I. MỤC TIÊU
Kiến thức:
- Trình bày được khái niệm điện tích điểm, đặc điểm tương tác giữa các điện tích, nội dung định luật Cu-lông, ý nghĩa của hằng số điện môi.
- Lấy được ví dụ về tương tác giữa các vật được coi là chất điểm.
- Biết về cấu tạo và hoạt động của cân xoắn.
Kĩ năng:
- Xác định phương chiều của lực Cu-lông tương tác giữa các điện tích điểm.
- Giải bài toán ứng tương tác tĩnh điện.
- Làm vật nhiễm điện do cọ xát.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên:
1. Xem SGK vật lý 7 và 9 để biết HS đã học gì ở THCS.
2. Chuẩn bị câu hỏi hoặc phiếu câu hỏi sau đây:
P HẦN MỘT ĐIỆN TỪ HỌC Chương I: ĐIỆN TÍCH. ĐIỆN TRƯỜNG. Bài 1. ĐỊNH LUẬT CU – LÔNG. Ngêi so¹n: TrÇn V¨n §¹t Ngµy so¹n: 15/8/2009 MỤC TIÊU Kiến thức: Trình bày được khái niệm điện tích điểm, đặc điểm tương tác giữa các điện tích, nội dung định luật Cu-lông, ý nghĩa của hằng số điện môi. Lấy được ví dụ về tương tác giữa các vật được coi là chất điểm. Biết về cấu tạo và hoạt động của cân xoắn. Kĩ năng: Xác định phương chiều của lực Cu-lông tương tác giữa các điện tích điểm. Giải bài toán ứng tương tác tĩnh điện. Làm vật nhiễm điện do cọ xát. CHUẨN BỊ Giáo viên: Xem SGK vật lý 7 và 9 để biết HS đã học gì ở THCS. Chuẩn bị câu hỏi hoặc phiếu câu hỏi sau đây: Phiếu học tập 1 (PC1) - Nêu ví dụ về cách nhiễm điện cho vật. - Biểu hiện của vật bị nhiễm điện. TL1: - Cọ xát thước nhựa lên tóc, thước nhựa có thể hút được các mẩu giấy nhỏ. - Biểu hiện của vật bị nhiễm điện là có khả năng hút được các vật nhẹ Phiếu học tập 2 (PC2) - Điện tích điểm là gì? - Trong điều kiện nào thì vật được coi là điện tích điểm? TL2: - Điện tích điểm là điện tích được coi như tập trung tại một điểm. - Nếu kính thước của vật nhiễm điện rất nhỏ so với khoảng cách tới điểm mà ta xét thì vật được coi là điện tích điểm. Phiếu học tập 3 (PC3) - Có mấy loại điện tích? - Nêu đặc điểm về hướng của lực tương tác giữa các điện tích. TL3: - Có hai loại điện tích là: điện tích dương và điện điện tích âm. - Các điện tích cùng loại thì đẩy nhau, các điện tích khác loại thì hút nhau. Phiếu học tập 4 (PC4) - Xác định phương chiều của lực tác dụng lên các điện tích trong các trường hợp: Å y y y - Nêu đặc điểm độ lớn lực tương tác giữa 2 điện tích điểm? - Biểu thức của định luật Cu-lông và ý nghĩa của các đại lượng ? TL4: - Đặc điểm độ lớn lực tương tác giữa hai điện tích điểm là: tỉ lệ với tích độ lớn hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. - Biểu thức định luật Coulomb: Phiếu học tập 5 (PC5) - Điện môi là gì? - Hằng số điện môi cho biết điều gì? TL5: - Điện môi là chất không cho dòng điện chay qua (không có điện tích tự do bên trong). - Hằng số điện môi cho biết lực tương tác giữa các điện tích giảm bao nhiêu lần so với lực tương tác giữa các điện tích đó trong chân không. Phiếu học tập 6 (PC6): có thể ứng dụng CNTT hoặc dùng bản trong 1. Trong những cách sau cách nào có thể làm nhiễm điện cho một vật? A. Cọ chiếc vỏ bút lên tóc; B. Đặt một nhanh nhựa gần một vật đã nhiễm điện; C. Đặt một vật gần nguồn điện; D. Cho một vật tiếp xúc với viên pin. 2. Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào không liên quan đến nhiễm điện? A. Về mùa đông lược dính rất nhiều tóc khi chải đầu; B. Chim thường xù lông về mùa rét; C. Ôtô chở nhiên liệu thường thả một sợi dây xích sắt kéo lê trên mặt đường; D. Sét giữa các đám mây. 3. Điện tích điểm là A. vật có kích thước rất nhỏ. B. điện tích coi như tập trung tại một điểm. C. vật chứa rất ít điện tích. D. điểm phát ra điện tích. 4. Về sự tương tác điện, trong các nhận định dưới đây, nhận định sai là A. Các điện tích cùng loại thì đẩy nhau. B. Các điện tích khác loại thì hút nhau. C. Hai thanh nhựa giống nhau, sau khi cọ xát với len dạ, nếu đưa lại gần thì chúng sẽ hút nhau. D. Hai thanh thủy tinh sau khi cọ xát vào lụa, nếu đưa lại gần nhau thì chúng sẽ đẩy nhau. 5. Khi khoảng cách giữa hai điện tích điểm trong chân không giảm xuống 2 lần thì độ lớn lực Cu – lông A. tăng 4 lần. B. tăng 2 lần. C. giảm 4 lần. D. giảm 4 lần. 6. Nhận xét không đúng về điện môi là: A. Điện môi là môi trường cách điện. B. Hằng số điện môi của chân không bằng 1. C. Hằng số điện môi của một môi trường cho biết lực tương tác giữa các điện tích trong môi trường đó nhỏ hơn so với khi chúng đặt trong chân không bao nhiêu lần. D. Hằng số điện môi có thể nhỏ hơn 1. 7. Có thể áp dụng định luật Cu – lông để tính lực tương tác trong trường hợp A. tương tác giữa hai thanh thủy tinh nhiễm đặt gần nhau. B. tương tác giữa một thanh thủy tinh và một thanh nhựa nhiễm điện đặt gần nhau. C. tương tác giữa hai quả cầu nhỏ tích điện đặt xa nhau. D. tương tác điện giữa một thanh thủy tinh và một quả cầu lớn đặt gần nhau. 8. Cho 2 điện tích có độ lớn không đổi, đặt cách nhau một khoảng không đổi. Lực tương tác giữa chúng sẽ lớn nhất khi đặt trong A. chân không. B. nước nguyên chất. C. dầu hỏa. D. không khí ở điều kiện tiêu chuẩn. 9. Sẽ không có ý nghĩa khi ta nói về hằng số điện môi của A. hắc ín ( nhựa đường). B. nhựa trong. C. Thủy tinh. D. nhôm. TL6: Đáp án Câu 1: A; Câu 2: A; Câu 3:A; Câu 4:A; Câu 5: A; Câu 6:A; Câu 7: A; Câu 8: A; Câu 9: A . Phiếu học tập 7 (PC7) 1. Hai điện tích điểm trái dấu có cùng độ lớn 10-4/3 C đặt cách nhau 1 m trong parafin có điện môi bằng 2 thì chúng A. hút nhau một lực 0,5 N. B. hút nhau một lực 5 N. C. đẩy nhau một lực 5N. D. đẩy nhau một lực 0,5 N. 2. Hai điện tích điểm cùng độ lớn 10-4 C đặt trong chân không, để tương tác nhau bằng lực có độ lớn 10-3 N thì chúng phải đặt cách nhau A. 30000 m. B. 300 m. C. 90000 m. D. 900 m. 3. Hai điện tích điểm được đặt cố định và cách điện trong một bình không khí thì hút nhau 1 lực là 21 N. Nếu đổ đầy dầu hỏa có hằng số điện môi 2,1 vào bình thì hai điện tích đó sẽ A. hút nhau 1 lực bằng 10 N. B. đẩy nhau một lực bằng 10 N. C. hút nhau một lực bằng 44,1 N. D. đẩy nhau 1 lực bằng 44,1 N. 4. Hai điện tích điểm đặt cách nhau 100 cm trong parafin có hằng số điện môi bằng 2 thì tương tác với nhau bằng lực 8 N. Nêu chúng được đặt cách nhau 50 cm trong chân không thì tương tác nhau bằng lực có độ lớn là A. 1 N. B. 2 N. C. 8 N. D. 48 N. 5. Hai điện tích điểm cùng độ lớn được đặt cách nhau 1 m trong nước nguyên chất tương tác với nhau một lực bằng 10 N. Nước nguyên chất có hằng số điện môi bằng 81. Độ lớn của mỗi điện tích là A. 9 C. B. 9.10-8 C. C. 0,3 mC. D. 10-3 C. TL7: Đáp án: Câu 1: B; Câu 2: B; Câu 3: A; Câu 4: A; Câu 5: C. 3. Gợi ý ứng dụng công nghệ thông tin (UD): Mô phỏng các hiện tượng nhiễm điện, sự tương tác điện,... 