Giáo án giảng dạy môn Vật lý 11 - Bài 38: Hiện tượng cảm ứng điện từ. suất điện động cảm ứng

Giáo án giảng dạy môn Vật lý 11 - Bài 38: Hiện tượng cảm ứng điện từ. suất điện động cảm ứng

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

 Phát biểu được định nghĩa và ý nghĩa từ thông.

 Nắm được hiện tượng cảm ứng điện từ, dòng điện cảm ứng.

 Trình bày được định luật Faraday, định luật Lentz.

2. Kĩ năng:

 Nhận biết được sự xuất hiện của dòng điện cảm ứng trong mạch kín.

 Vận dụng được định luật Lentz xác định chiều dòng điện cảm ứng.

 

doc 5 trang Người đăng quocviet Lượt xem 4269Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án giảng dạy môn Vật lý 11 - Bài 38: Hiện tượng cảm ứng điện từ. suất điện động cảm ứng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Nguyên Đình Căng
Ngày soạn: 15/03/09
Tiết: 58-59
Bài 38: HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ. SUẤT ĐIỆN ĐỘNG CẢM ỨNG.
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
Phát biểu được định nghĩa và ý nghĩa từ thông.
Nắm được hiện tượng cảm ứng điện từ, dòng điện cảm ứng.
Trình bày được định luật Faraday, định luật Lentz.
2. Kĩ năng:
Nhận biết được sự xuất hiện của dòng điện cảm ứng trong mạch kín.
Vận dụng được định luật Lentz xác định chiều dòng điện cảm ứng.
Vận dụng được định luật Faraday tìm suất điện động cảm ứng.
II.CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Bài giảng trình chiếu powerpoint.
- Dụng cụ trình chiếu
- Nội dung ghi bảng:
Bài 38: HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ. SUẤT ĐIỆN ĐỘNG CẢM ỨNG.
1. Thí nghiệm:
a. TN1
b.TN2
2. Khái niệm từ thông:
a. Định nghĩa: F =BScosa 
b. Ý nghĩa từ thông: Từ thông qua diện tích S bằng số đường sức qua diện tích S được đặt vuông góc với đường sức.
c. Đơn vị từ thông: Trong hệ SI: Wb (đọc là vêbe)
iết 59:
3. Hiện tượng cảm ứng điện từ:
a. Dòng điện cảm ứng: (sgk/185)
b. Suất điện động cảm ứng:
Khi có sự biến đổi từ thông qua mặt giới hạn bởi một mạch kín thì trong mạch xuất hiện suất điện động cảm ứng.
Hiện tượng xuất hiện suất điện động cảm ứng đgl hiện tượng cảm ứng điện từ.
4. Chiều của dòng điện cảm ứng. Định luật Len-xơ:
a. Thí nghiệm
b. Nhận xét: 
c. Định luật Len-xơ: (sgk/186)
5. Định luật Faraday về cảm ứng điện từ:
a. Phát biểu định luật: (sgk)
 Dấu “ –“ biểu thị đ/l Len-xơ
Nếu mạch điện là một khung dây có N vòng dây thì:
F: Từ thông qua diện tích giới hạn bởi 1 vòng dây. 
2. Học sinh:
Ôn lại những kiến thức về hiện tượng cảm ứng điện từ đã học ở lớp 9. 
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tiết 58
Hoạt động 1: Giới thiệu vào bài. Tìm hiểu thí nghiệm
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- ĐVĐ: Như các em đã biết: Dòng điện sinh ra từ trường. Vậy từ trường có thể sinh ra dòng điện hay không? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài này. Ghi tên bài/tiết dạy lên bảng.
- Chiếu Slide thí nghiệm 1, yêu cầu HS trả lời: Khi nào xuất hiện dòng điện trong ống dây?
+ Số đường sức từ qua ống dây có thay đổi không?
+ Vậy ta kết luận được điều gì?
- Chiếu slide thí nghiệm 2, đặt câu hỏi: Khi di chuyển con chạy trong vòng dây xuất hiện dòng điện. Vì sao?
- Kết luận: Có sự thay đổi của số đường sức=> có dòng điện
- Nghe đặt vấn đề
- Quan sát thí nghiệm, trả lời: Dòng điện xuất hiện khi nam châm chuyển động so với ống dây
+Có thay đổi
+ Khi số đường sức qua ống dây thay đổi thì có dòng điện qua ống dây
- Quan sát thí nghiệm, trả lời: Khi con chạy di chuyển thì từ trường trong ống dây biến đổi=>số đường sức thay đổi=> có dòng điện trong vòng dây
Hoạt động 2:Tìm hiểu khái niệm từ thong
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-Thông báo cho HS công thức từ thông
F =BScosa (1)
