện tích Q một khoảng r là:
 A. 
B. 
C. 
D. 
[]
Khi đo điện trường tại một điểm nào đó ta dùng một điện tích thử q0. Điện tích này phải có giá trị đủ nhỏ để:
A. lực tác dụng lên điện tích q0 là nhỏ.
B. điện tích q0 không gây ra điện trường tại điểm ta đang xét.
C. điện tích q0 không ảnh hưởng đến điện trường cần đo.
D. cả B và C đều đúng.
4. Công của lực điện. Hiệu điện thế (5 câu)
[]
Một điện tích q chuyển động trong điện trường đều theo một đường cong kín. Gọi công của lực điện trong chuyển động đó là A thì
A. A > 0 nếu q > 0.
B. A > 0 nếu q < 0.
C. A ≠ 0 còn dấu của A chưa xác định vì chưa biết chiều chuyển động của q.
D. A = 0 trong mọi trường hợp.(1.36/7)
[]
Có hai vật dẫn hình cầu. Vật thứ hai có đường kính gấp hai lần đường kính vật thứ nhất (hình). Vật thứ nhất được tích một điện lượng +q. Nếu nối hai vật với nhau bằng một sợi dây dẫn nhỏ, thì trường hợp nào dưới đây sẽ xảy ra?
d
2d
A. hai vật có điện thế bằng nhau.
B. vật thứ hai có điện thế gấp hai lần điện thế của vật thứ nhất.
C. vật thứ hai có điện thế bằng một nửa điện thế của vật thứ nhất.
D. hai vật sẽ có điện tích bằng nhau.
[]
Chọn câu đúng.
Công thức tính điện thế của một điện tích điểm gây ra tại một điểm cách nó một khoảng r là:
A. V = 
B. V = 
C. V = 
D. V = 
[]
Chọn câu đúng.Chúng ta thường chọn gốc điện thế V = 0 tại mặt đất, đổi lại nếu chúng ta chọn gốc điện thế V = 100(V) tại mặt đất thì điện thế và hiệu điện thế của một điểm M nào đó so với mặt đất biến thiên như thế nào?
A. VM tăng 100(V), UMĐ tăng 100(V).
B. VM tăng 100(V), UMĐ không đổi.
C. VM không đổi, UMĐ tăng 100(V).
D. VM không đổi, UMĐ không đổi.
[] 
Để hai quả cầu dẫn có kích thước khác nhau, một quả cầu được tích điện, một quả không, ta phải tích điện cho quả cầu nào để sau khi cho chúng tiếp xúc với nhau thì thu được hệ có điện thế lớn hơn?
A. cho quả cầu nhỏ hơn, vì nó có thể nhận được một điện lượng lớn hơn từ nguồn.
B. cho quả cầu lớn hơn, vì nó có thể nhận được một điện lượng lớn hơn từ nguồn.
C. giá trị của điện thế chỉ phụ thuộc vào loại điện tích chứ không phụ thuộc vào kích thước quả cầu.
D. giá trị của điện thế lớn hay nhỏ là phụ thuộc vào loại vật liệu tạo ra quả cầu.
6. Vật dẫn và điện môi trong điện trường (6 câu)
[]
Giả sử người ta làm cho một số electron tự do từ một miếng sắt vẫn trung hòa điện di chuyển sang vật khác. Khi đó
A. bề mặt miếng sắt vẫn trung hòa điện.
B. bề mặt miếng sắt nhiễm điện dương.
C. bề mặt miếng sắt nhiễm điện âm.
D. trong lòng miếng sắt nhiễm điện dương.
[]
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Khi đưa một vật nhiễm điện dương lại gần một quả cầu bấc (điện môi) thì quả cầu bấc bị hút về phía vật nhiễm điện dương.
B. Khi đưa một vật nhiễm điện âm lại gần một quả cầu bấc (điện môi) thì quả cầu bấc bị hút về phía vật nhiễm điện âm.
C. Khi đưa một vật nhiễm điện âm lại gần một quả cầu bấc (điện môi) thì quả cầu bấc bị đẩy ra xa vật nhiễm điện âm.
D. Khi đưa một vật nhiễm điện lại gần một quả cầu bấc (điện môi) thì quả cầu bấc bị hút về phía vật nhiễm điện.
[]
Hai quả cầu bằng kim loại có bán kính như nhau, mang điện tích cùng dấu. Một quả cầu đặc, một quả cầu rỗng. Ta cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau thì