4. Nội dung ghi bảng (ghi tóm tắt in thức SGK theo các đầu mục); HS tự ghi chép các nội dung trên bảng và những điều cần thiết cho họ: Bài 1. Định luật Cu-lông I. Tương tác giữa hai điện tích điểm 1.Nhận xét... 2. Kết luận.. II. Định luật Cu-lông 1.Đặc điểm của lực tương tác: Độ lớn và hướng? 2. Định luật... 3. Biểu thức... 4. Điện môi.... Học sinh: Ôn tập kiến thức đã học về điện tích ở THCS. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động 1 (... phút): Ôn tập kiến thức về điện tích. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Trả lời câu hỏi PC1. - Đọc SGK mục I.2, tìm hiểu và trả lời câu hỏi PC2, PC3. - Trả lời C1. - Nhận xét câu trả lời của bạn - Nêu câu hỏi PC1. - Cho HS đọc SGK, nêu câu hỏi PC2, PC3. - Gợi ý HS trả lời. - Nêu câu hỏi C1. - Gợi ý trả lời, khẳng định các ý cơ bản của mục I. Hoạt động 2 (... phút): Nghiên cứu về tương tác giữa hai điện tích điểm. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Xác định phương chiều của lực Cu–lông, thực hiện theo PC4. - Đọc SGK, tìm hiểu trả lời câu hỏi ý 2, 3 PC4 về đặc điểm độ lớn của lực Cu-lông. - Trả lời câu hỏi C2. - Đọc SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi về điện môi và hằng số điện môi. - Trả lời câu hỏi C3. - Giao nhiệm vụ cho HS theo PC4. - Theo dõi, nhận xét HS vẽ hình - Nêu câu hỏi ý 2, 3 phiếu PC4. - Nêu câu hỏi C2. - Nêu câu hỏi PC5, gợi ý trả lời. - Nêu câu hỏi C3. - Nhận xét, đánh giá các câu trả lời của HS. Hoạt động 3 (... phút): Vận dụng, củng cố. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Thảo luận, trả lời câu hỏi theo phiếu PC6 - Nhận xét câu trả lời của bạn - Ghi nhận: Định luật Cu-lông, biểu thức và đơn vị các đại lượng trong biểu thức. - Cho HS thảo luận theo PC6. - Nhận xét, đánh giá, nhấn mạnh kiến thức trong bài. Hoạt động 4 (... phút): Giao nhiệm vụ về nhà. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Ghi bài tập về nhà. - Ghi bài tập làm thêm. - Ghi chuẩn bị cho bài sau. - Cho bài tập trong SGK: bài tập 5 đến 8 (trang 9). - Bài thêm: Phiếu PC7. - Dặn dò HS chuẩn bị bài sau. Bài 2. THUYẾT ELECTRON – ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH MỤC TIÊU: Kiến thức: Trình bày được nội dung thuyết electron, nội dung định luật bảo toàn điện tích. Lấy được ví dụ về các cách nhiễm điện. Biết cách làm nhiễm điện các vật. Kĩ năng: Vận dụng thuyết electron giải thích được các hiện tượng nhiễm điện. Giải bài toán ứng tương tác tĩnh điện. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Xem SGK vật lý 7 để biết HS đã học gì ở THCS. Chuẩn bị phiếu: Phiếu học tập 1 (PC1) - Nêu cấu tạo nguyên tử về phương diện điện? - Đặc điểm của electron, proton và notron? TL1: - Cấu tạo nguyên tử về phương diện điện + Gồm hạt nhân mang điện dương ở trung tâm. + Các electron mang điện âm chuyển động xung quanh. + Hạt nhân có cấu tạo từ 2 loại hạt là proton mang điện dương và notron không mang điện. - Đặc điểm của electron và proton + Electron: me = 9,1.10-31 kg; điện tích – 1,6.10-19 C. + Proton: mp = 1,67.10-27 kg; điện tích + 1,6.10-19 C. - Trong nguyên tử số proton bằng số electron, nguyên tử trung hòa về điện. Phiếu học tập 2 (PC2) - Điện tích nguyên tố là gì? - Thế nào là ion dương, ion âm? TL2: - Điện tích của electron và