F gọi là cảm ứng từ thông ( từ thông)
- Chiếu slide về các trường hợp của từ thông. Lưu ý cho HS: từ thông có thể âm hoặc dương tùy vào chiều của , để đơn giản người ta thường chọn sao cho F dương
- Dẫn: vậy từ thông có ý nghĩa như thế nào? Ta qua phần b 
+ Theo công thức (1), lấy a=0, S=1 thì F=?
+ Điều đó có nghĩa gì?
- Đưa ra kết luận: vậy người ta dung khái niệm từ thông để diễn tả số đường sức từ xuyên qua diện tích nào đó
- Yêu cầu HS trả lời câu C2
-Thông báo cho HS đơn vị của từ thông là: Wb
- Ghi nhận kiến thức, ghi công thức vào vở
- Ghi nhận các trường hợp
+ F = B
+ Từ thông qua diện tích S bằng số đường sức từ xuyên qua diện tích S đặt vuông góc với đường sức
- Ghi nhận kiến thức
- Chỉ đúng trong trường hợp S đặt vuông góc với các đường sức từ
Tiết 59
Hoạt động 1: Tìm hiểu hiện tượng cảm ứng điện từ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Dẫn: Hôm trước ta đa đi tìm hiểu xong khái niệm từ thông, hôm nay ta tiếp tục đi tìm hiểu phần còn lại để làm rõ yêu cầu của bài
Đặt câu hỏi:
+ Trong thí nghiệm 1,2 khi nào thì có dòng điện trong ống dây(hay vòng dây)?
+ Mà đại lượng nào diễn tả số đường sức từ 
+ Vậy ta có thể kết luận được gì?
- Kết luận: Khi có sự biến đổi từ thông qua mạch kín thì trong mạch xuất hiện dòng điện.Dòng điện đó gọi là dòng điện cảm ứng.
- Hỏi: trong mạch xuất hiện dòng điện thì phải tồn tại cái gì để sinh ra dòng điện đó?
+ Vậy suất điện động cảm ứng xuất hiện khi nào?
- thông báo : hiện tượng xuất hiện suất điện động cảm ứng gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ
- trả lời:
+ Khi có sự thay đổi số đường sức từ qua ống dây( hay vòng dây)
+Từ thông
+ Khi có sự thay đổi từ thông qua mạch kín thì xuất hiện dòng điện
- Ghi vào vở
- Suất điện động. Gọi là Sdđ cảm ứng
- Khi có sự biến đổi từ thông qua mặt giói hạn bởi một mạch kín thì trong mạch xuất hiện suất điện động cảm ứng
Hoạt động 2: Tìm hiểu chiều của dòng điện cảm ứng. Định luật Len-xơ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Đưa ra sự tương ứng giữa chiều dòng điện và phía lệch của kim điện kế. Chiếu các slide thí nghiệm về chiều của dòng điện cảm ứng
Đặt các câu hỏi trong khi chiếu slide:
+ Nhìn kim điện kế cho biết chiều của dòng điện cảm ứng?
+ Cảm ứng từ của nam châm hướng như thế nào?
+ Từ thông qua ống dây tăng hay giảm?
+ Chiều của cảm ứng từ của dòng điện cảm ứng như thế nào?
+ Cảm ứng từ BC có chiều thế nào?
-Kết luận: cảm ứng từ BC có chiều chống lại sự biến đổi từ thông. 
+ Vậy em nào có thể đưa ra kết luận về chiều dòng điện cảm ứng?
- Khẳng định lại nội dung định luật
- tiếp thu và ghi nhớ
+ trả lời theo ý hiểu
+ trả lời theo thí nghiệm trên màn chiếu
+ Trả lời tùy vào các trường hợp trên màn chiếu
+ trả lời tùy theo các trường hợp
+ Tùy theo các trường hợp trả lời
+ Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường do nó sinh ra có tác dụng chống lại nguyên nhân đã sinh ra nó
Hoạt động 3: Tìm hiểu định luật Fa-ra-day.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Thông báo nội dung định luật:
Thực nghiệm chứng tỏ rằng: suất điện động cảm ứng tron mạch kín tỉ lệ với tốc độ biến thiên của từ thông qua mạch: 
êecú = k êú
Trong hệ SI : k=1 Þ theo định luật Len-xơ thì:
ec = - dấu trừ biểu thị đ/l Len –xơ.
+ Nếu mạch là khung dây có N vòng thi sao?
Chép vào vở, ghi nhớ nội dung định luật 
+ ec = - N 
Hoạt động 4: Củng cố, vận dụng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Nhắc lại kiến thức trọng tâm của bài
- Chiếu slide trắc nghiệm, yêu cầu HS chọn phương án đúng
- Yêu cầu HS về làm bài 4,5,6(SGK/Tr 188)
- Củng cố, ghi nhớ 
- Thảo luận chọn phương án, trả lời.
- Đánh dấu bt về nhà
IV. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 38 Hien tuong cam ung dien tu.doc