A. điện tích của hai quả cầu bằng nhau.
B. điện tích quả cầu đặc lớn hơn điện tích quả cầu rỗng.
C. điện tích quả cầu rỗng lớn hơn điện tích quả cầu đặc.
D. hai quả cầu đều trở thành trung hòa điện.
[]
Đưa một cái đũa nhiễm điện lại gần những mẩu giấy nhỏ, ta thấy mẩu giấy bị hút về phía đũa. Sau khi chạm vào đũa thì
A. mẩu giấy càng bị hút chặt vào đũa.
B. mẩu giấy bị nhiễm điện tích trái dấu với đũa.
C. mẩu giấy trở nên trung hòa điện nên bị đũa đẩy ra.
D. mẩu giấy bị đẩy ra khỏi đũa do nhiễm điện cùng dấu với đũa.
[]
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Một vật dẫn nhiễm điện dương thì điện tích luôn luôn được phân bố đều trên bề mặt vật dẫn.
B. Một quả cầu bằng đồng nhiễm điện âm thì véctơ cường độ điện trường tại điểm bất kì bên trong quả cầu có hướng về tâm quả cầu.
C. Vectơ cường độ điện trường tại một điểm bên ngoài vật nhiễm điện luôn có phương vuông góc với mặt vật đó.
D. Điện tích ở mặt ngoài của một quả cầu kim loại nhiễm điện được phân bố như nhau ở mọi điểm.
[] 
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. tất cả mọi điểm trên vật dẫn cân bằng điện đều có cùng điện thế.
B. nếu quả cầu kim loại đặc mang điện thì điện tích sẽ phân bố đều trong toàn bộ thể tích của quả cầu.
C. điện trường trên bề mặt của vật dẫn không nhất thiết phải có hướng vuông góc với mặt ngoài của vật dẫn.
D. một vật dẫn được nối đất có thể có điện thế bất kì.
7. Tụ điện (7 câu)
[]
Chọn câu đúng.
Khi để một tụ đã tích điện trong không khí thì theo thời gian điện tích của tụ sẽ biến đổi như thế nào?
A. Không thay đổi. B. Tăng dần.
C. Giảm dần. D. Bằng không ngay sau khi ngắt khỏi tụ điện. 
[]
Một tụ điện phẳng, giữ nguyên diện tích đối diện giữa hai bản tụ, tăng khoảng cách giữa hai bản tụ lên hai lần thì điện dung của tụ:
A. không thay đổi.
B. tăng lên hai lần.
C. giảm đi hai lần.
D. tăng lên bốn lần.
[]
Bốn tụ điện giống nhau có điện dung C được ghép nối tiếp với nhau thành một bộ điện. Điện dung của bộ tụ điện đó là:
A. Cb = 4C.
B. Cb = C/4.
C. Cb = 2C.
D. Cb = C/2.
[]
Bốn tụ điện giống nhau có điện dung C được ghép song song với nhau thành một bộ điện. Điện dung của bộ tụ điện đó là:
A. Cb = 4C.
B. Cb = C/4.
C. Cb = 2C.
D. Cb = C/2.
[]
Tụ phẳng, bản tụ hình tròn, nếu tăng bán kính hai bản lên hai lần và giảm khoảng cách giữa hai bản tụ đi một nửa thì điện dung của tụ điện:
A. giảm bốn lần. B. tăng tám lần.
C. tăng gấp đôi. D. không thay đổi.
[]
 Một tụ điện phẳng được mắc vào hai cực của một nguồn điện có hiệu điện thế 50(V). Ngắt tụ điện ra khỏi nguồn rồi kéo cho khoảng cách giữa hai bản tụ tăng gấp hai lần thì điện dung của tụ sẽ:
A. không thay đổi. B. tăng lên hai lần.
C. giảm đi hai lần. D. tăng lên bốn lần.
[]
 Một tụ điện phẳng được mắc vào hai cực của một nguồn điện có hiệu điện thế 50(V). Ngắt tụ điện ra khỏi nguồn rồi kéo cho khoảng cách giữa hai bản tụ tăng gấp hai lần thì điện tích của tụ điện
A. không thay đổi. B. tăng lên hai lần.
C. giảm hai lần. D. tăng lên bốn lần.
8. Năng lượng điện trường (1 câu)
]
Chọn câu đúng. Sau khi nạp điện, tụ điện có năng lượng, năng lượng đó tồn tại dưới dạng:
A. hóa năng.
B. cơ năng.
C. nhiệt năng.
D. năng lượng của điện trường trong tụ điện.

Tài liệu đính kèm:

  • docChuong I.doc