proton gọi là điện tích nguyên tố. - Về ion dương và ion âm. + Nếu nguyên tử bị mất đi electron, nó trở thành hạt mang điện âm, gọi là ion dương. +Nếu nguyên tử nhận thêm electron, nó trở thành hạt mang điện âm, gọi là ion âm. Phiếu học tập 3 (PC3) - Nếu nguyên tử Fe thiếu 3 electron nó mang điện lượng là bao nhiêu? - Nguyên tử C nếu mất 1 electron sẽ trở thành ion âm hay ion dương? - Ion Al3+ nếu nhận thêm 4 electron thì trở thành ion dương hay âm? TL3: - là; + 3.1,6.10-19 C. - ion dương. - ion âm. Phiếu học tập 4 (PC4) - Thế nào là chất dẫn điện? Thế nào là chất cách điện? - Ở lớp 7 đã học thế nào là chất dẫn điện? thế nào là chất cách điện? So với định nghĩa ở lớp 10 các định nghĩa có bản chất khác nhau không? - Lấy ví dụ về chất dẫn điện và chất cách điện. TL4: - Về chất dẫn điện và chất cách điện + Chất dẫn điện là chất có chứa các điện tích tự do. + Chất dẫn điện là chất không chứa điện tích tự do. - Ở lớp 7: + Chất dẫn điện là chất cho dòng điện chạy qua. + Chất cách điện là chất không cho dòng điện chạy qua. Định nghĩa ở lớp 10 đã nêu được bản chất hiện tượng. - Ví dụ: HS tự lấy. Phiếu học tập 5 (PC5) - Giải thích hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng? - Giải thích hiện tượng nhiễm điện do tiếp xúc? TL5: - Quả cầu mang điện sẽ đẩy hoặc hút các electron tự trong thanh kim loại làm hai đầu thanh kim loại tích điện trái dấu. - Điện tích ở chỗ tiếp xúc sẽ chuyển từ vật này sang vật khác. Phiếu học tập 6 (PC6): - Nêu nội dung định luật bảo toàn điện tích. - Nếu một hệ hai vật cô lập về điện, ban đầu trung hòa về điện. Sau đó vật 1 nhiễm điện +10 C. Vật 2 nhiễm điện gì? Giá trị bao nhiêu? TL6: - Trong hệ cô lập về điện, tổng đại số điện tích là không đổi. - Vật 2 nhiễm điện – 10 C. Phiếu học tập 7 (PC7): có thể ứng dụng CNTT hoặc dùng bản trong 1. Xét cấu t ... ): Tìm hiểu sự tạo ảnh qua kính hiển vi và vẽ ảnh. Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - Đọc SGK mục II, trả lời các câu hỏi PC2. - Trả lời C1. - Vẽ ảnh qua kính hiển vi. - Nêu câu hỏi PC2. - Nêu câu hỏi C1. - Hướng dẫn HS vẽ ảnh qua kính hiển vi. Hoạt động 4 (10 phút): Xây dựng công thức độ bội giác qua kính hiển vi. Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - Trả lời các câu hỏi PC3. - Làm việc theo hướng dẫn. - Nêu câu hỏi PC3. - Hướng dẫn HS lập công thức. Hoạt động 5 (7 phút): Vận dụng, củng cố. Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - Thảo luận, trả lời câu hỏi theo phiếu PC4. - Nhận xét câu trả lời của bạn. - Cho HS thảo luận theo PC4. - Nhận xét, đánh giá nhấn mạnh kiến thức trong bài. Hoạt động 6 (3 phút): Giao nhiệm vụ về nhà. Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - Ghi bài tập về nhà. - Ghi chuẩn bị cho bài sau. - Cho bài tập trong SGK: bài tập 6 đến 9 (trang 243). - Dặn dò HS chuẩn bị bài sau. Bài 34(tiÕt 66). KÍNH THIÊN VĂN Ngµy so¹n: 20/4/2010 MỤC TIÊU: Kiến thức: Nêu được công dụng và cấu tạo của kính thiên vân, chức năng từng bộ phận của nó. Mô tả được sự tạo thành ảnh của kính thiên văn. Lập được công thức xác định độ bội giác khi ngắm chừng ở vô cực. Kĩ năng: Nhận dạng kính thiên văn quang học. Vẽ ảnh qua kính thiên văn. Giải các bài tập liên quan đến kính thiên văn. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Phấn màu, thước kẻ. Kính thiên văn. Chuẩn bị phiếu: (PC1)- Nêu công dụng của kính thiên văn. - Nêu cấu tạo và tác dụng của các bộ phận của kính thiên văn. TL1:- Công dụng của kính thiên văn là: hỗ trợ cho mắt để quan sát những vật ở rất xa bằng cách tăng góc trông. - Cấu tạo va chức năng các bộ phận của kính thiên văn: + Vật kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự dài. Nó có tác dụng tạo ra ảnh thật của vật tại tiêu điểm của vật kính. + Thị kính là một kính lúp, có tác dụng quan sát ảnh tạo bởi vật kính với vai trò như một kính lúp. + Khoảng cách giữa thị kính và vật kính có thể thay đổi được. (PC2)- Trình bày về sự tạo ảnh qua kính thiên văn. TL2:- Vật cần quan sát ở ra xa qua vật kính cho ảnh thật hiện lên ở tiêu điểm. Qua thị kính ta thu được một ảnh ảo có góc trông tăng lên đáng kể. (PC3)- Thành lập công thức độ bội giác ảnh qua kính thiên văn. TL3:- Ta có tgα0 = A’B’/ f1; tgα = A’’B’’/( | d’2 | + l) nên có: G =[A’’B’’/( | d’2 | + l)]/[ A’B’/ f1] =(A”B”/ A’B’)(f1/( | d’2 | + l) à (PC4)- Lập công thức tính độ bội giác khi ngắm chừng ở vô cực. TL4:- Ta có tgα0 = A’B’/ f1; tgα = A’B’/f2 à (PC5): có thể ứng dụng CNTT 1. Nhận định nào sau đây không đúng về kính thiên văn? A. Kính thiên văn là quang cụ bổ trợ cho mắt để quan sát những vật ở rất xa; B. Vật kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự lớn; C. Thị kính là một kính lúp; D. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính được cố định. 2. Chức năng của thị kính ở kính thiên văn là A. tạo ra một ảnh thật của vật tại tiêu điểm của nó. B. dùng để quan sát vật với vai trò như kính lúp. C. dùng để quan sát ảnh tạo bởi vật kính với vai trò như một kính lúp. D. chiếu sáng cho vật cần quan sát. 3. Qua vật kính của kính thiên văn, ảnh của vật hiện ở A. tiêu điểm vật của vật kính. B. tiêu điểm ảnh của vật kính. C. tiêu điểm vật của thị kính. D. tiêu điểm ảnh của thị kính. 4. Khi ngắm chừng ở vô cực qua kính thiên văn thì phải điều chỉnh khoảng cách giữa vật kính và thị kính bằng A. tổng tiêu cự của chúng. B. hai lần tiêu cự của vật kính. C. hai lần tiêu cự của thị kính. D. tiêu cự của vật kính. 5. Khi ngắm chừng ở vô cực qua kính thiên văn, độ bội giác phụ thuộc vào A. tiêu cự của vật kính và tiêu cự của thị kính. B. tiêu cự của vật kính và khoảng cách giữa hai kính. C. tiêu cự của thị kính và khoảng cách giữa hai kính. D. tiêu cự của hai kính và khoảng cách từ tiêu điểm ảnh của vật kính và tiêu điểm vật của thị kính. 6. Khi một người mắtn tốt quan trong trạng thái không điều tiết một vật ở rất xa qua kính thiên văn, nhận định nào sau đây không đúng? A. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính bằng tổng tiêu cự hai kính; B. Ảnh qua vật kính nằm đúng tại tiêu điểm vật của thị kính; C. Tiêu điểm ảnh của thị kính trùng với tiêu điểm vật của thị kính; D. Ảnh của hệ kính nằm ở tiêu điểm vật của vật kính. 7. Một kính thiên văn vật kính có tiêu cự 1,6 m, thị kính có tiêu cự 10 cm. Một người mắt tốt quan sát trong trạng thái không điều tiết để nhìn vật ở rất xa qua kính thì phải chỉnh sao cho khoảng cách giữa vật kính và thị kính là A. 170 cm. B. 11,6 cm. C. 160 cm. D. 150 cm. 8. Một người mắt không có tật quan sát vật ở rất xa qua một kính thiên văn vật kính có tiêu cự 6 cm, thị kính có tiêu cự 90 cm trong trạng thái không điều tiết thì độ bội giác của ảnh là A. 15. B. 540. C. 96. D. chưa đủ dữ kiện để xác định. 9. Một người phải điều chỉnh khoảng cách giữa vật kính và thị kính của kính thiên văn là 88 cm để ngắm chừng ở vô cực. Khi đó, ảnh có độ bội giác là 10. Tiêu cự của vật kính và thị kính lần lượt là A. 80 cm và 8 cm. B. 8 cm và 80 cm. C. 79,2 cm và 8,8 cm. D. 8,8 cm và 79,2 cm. 10. Một kính thiên văn vật kính có tiêu cự 100cm, thị kính có tiêu cự 5 cm đang được bố trí đồng trục cách nhau 95 cm. Một người mắt tốt muốn quan sát vật ở rất xa trong trạng thái không điều tiết thì người đó phải chỉnh thị kính A. ra xa thị kính thêm 5 cm. B. ra xa thị kính thêm 10 cm. C. lại gần thị kính thêm 5 cm. D. lại gần thị kính thêm 10 cm. TL7: Đáp án:Câu 1: D; Câu 2: C; Câu 3: B; Câu 4: A; Câu 5: A; Câu 6: D; Câu 7: A; Câu 8: A; Câu 9: A; Câu 10: B. Học sinh:- Chuẩn bị bài mới. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động 1 (5 phút): Kiểm tra bài cũ. Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - Trả lời miệng. Nªu c©u hái. Hoạt động 2 (7 phút): Tìm hiểu công dụng và cấu tạo của kính thiên văn. Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - Đọc SGK mục I, tìm hiểu và trả lời câu hỏi PC1. - Cho HS đọc SGK, nêu câu hỏi PC1. Hoạt động 3 (10 phút): Mô tả và vẽ sự tạo thành ảnh qua kính thiên văn. Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - Trả lời các câu hỏi PC2. - Làm việc theo hướng dẫn. - Trả lời C1. - Nhận xét câu trả lời của bạn. - Dùng phiếu PC2 nêu câu hỏi. - Hướng dẫn HS trả lời và dựng hình. - Nêu câu hỏi C1. - Đánh giá ý kiến học sinh và tổng kết mục. Hoạt động 4 (10 phút): Xây dựng công thức tính độ bội giác qua kính thiên văn. Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - Trả lời các câu hỏi PC3. - Làm việc theo hướng dẫn để trả lời PC3. - Làm việc theo nhóm để trả lới PC4. - Nêu câu hỏi PC3. - Hướng dẫn HS lập công thức. - Dùng phiếu PC4 nêu câu hỏi. Hoạt động 5 (5phút): Vận dụng, củng cố. Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - Thảo luận, trả lời câu hỏi theo phiếu PC5. - Nhận xét câu trả lời của bạn. - Cho HS thảo luận theo PC5. - Nhận xét, đánh giá nhấn mạnh kiến thức trong bài. Hoạt động 6 (3 phút): Giao nhiệm vụ về nhà. Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - Ghi bài tập về nhà. - Ghi chuẩn bị cho bài sau. - Cho bài tập trong SGK: bài tập 5 đến 7 (trang 247). - Dặn dò HS chuẩn bị bài sau. Bài 35(tiÕt 68-69). THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH TIÊU CỰ THẤU KÍNH PHÂN KÌ Ngµy so¹n: 20/5/2010 MỤC TIÊU: Kiến thức: Biết được phương pháp xác định tiêu cự của thấu kính phân kì băng cách ghép nó đồng trục với một thấu kính hội tụ để tạo ra ảnh thật của vật qua thấu kính hội tụ. Kĩ năng: Sử dụng giá quang học để xác định tiêu cự của thấu kính phân kì. CHUẨN BỊ: Giáo viên: 6 bộ thí nghiệm xác định tiêu cự của thấu kính phân kì. Chuẩn bị phiếu: Phiếu học tập 1 (PC1) - Có thể xác định trực tiếp tiêu cự của thấu kính phân kì bằng thức được không? Vì sao? TL1: - Không thể xác định trực tiếp được bằng thước vì không xác định được vị trí ảnh ảo của nó để xác định d’. Phiếu học tập 2 (PC2) - Trình bày phương án xác định tiêu cự của thấu kính phân kì bằng hệ đồng trục với thấu kính hội tụ. TL2: - Qua hệ thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì xác định vị trí ảnh ảnh thật qua hệ, sau đó dựa vào công thức kính để tính tiêu cự thấu kính phân kì. Phiếu học tập 3 (PC3) - Để tiến hành thí nghiệm theo phương án trên cần có những dụng cụ gì? TL3:- Cần có: thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì, vật thật, đèn chiếu, giá quang học, màn chắn. Phiếu học tập 4 (PC4) - Có thể bố trí để tạo ảnh thật qua hệ theo mấy cách? là những cách nào? TL4:- Có 2 cách bố trí hệ để tạo ảnh thật: + Cách 1: Bố trí theo thứ tự vật, thấu kính hội tụ tạo ảnh thật rồi đến thấu kính phân kì cho ảnh thật tiếp theo trên màn. + Cách 2: Bố trí theo thứ tự vật, thấu kính phân kì tạo ảnh ảo rồi đến thấu kính hội tụ cho ảnh thật tiếp theo trên màn. Phiếu học tập 5 (PC5): có thể ứng dụng CNTT hoặc dùng bản trong 1. Trong thí nghiệm xác định tiêu cự của thấu kính phân kì, có thể không dùng dụng cụ nào sau đây? A. thước đo chiều dài; B. thấu kính hội tụ; C. vật thật; D. giá đỡ thí nghiệm. 2. Trong thí nghiệm xác định tiêu cự của thấu kính phân kì, thứ tự sắp xếp các dụng cụ trên giá đỡ là A. vật, thấu kính phân kì, thấu kính hội tụ, màn hứng ảnh. B. vật, màn hứng ảnh, thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì. C. thấu kính hội tụ, vật, thấu kính phân kì, màn hứng ảnh. D. thấu kính phân kì, vật, thấu kính hội tụ, màn hứng ảnh. 3. Khi đo tiêu cự của thấu kính phân kì, đại lượng nào sau đây không cần xác định với độ chính xác cao? A. khoảng cách từ vật đến thấu kính phân kì; B. khoảng cách từ thấu kính phân kì đến thấu kính hội tụ; C. khoảng cách từ thấu kính hội tụ đến màn hứng ảnh; D. hiệu điện thế hai đầu đèn chiếu. TL5: Đáp án: Câu 1: D; Câu 2: A; Câu 3: D. Học sinh: - Nghiên cứu kĩ hướng dẫn. - Chuẩn bị báo cáo. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động 1 (15 phút): Xây dựng phương án thí nghiệm. Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - Thảo luận nhóm thí nghiệm, tìm hiểu và trả lời câu hỏi PC1; PC2. - Nhận xét câu trả lời của bạn. - Trả lời C1. - Thảo luận nhóm, trả lời PC3, PC4. - Cho HS đọc SGK, nêu câu hỏi PC1; PC2. - Gợi ý HS trả lời. - Nêu câu hỏi C1. - Nêu câu hỏi trong các phiếu PC3, PC4. Hoạt động 2 (30 phút): Tiến hành thí nghiệm. Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - Bố trí giá quang học. - Lắp các thiết bị theo sơ đồ. - Kiểm tra thí nghiệm. - Bật nguồn điện, bật đèn. - Điều chỉnh hệ để thu được ảnh rõ nét. - Đo các khoảng cách cần thiết. - Ghi số liệu. - Nhắc nhở HS đảm bảo an toàn trong thí nghiệm. - Quan sát các nhóm thí nghiệm. - Hướng dẫn HS nếu cần. - Kiểm tra các thành viên trong nhóm về phương án thí nghiệm của nhóm. Hoạt động 3 (30 phút): Hoàn thành và nộp báo cáo. Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - Tính toán, nhận xét hoàn thành báo cáo. - Nộp báo cáo. - Thu dọn thiết bị thí nghiệm. - Hướng dẫn hoàn thành báo cáo. - Thu báo cáo. - Nhắc HS thu dọn thí nghiệm. Hoạt động 5 (15phút): Vận dụng, củng cố. Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - Thảo luận, trả lời câu hỏi theo phiếu PC5. - Nhận xét câu trả lời của bạn. - Cho HS thảo luận theo PC5. - Nhận xét, rút kinh nghiệm về bài thực hành.
Tài liệu đính kèm: